Tin tức

Lưu kim tuế nguyệt: Khi nhân vật nữ mạnh mẽ chinh phục khán giả truyền hình Trung Quốc

23/03/2021

Phim bộ truyền hình mới được chuyển thể từ biên kịch năng suất Hồng Kông, Diệc Thư, đang tìm kiếm một đối tượng khán giả cho các nhân vật nữ mạnh mẽ, toàn vẹn và miêu tả thực tế về tình bạn của phụ nữ hiện đại.

Với đa số các tiểu thuyết của cô miêu tả rõ ràng những phụ nữ thông minh và xinh đẹp phấn đấu thành công nơi thành thị, nhà văn Hồng Kông Nghê Diệc Thư ― nổi tiếng với bút danh Diệc Thư ― đã thu hút được người đọc trong hơn nửa thế kỷ.

Phim bộ My Best Friend's Story / Lưu kim tuế nguyệt, chuyển thể từ tiểu thuyết The Golden Years của Diệc Thư, đã tạo cơn sốt trên mạng gần đây. Câu chuyện xoay quanh hai người bạn thân Tưởng Nam Tôn (Lưu Thi Thi) và Chu Tỏa Tỏa (Nghê Ni). Phim còn có sự tham gia của các diễn viên Trần Đạo Minh và Ngô Ngọc Phương, Dương Lặc và Đồng Tử Kiện.[/i]

Là bản chuyển thể mới nhất từ tiểu thuyết The Golden Years, lần đầu xuất bản năm 1987, bộ phim 38 tập My Best Friend’s Story đã làm mưa gió trên mạng.

Hashtag chứa tựa đề bộ phim đã tạo ra 3,5 triệu bài viết và 1,2 tỉ lượt xem trên Sina Weibo. Bộ phim cũng trở thành chủ đề được tìm kiếm thường xuyên trên các mạng truyền thông xã hội, từ trang hỏi-trả lời lớn nhất nước này, Zhihu, tới ứng dụng các đoạn băng hình ngắn, Douyin.

Với biên kịch Tần Văn và đạo diễn Thẩm Nghiêm, bộ phim đánh dấu lần thứ hai hợp tác giữa họ, sau The First Half of My Life năm 2017 ― một bản chuyển thể truyền hình từ các tiểu thuyết khác của tác giả này kể câu chuyện về một bà mẹ đơn thân làm việc chăm chỉ ― khi họ đưa các nhân vật chính thú vị từ ngòi bút của Diệc Thư vào cuộc đời.

Lưu Thi Thi

“Chúng tôi không kỳ vọng bộ phim sẽ nổi tiếng,” Tần Văn nhớ lại, trong một phỏng vấn điện thoại với China Daily. “Quan trọng hơn, đó là nó giúp các tiểu thuyết của Diệc Thư thu hút sự quan tâm mới mẻ từ các công ty chế tác điện ảnh và truyền hình.”

Lấy đà từ thành công của The First Half of My Life, công ty chế tác New Classic Media mua quyền The Golden Years, chọn các diễn viên Nghê Ni và Lưu Thi Thi ― cả hai đều thuộc hàng sao nữ nổi tiếng trong lứa này ― hiện thân cho hai nhân vật chính.

Trong một nỗ lực địa phương hóa câu chuyện xảy ra cuối những năm 1980 ở Hồng Kông, bộ phim đưa thời gian gần hơn và đổi địa điểm về Thượng Hải đương đại, thành phố quốc tế mà biên kịch Tần Văn tin rằng có sự tương đồng nhất, về đặc điểm và tinh thần, với bối cảnh trong tiểu thuyết của Diệc Thư.

Nghê Ni

Thiện truyện tập trung vào hai người bạn thân Tưởng Nam Tôn và Chu Tỏa Tỏa ― do Lưu và Nghê lần lượt thủ vai ― có hai cuộc sống hoàn toàn khác nhau, nhưng luôn luôn ủng hộ lẫn nhau dù gì đi chăng nữa, dù một người kẹt giữa một vụ ngoại tình hủy hoại và người kia thì vất vả chuyện sự nghiệp.

Trong câu chuyện Chu Tỏa Tỏa còn nhỏ khi ba mẹ ly hôn cô sống với gia đình người chú. Tự học, lớn lên cô rất lanh lợi, nhưng sâu sắc. Sau khi có được một công việc trong ngành bán lẻ hàng xa xỉ, cô làm việc tận tụy, nhưng vẻ ngoài xinh đẹp và tham vọng khiến cô trở thành chủ đề cho mọi người đàm tiếu ở văn phòng.

Tưởng Nam Tôn thì gần như ngược lại, cô lớn lên trong một gia đình giàu có. Nhà cô là biệt thự sang trọng ở Phố Phúc Hưng trung tâm Thượng Hải. Cuộc sống của cô đầy những hàng hiệu cao cấp và nhà tạo mẫu đắt đỏ. Kể cả bữa tối hằng ngày ở nhà, bàn ăn gia đình cũng được phục vụ những món ăn nhìn thèm thuồng do bảo mẫu nấu. Thế nhưng, Tưởng Nam Tôn tin rằng cô giống như chim bị giam trong lồng vàng và mơ ước được thoát ra.

Ngô Ngọc Phương

Giống như người xem bình thường, biên kịch Tần Văn nói cô đã ngồi, cuộn tròn trên ghế sofa, để xem những tập mới nhất, vì cô hiếm khi tới phim trường nơi câu chuyện được kể.

“Tôi thích cả hai diễn viên chính, với khả năng diễn xuất tự nhiên sẽ chân thực đưa đến hai nhân vật. Lưu Thi Thi hợp với tính cách của nhân vật có ăn học của cô, người dịu dàng nhưng kiên cường, trong khi Nghê Ni rõ ràng diễn tả một người phụ nữ tham vọng và hào hiệp,” Tần Văn nói, bản thân là người Thượng Hải, tốt nghiệp Học viện Kịch nghệ Trung ương.

Là một nhà văn năng suất, cùng với cố tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung và nhà văn giả tưởng Nghê Khuông, mệnh danh là một trong “tam đại văn gia” thời kỳ hoàng kim của văn học Hồng Kông, Diệc Thư đã viết khoảng 300 cuốn sách, hầu hết trong đó có các nhân vật nữ mạnh mẽ và được viết bằng những câu ngắn gọn và sắc nét thể hiện chiều sâu kích thích tư duy.

Trần Đạo Minh

“Cách diễn đạt của Diệc Thư có sức quyến rũ mạnh mẽ dễ dàng lôi cuốn bạn vào không khí của câu chuyện, nhưng điều khiến câu chuyện của Tưởng và Chu trở nên khá dễ hiểu là tình bạn lâu dài của họ,” Tần Văn nói. “Nó khiến tôi tin rằng tình bạn có thể chịu đựng thử thách của thời gian tốt hơn nhiều so với tình yêu.”

Tuy nhiên, những câu chuyện của nhà văn này được nhiều người cho là một nhiệm vụ khó khăn khi chuyển thể lên màn ảnh, do thiếu tình tiết thắt nút và vòng cung phát triển nhân vật. Tần Văn tiết lộ rằng cô viết tiểu sử cho từng nhân vật chính trước khi bắt đầu viết kịch bản.

“Trong hầu hết các tiểu thuyết của Diệc Thư, các nhân vật nam đến rồi đi và thường thoáng qua, làm tăng thêm khó khăn khi chuyển thể tác phẩm của cô thành phim truyền hình, vì người xem đã quen nhìn thấy một nhân vật chính tồn tại trong toàn bộ câu chuyện,” Tần Văn giải thích thêm.

Dương Lặc

Vì vậy, cô hư cấu một số nhân vật nam chính, bao gồm một giám đốc bán hàng có năng lực và một thư ký tọc mạch, và cũng thêm nội dung để làm phong phú hơn tính cách của các nhân vật nam trong nguyên tác The Golden Years.

Ngoài ra, cô đã phỏng vấn các kiến trúc sư và những người trong ngành bất động sản để tìm hiểu chi tiết về chuyên môn và nghề nghiệp của họ, giúp cô tạo ra các cảnh trên công trường và trong văn phòng chính xác hơn. Ví bộ não của mình với một chiếc tủ có nhiều ngăn, Tần Văn nói cô đã quen với việc quan sát mọi người khi ra ngoài, phân loại các đặc điểm khác biệt của họ vào các “ngăn kéo” khác nhau.

“Niềm vui lớn nhất khi làm biên kịch là tôi có thể ‘trở thành’ bất kỳ nhân vật nào của mình, đưa hơi thở cuộc sống vào họ và trải qua những niềm vui và nỗi buồn của họ,” Tần Văn nói.

Đồng Tử Kiện

Đối với một số nhà phê bình và nhà nghiên cứu chương trình truyền hình, sự nổi tiếng của My Best Friend’s Story chứng tỏ nhu cầu ngày càng tăng của khán giả trong nước đối với phim truyền hình và điện ảnh có các nhân vật nữ độc lập, mạnh mẽ.

Wang Yichuan, giáo sư văn học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nói rằng cải cách và mở cửa kéo dài bốn thập kỷ của Trung Quốc đã nâng cao vị thế và trình độ học vấn của phụ nữ.

“Có những người phụ nữ tuyệt vời ở mọi tầng lớp trong xã hội, là nguồn cảm hứng cho các bộ phim truyền hình và điện ảnh. Tất cả những tác phẩm này phản ánh sự công nhận của công chúng đối với sự đóng góp và cống hiến của phụ nữ,” giáo sư Wang nói. Chỉ ra những phim thành công như Nothing but Thirty, Dear MissyTwenty Your Life On.

Lu Rong, giáo sư nghiên cứu về truyền hình của Đại học Truyền thông Trung Quốc, cho biết phim truyền hình do phụ nữ đóng chính của Trung Quốc đã định hình được một lượng khán giả khổng lồ, nhưng đề nghị rằng những người sáng tạo nên chú ý quan sát cuộc sống thực hơn để câu chuyện thực tế hơn nữa.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily