Khi nói về những phim Trung Quốc lấy bối cảnh cuộc Kháng chiến chống
quân xâm lược Nhật Bản (1937-1945), điều đầu tiên hiện lên trong tâm trí
của nhiều người là những cuộc tàn sát đẫm máu, xung đột bạo lực và sự
hy sinh của những anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, trong phim The Land is so Rich in Beauty / Lan đình
khán giả được thấy những khung cảnh tươi đẹp và thanh bình với những
rặng tre, thuyền mái chèo và kênh mương đầy nước trong trẻo sáng lấp
lánh.
Phần thứ ba trong bộ ba phim đề tài chiến tranh của đạo diễn Tiêu Phong,
The Land is so Rich in Beauty có mặt tại các rạp Trung Quốc vào ngày 8/3 vừa qua. Cũng giống như hai phần trước đó trong loạt phim,
Taste Of Spring / Đại kiếp nạn (2010) và
Tuế tuế thanh minh
(2011), phim tập trung vào những con người bình thường trong thời
chiến, song song với việc đặt xung đột đa văn hóa trên nền những phong
cảnh tuyệt đẹp của Trung Quốc.
Áp phích quảng bá phim The Land is so Rich in Beauty
Để giúp phim sống động, Tiêu Phong đã một lần nữa hợp tác với biên kịch
đoạt giải Kim Kê Trình Hiểu Linh. Khi viết kịch bản, Trình Hiểu Linh
quyết định thoại của gần như toàn bộ phim sử dụng tiếng địa phương tỉnh
Chiết Giang để mang đến hương vị Đông Trung Hoa đích thực. Trong khi đó,
giám đốc sản xuất Hầu Hiếu Hiền, người đứng đầu ban giám khảo giải
thưởng Kim Mã năm ngoái, giám sát phim và giúp đảm bảo bộ phim duy trì
một nhịp điệu chậm rãi tinh tế.
Ngày 4/3, một màn ảnh được dựng
tại Đại học Bắc Kinh để chiếu phim này và thảo luận về các vấn đề được
phản ánh trong các phim điện ảnh và truyền hình lấy bối cảnh cuộc Kháng
chiến chống Nhật ở Trung Quốc. Hầu hết các chuyên gia lịch sử và nhà phê
bình phim tham dự hội thảo đã đánh giá cao bộ phim như là một câu
chuyện cảm động và nên thơ.
Chiến tranh không ngừngTruyện
phim lấy bối cảnh Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang năm 1931. Sau khi Lâm
Canh 14 tuổi cứu em trai của mình Lâm Điền từ tay bọn buôn bán trẻ em,
cả hai định cư tại Butterfly Bay, tại đây họ bắt đầu xây dựng một cầu
cảng với một số bạn bè của mình. Trong quá trình này Lâm Canh đã có tình
cảm với cô gái Nhật Bản Inoue Hideyo, con gái của một doanh nhân Nhật
làm việc ở Thiệu Hưng.
Sau khi chiến tranh lan tới Thiệu Hưng,
gia đình Inoue bị những cư dân giận dữ tấn công và Inoue đã trốn tới nơi
ở của Lâm Canh để được an toàn. Họ kết hôn và ẩn náu tại Butterfly Bay,
được miêu tả như một Shangri-La không bị sự tàn ác của chiến tranh xâm
phạm.
Gia đình Lâm Canh ẩn náu ở chốn non xanh nước biếc
Phim không có nhiều cảnh miêu tả sự máu lửa của chiến tranh. Thay vào
đó, hầu hết các cảnh phim là non nước xanh tươi đẹp đẽ. Lâm Canh và vợ
sống trong một khu rừng tre, sâu trong núi và hồ sen vây quanh. Trong
những năm đầu tiên, cuộc chiến tranh diễn ra tại thị trấn không vươn tới
căn nhà hẻo lánh của họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cặp đôi
không bị ảnh hưởng. Có lúc cặp vợ chồng này đã trải nghiệm bi kịch cá
nhân sâu sắc khi một trong những người dân địa phương từ chối giúp đỡ
khẩn thiết sau khi nhận ra Inoue là người Nhật Bản.
Quốc tịch của
Inoue không chỉ khiến gia đình cô bị người Trung Quốc cô lập, mà còn
gây rắc rối với các binh lính Nhật Bản đã chiếm đóng Thiệu Hưng khi cuộc
chiến tiếp diễn.
Dần dần, khi em trai và bạn bè từng người từng
người một hy sinh trong chiến tranh và Lâm Canh chứng kiến sĩ quan Nhật
Bản hành quyết dã man bạn bè mình, anh đã bị cảm xúc chế ngự và quyết
định giúp đỡ binh lính Trung Quốc bằng cách tham gia tiếp viện chiến
tranh.
Trở lại hiện thực
Cảnh xung đột giữa người Nhật và người Trung Quốc trong phim Lan đình
Mặc dù Cục Quản lý Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền
hình Trung Quốc đặt ra quy định hạn chế cường điệu trong phim điện ảnh
và phim truyền hình miêu tả chiến tranh vào tháng 5/2013, một phim
truyền hình năm ngoái khắc họa một cậu bé cầm súng cao su đi đánh trận
vẫn có thể khiến khán giả chấn động.
"Rất tai hại nếu thế hệ trẻ
tìm hiểu lịch sử bằng cách xem các phim truyền hình kiểu này," Hoàng Đại
Tuệ đến từ Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc,
cho biết. Sau khi xem
The Land is so Rich in Beauty, Hoàng Đại
Tuệ đã đánh giá cao nỗ lực của Tiêu Phong trong việc phản ánh lịch sử
bằng cách miêu tả cuộc sống của những người dân thường cố gắng vượt qua
chiến tranh, cho biết thêm rằng anh tin ngay cả những khán giả Nhật Bản
cũng có thể đánh giá cao phim này.
“Phim không cố gắng đưa ra bài
học vì sao chúng ta phải bảo vệ đất mẹ hoặc chủ nghĩa anh hùng. Phim
chỉ đơn giản kể câu chuyện về những người dân thường, những người, vừa
bình thường, vừa đặc biệt,” Hoàng Đại Tuệ nói.
“Tôi cố gắng giới
thiệu lịch sử theo cách hiện thực. Tôi không thể nói rằng tôi đã ghi lại
sự thực, nhưng tôi đã cố gắng hết sức để khai thác tính hiện thực bằng
việc từ bỏ một số yếu tố thương mại hóa nhất định,” Tiêu Phong cho biết.
Cảnh trong phim Lan đình
Phát triển mối quan hệTrương Di Vũ, giáo sư tại Đại học
Bắc Kinh, đồng ý rằng những vấn đề liên quan đến cuộc Kháng chiến chống
Nhật rất khó để khắc họa trên phim điện ảnh hay truyền hình. Ông kết
luận rằng mối quan hệ đương thời giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một yếu
tố quan trọng dẫn đến hiện tượng này.
Những phim đề tài chiến tranh đầu tiên, như
Địa đạo chiến (1965) và
Địa lôi chiến
(1962), đều “dựa trên sự đau khổ của một quốc gia”, Trương Di Vũ nói.
"Vì vậy điều chúng ta thấy trong hầu hết các câu chuyện là người Trung
Quốc chiến thắng với chiến thuật du kích thông minh. Nếu tôi sống vào
thời đó và tôi phải viết một kịch bản, thì tôi cũng kể chuyện theo cách
này."
Vào những năm đầu thập niên 1980 một số phim khắc họa những cảm xúc phức tạp đã được thực hiện, như
Ngọc sắc hồ điệp
(1980). Trong những phim này, cốt truyện thường phản ánh tính nhân văn
của những người dân thường Nhật Bản và mối quan hệ tình cảm của họ với
người Trung Quốc.
Cảnh trong phim Ngọc sắc hồ điệp
Theo Trương Di Vũ, sau năm 1986, kiểu phim này cuối cùng dần dần biến
mất và tình hình ngày càng trở nên phức tạp. "Sự tăng trưởng nhanh chóng
của nền kinh tế Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực trên thế
giới, và cả hai nước đều dịch chuyển vị trí cũng như mối quan hệ đôi
bên. Tất nhiên, những vấn đề và xung đột là không thể tránh khỏi trong
quá trình. Vì vậy, tôi cảm thấy rằng phim này thực sự khá khôn khéo khi
cân nhắc tình huống hiện tại," Trương Di Vũ nói.
"Ngày nay nhiều
người Nhật Bản đã gần như quên mất phần lịch sử này của họ. Vì vậy, cách
biệt giữa các quan niệm văn hóa khác biệt đang hình thành và kiến thức
về lịch sử thì ngày càng mở rộng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi sự
diễn tiến không ngừng này, việc nối nhịp khoảng cách sẽ ngày càng khó
khăn," Ngưu Đại Dũng, giáo sư sử học tại Đại học Bắc Kinh cho biết.
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi