Cảnh trong Rooftop Prince
Thái tử nhìn những người khách đó bằng ánh mắt van nài, nhưng khi họ thờ
ơ đi qua anh, anh lại gầm lên với những nhân viên trong tiệm, “Chuẩn bị
dâng mì cho ta mau!”
Họ lạnh lùng nhìn chòng chọc vào người đàn ông thô lỗ trong bộ hanbok cổ xưa và gọi cảnh sát, rồi anh bị còng và đưa đi.
Thái
tử triều Joseon được khắc họa trong phim truyền hình mới nhất của SBS
này là ví dụ minh họa hoàn hảo cho sự thay đổi về xây dựng hình ảnh
trong mối quan hệ giữa phim truyền hình Hàn Quốc với các nhà cầm quyền.
Trước
thềm cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống Hàn Quốc, tiếng tăm của các ông
vua vô tích sự, không xứng với ngai vàng trong phim cổ trang là chưa
từng có; khác với sự trị vì của các bậc minh quân trong
Tears of a Dragon (1996-1998) và
Taejo Wanggeon
(2000-2002), các kênh truyền hình Hàn Quốc lại chạy theo thị hiếu mới
mà có lẽ phản ánh việc công chúng đã chán ngấy các chính trị gia.
“Khán
giả ngày nay không tin rằng một vị vua có thể khai sáng cho dân chúng,”
Yoon Seok Jin, một nhà phê bình phim truyền hình Hàn Quốc nói. “Phim
lãng mạn hay phim hài ngày nay chủ yếu được sử dụng để hủy hoại quyền
lực của nhà vua.”
Yoon Seok Jin nói thêm, với việc công chúng
tham gia vào chính trị gia tăng nhanh chóng, chủ yếu qua các dịch vụ
mạng xã hội, thì khán giả ít có chiều hướng theo dõi những phim truyền
hình lịch sử mà chỉ có một nhà lãnh đạo hay một người hùng xuất chúng
ảnh hưởng đến đám đông.
Những ví dụ gần đây có thể thấy trên hầu hết các kênh truyền hình lớn. Trong
The Moon Embracing the Sun (2012) của MBC, đức vua thường rơi nước mắt mỗi khi nghĩ đến mối tình đầu. Trong phim truyền hình đình đám
The King 2 Hearts, vua lại là người ủy mị chẳng quan tâm đến triều chính.
Cảnh trong The King 2 Hearts
Các bậc quân vương triều đại Joseon được thể hiện trong những phim sắp
tới thay đổi theo nhiều cách tương tự. Cả vua Gwanghaegun trong
The King of Joseon (2012) và vua Sejong trong
I am a King (2012) đều rời ngai vàng để xem cuộc sống của một nô lệ thực sự là như thế nào.
Và khán giả hào hứng hưởng ứng.
The Moon Embracing the Sun đạt tỷ suất người xem 42,2%, theo thống kê do AGB Nielsen, một tập đoàn khảo sát truyền thông trụ sở ở Philippines công bố.
Jung
Deok Heon, một nhà phê bình phim truyền hình cho biết dường như sự tiếp
nhận rộng rãi việc các người hùng chính trị biến mất phản ánh được quan
điểm chính trị của công chúng. Ông nói những phim này cho thấy khán giả
quay lưng với những chính trị gia đã được định sẵn.
Những phim
truyền hình phát sóng trong các đợt bầu cử trước đây thiên về việc xây
dựng hình ảnh người hùng lập lại trật tự trong một thời đại hỗn loạn,
Jung nói. Khi Hàn Quốc vươn lên từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1999, người dân đã tìm kiếm một sự lãnh đạo mạnh mẽ dẫn dắt họ xây dựng
nền kinh tế vững chắc.
Tears of a Dragon và
Taejo Wanggeon,
hai loạt phim nổi bật hiện nay, tập trung vào những vị vua đã đánh dấu
một kỷ nguyên mới sau khi vượt qua được tình cảnh hỗn loạn của thời
Goryeo (918-1392) và Tân La thống nhất (668-935). Một phim truyền hình
đình đám khác,
Lee San, cũng nói về vua Jeongjo triều Joseon, người đã có những cải cách to lớn khách thường khắp vương quốc.
Kim Soo Hyun vào vai vị vua trẻ tuổi của triều Joseon trong The Moon Embracing the Sun
Nhưng giờ đây, Jung Deok Heon nói, công chúng không tin rằng một người
hùng hay nhà cầm quyền hùng mạnh có thể đem lại thanh bình và sung túc.
Thay vào đó phim miêu tả họ một cách hài hước hoặc dùng địa vị của họ để cho thấy sự đối lập.
Ông
Yoon Seok Jin cho biết xu hướng này phản ánh việc công chúng muốn xem
một nhà lãnh đạo chính trị quan tâm đến cuộc sống thường nhật của người
dân như thế nào, hơn là một người có tài tranh giành quyền lực.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi