Vài năm trước chúng tôi nhận được cuộc điện thoại từ một người bạn vừa
mới xem một trong những bộ phim của chúng tôi. "Chúc mừng!" anh ấy nói.
"Tôi chẳng muốn moi mắt mình ra và nhét vào lỗ tai đâu."
Một lời khen nghe có vẻ kỳ dị, nhưng chúng tôi chuyên viết kịch bản phim gia đình - Kung Fu Panda, Monsters vs. Aliens, Alvin and the Chipmunks: The Squeakquel.
Những tác phẩm kinh phí lớn này là loại phim mà các hãng phim gọi là
phim dành cho cả "bốn vùng tọa độ khán giả", vì chúng được già trẻ lớn
bé trai gái đều thích (và nói "già", là Hollywood muồn nói "bất cứ ai
quá 30"). Hễ hay, những phim này có thể kiếm ra nửa tỉ đôla. Hễ dở,
chúng có thể cho các bậc phụ huynh chiêm nghiệm tự tổn thương.
Chúng
tôi thường xuyên có cái trải nghiệm của việc ngồi trong rạp hát với bọn
trẻ ở nhà, xem một cuốn phim gia đình mới nhất và chán phát khóc, hoặc
thậm chí thấy bực mình không thể chợp mắt được một chút. Nhưng những
khoảnh khắc mất ngủ đó không phí hoài. Chúng cho phép chúng tôi suy nghĩ
lâu và suy nghĩ kỹ xem cần có những gì để làm nên một bộ phim dành cho
mọi đối tượng khán giả thành công.
Làm phim hài hước, hoành tráng và có những điều nhỏ nhặt:
một cảnh trong Kung Fu Panda 2 [Ảnh: DreamWorks Animation]
Làm phim hài hước. Điều này dường như quá rõ (phim hài
thì phải hài là tất nhiên!), nhưng chuyện gì làm trẻ con và người lớn
thấy buồn cười thường khác nhau hoàn toàn. Phim gia đình thành công phải
nỗ lực cân bằng giữa hài điệu bộ dành cho trẻ con với lời thoại hài
dành cho người lớn.
Chúng tôi luôn tìm cách tạo ra những trò đùa
càng đặc trưng cho nhân vật càng tốt, thay vì một tập hợp những lời
thoại hài mà ai cũng có thể nói được trong phim. Khi chúng tôi viết kịch
bản cho những nhận vật này, chúng tôi thường tự hỏi, "Liệu Hổ sư tỉ có
nói vậy không?" Có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu bạn không hình dung ra những sinh
vật hoạt hình đó bằng xương bằng thịt, khán giả sẽ cảm nhận rằng chúng
chỉ là những cỗ máy biết nói đùa chứ không phải là những nhân vật đáng để quan tâm.
Làm phim nghiêm túc. Chính vì một
phim về một chú gấu trúc đánh võ do Jack Black lồng tiếng không có
nghĩa là không thể có suy nghĩ sâu xa nhiều hơn tiếng cười. Cốt chuyện
của Kung Fu Panda 2 có Po chiến đấu với một con công tàn ác
muốn tiêu diệt võ lâm. Trong quá trình đó, bộ phim giải quyết một số vấn
đề to tát: Cảm xúc làm chúng ta mạnh mẽ lên hơn hay yếu đuối đi? Giấu
sự thật để bảo vệ ai đó thì có đúng không? Những chủ đề này cho khán giả
người lớn một câu chuyện cộng hưởng cảm xúc, hy vọng là khiến họ không
có lý do buồn ngủ.
Làm phim hoành tráng. Khán
giả đến với phim gia đình hy vọng được xem những câu chuyện sử thi đưa
họ rời khỏi cuộc sống đời thường hằng ngày: người ngoài hành tinh xâm
lược Trái đất, siêu người hùng đánh nhau với kẻ thù không đội trời
chung, một con công ác độc và đội quân sói tràn vào Trung Nguyên. Nhờ
công nghệ ngày nay có sẵn cho các nhà làm phim, nếu chúng ta có thể
tưởng tượng ra cốt chuyện, công nghệ sẽ đưa chúng lên màn ảnh được.
Nhưng có tính anh hùng ca thôi chưa đủ.
Làm phim có những điều nhỏ nhặt.
Bên dưới sự hoành tráng, chúng tôi vẫn tìm cách làm cho câu chuyện có
tính cá nhân. Suy cho cùng, đâu có người xem phim nào là gấu trúc
mập ú được sư phụ rùa bí ẩn chọn để trở thành một huyền thoại võ
lâm. Tuy nhiên, tất cả chúng ta có thể liên hệ cuộc đấu tranh với sự
thiếu tự tin hoặc tự hỏi liệu mình có đủ giỏi không. Trong thế giới của
màn ảnh cực rộng, máy chiếu 3-D và âm thanh chuẩn, chúng tôi biết mình
có thể làm cho khán giả no mắt đã tai. Tức là tương đương với chinh phục
được trái tim của họ.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Wall Street Journal