Khi hai bộ phận cầm quyền cao nhất ở Trung Quốc họp ở Bắc Kinh, vấn đề
nóng bỏng trên môi các đại biểu là gì? Phim truyền hình nhiều tập Hàn
Quốc tràn ngập Trung Quốc.
Công bằng thì khó mà nói quá về việc phim truyền hình Hàn Quốc phổ biến
thế nào ngày nay. Sau khi nữ chính đề cập “bia và gà rán” trong một tập
phim, đây trở thành một trong những cụm từ được viện dẫn nhiều nhất trên
mạng. Nhà hàng đã kiếm chác và bắt đầu bán món bia-và-gà-rán.
Kim Soo Hyun và Jeon Ji Hyun tham dự buổi họp báo giới thiệu
phim My Love From The Stars vào ngày 16/12/2013 ở Seoul
Báo chí đưa tin, một phụ nữ mang thai ở Giang Tô, một tỉnh phía đông
Trung Quốc suýt sẩy thai sau khi nhiều đêm miệt mài xem phim và ăn gà
rán uống bia.
Tên phim tiếng Anh là
My Love from the Star. Phim thu hút hơn 2,5 tỉ lượt xem trực tuyến và dẫn đầu lượt người xem ở Trung Quốc.
Giả
thuyết của phim có vẻ kỳ lạ đối với khán giả truyền hình phương Tây:
nói về một người ngoài hành tinh tình cờ đến Trái Đất cách đây 400 năm,
gặp một nữ ngôi sao nhạc pop kiêu ngạo và phải lòng nàng ta.
Thấy
rõ cơn sốt mà phim này tạo ra ở Trung Quốc, một ủy ban của bộ phận cố
vấn chính trị Trung Quốc (CPPCC) dành cả buổi sáng bày tỏ thất vọng tại
sao Trung Quốc không thể làm một phim truyền hình hay và đình đám.
Cảnh trong phim Man From the Stars
Tại cuộc họp của các đại biểu đến từ ngành công nghiệp giải trí và văn
hóa, một số người đã lên án một phần công tác kiểm duyệt của Trung Quốc,
ý nói “hệ thống kiểm tra và phê duyệt” tại cuộc họp do Phùng Tiểu
Cương, một đạo diễn nổi tiếng và là thành viên của CPPCC chủ trì. “Tim
tôi run sợ,” ông nói, khi chờ đợi một phim qua được thủ tục kiểm duyệt
khắt khe này.
“Tất cả sự bay bổng và trí tưởng tượng của tôi đều
không được tôn trọng,” một đại biểu là diễn viên hài nói. Nhưng cô không
nói chi tiết hơn, có lẽ e ngại gây khó chịu cho nhà kiểm duyệt.
Nhiều người xem sự phổ biến của truyền hình Hàn Quốc giáng một đòn mạnh vào sự tự tin của Trung Quốc về văn hóa của họ.
“Đây không chỉ là một phim truyền hình Hàn Quốc. Nó làm tổn thương chân giá trị văn hóa của chúng ta,” một thành viên CPPCC nói.
Kung Fu Panda (2008)
Đây không phải là lần đầu tiên giải trí nước ngoài được người dân ưa chuộng làm dấy lên nỗi lo lắng ở Trung Quốc. Năm 2008, khi
Kung Fu Panda
của DreamWorks trở thành một phim đình đám dễ dàng ở Trung Quốc, cũng
dẫn đến sự tự vấn tương tự. Nhiều người hỏi tại sao nhà sản xuất Mỹ lại
nhìn thấy sự xúc động và hài hước ở chú gấu trúc mập mạp học công phu ở
Trung Quốc.
Trong thời gian này, cảm giác lo lắng về phim truyền
hình Hàn Quốc mang theo tính ác liệt về cạnh tranh trong khu vực. Trong
khi Trung Quốc từ lâu tự xem mình là cái nôi của văn hóa Á Đông, sự
thống trị của truyện tranh Nhật Bản và phim truyền hình Hàn Quốc trong
văn hóa đại chúng Trung Quốc đã thách thức quan điểm đó.
Những lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cũng bày tỏ ý kiến về vấn đề này.
“Phim
truyền hình Hàn Quốc đang vượt xa chúng ta,” Vương Kỳ Sơn nói trong
những nhận xét gây ngạc nhiên tại một trong những cuộc họp lập pháp quan
trọng, theo tờ
Beijing News. Ông Vương là người đứng đầu Ủy
ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, phụ trách một chiến dịch chống tham
nhũng quy mô lớn đang diễn ra. (Vương Kỳ Sơn, dường như có một lịch
trình xem truyền hình bận rộn, cũng có tin cho biết ông là một trong
những ‘fan’ cuồng nhiệt của phim truyền hình
House of Cards trên Netflix).
Song,
ông cho biết, phim truyền hình Hàn Quốc cũng làm nổi bật những khía
cạnh giá trị văn hóa truyền thống của Trung Quốc có thể được thấy trong
đó.
“Cốt lõi và linh hồn của phim truyền hình Hàn Quốc là tinh
túy của văn hóa truyền thống Trung Quốc,” ông nói “Chỉ là phổ biến rộng
rãi văn hóa truyền thống Trung Quốc dưới hình thức một phim truyền hình
mà thôi.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Washington Post
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi