Một bộ phim truyền hình cổ trang kể về những cuộc đấu đá hậu cung thế kỷ
17 được khán giả Đài Loan yêu thích, nhưng cách kịch bản xoáy vào dã
tâm con người khiến các nhà chức trách văn hóa Trung Quốc phật lòng.
Hậu cung: Chân Hoàn truyện là một bộ phim có bối cảnh Thanh
triều, với các nhân vật là các cung phi tranh giành sự sủng ái của hoàng
đế. Nhân vật chính là Chân Hoàn, từ một cô gái ngây thơ, không màng
chuyện tranh đua, và quá trình biến đổi của cô, tới ngày cô ngồi trên
ghế Hoàng thái hậu quyền uy. Sau khi những âm mưu trong cung khiến cô bị
sảy thai, Chân Hoàn đã buộc phải bước vào cuộc chiến để báo thù cho
những người thân của cô bị người khác hãm hại.
Quá trình biến đổi của Chân Hoàn từ một cô gái ngây thơ trở thành Hoàng thái hậu
Ở cả Đại lục và Đài Loan, khan giả hâm mộ
Chân Hoàn cho rằng
những lời thoại trong phim vẫn có thể áp dụng cho những cuộc cạnh tranh
thăng tiến công sở ngày nay. “Nếu muốn tồn tại trong cung, phải hiểu tâm
tư Hoàng thượng. Nếu muốn sống sót, phải hiểu tâm tư những người đàn bà
khác” – đây là một lời thoại được nhiều người nhắc lại.
Lưu Liêm Tử, 28 tuổi, là tác giả kịch bản dài 76 tập dựa theo tiểu thuyết mạng cùng tên của cô.
Chân Hoàn gần
như cũng tượng trưng cho những trải nghiệm đưa tiểu thuyết của mình tới
khán giả trên mạng của cô, trong đó cô phải cạnh tranh với hàng ngàn
tác giả tiểu thuyết mạng khác. Kho tiểu thuyết trực tuyến của Trung Quốc
rất đồ sộ, và sự ưu ái của các độc giả phần lớn là nữ chính là thước đo
thành công của một tiểu thuyết.
“Mạng internet đã xóa bỏ những
yếu tố bên ngoài từ lâu đã hạn chế công việc của phụ nữ… ai ngờ rằng,
một người phụ nữ, khi không còn bị ép im lặng nữa, có thể kể một câu
chuyện bóp méo cách nhìn nhận lịch sử của chúng ta tới vậy?” nhà văn
Tzeng Yuan viết trên tờ
China Times.
Nhân viên văn
phòng Đài Loan, Chiu Ying, cho biết, cô bị cuốn vào cuộc chiến cung đình
trong phim vì “những sự tranh đua đó không khác tranh đua trong công sở
là mấy.”
“Chân Hoàn đã phải chịu nhiều đau khổ để có được chiếc
ghế cao nhất, phải đối mặt với sự đố kỵ và ghen tuông của hoàng hậu,
rồi chịu đựng sự đa nghi và độc ác của hoàng đế,” cô nói.
Bộ
phim cũng thu hút người xem với những trang phục và cảnh phim đẹp, những
bài học về thơ từ, phép tắc trong cung và y thuật thời xưa. Lượng bán
hương liệu và nước hoa Trung Quốc được đã tăng vọt vì trong phim, nhiều
cung phim sử dụng một loại hương liệu có thể dẫn đến sảy thai.
Bộ phim được ưa chuộng một phần vì trang phục đẹp
Bộ phim đã tạo ra hiện tượng nhiều người muốn bắt chước các nhân vật
trong phim, khiến các nhà chức trách Trung Quốc không khỏi lo lắng.
Lin
Hsi-hui, chủ tịch Hiệp hội Truyền thông Đài Loan cho biết những đối tác
Đại lục đã chia sẻ rằng cách nhà chức trách lo lắng những khán giả trẻ
tuổi sẽ học những cách làm việc không minh bạch từ những bộ phim như thế
này.
Họ cho rằng những mưu mô trong phim quá dễ dàng có thể
được áp dụng trong bối cảnh kinh tế đầy cạnh tranh của Trung Quốc hiện
giờ.
Một phần chính vì
Chân Hoàn, các nhà chức trách Trung Quốc đã hạn chế số phim cổ trang được công chiếu vào năm sau xuống 10 phim.
Cục
quản lý Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc đã không đưa ra
lời bình luận nào về thực hư của luật hạn chế này. Tuy thế, một cán bộ,
Vương Vệ Bình, đã được tờ
People’s Daily trích là đã gọi những cuộc thảo luận về điều luật này là “phỏng đoán”
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Washington Post
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi