Trang mạng The Fil Pilgrim mang đến cho các bạn một danh sách mười phim tài liệu mà ai cũng nên xem.
Thể loại tài liệu chứa đựng một phạm vi điện ảnh rộng đến nỗi không cách nào là một việc đơn giản. Phim tài liệu tồi chỉ có mục đích làm sao cho chân thật và chấm hết, trong khi những phim tài liệu hay nhận thức được sự câu thúc của dạng phim này – suy cho cùng một bộ phim tài liệu hiện thực nhất cũng có thể hy vọng trở thành một cách thể hiện thực tại sáng tạo. Sau đây là mười phim nhận thức và nhấn mạnh yếu tố sáng tạo của thể loại này, từ đó khiến chúng trở thành những phim tài liệu hay nhất và cần thiết nhất trong những năm gần đây:
10. March of the Penguins (2005) do Luc Jacquet đạo diễn
Phim tài liệu kinh điển này, do Morgan Freeman lồng tiếng, dõi theo chuyến hành trình thường niên của loài chim cánh cụt vua diễu hành băng Nam cực. Chuyến chu du và tranh đấu thường nhật được bắt trọn trong một năm quay phim. Dù những chú chim cánh cụt không được nhân cách hóa, vẫn có những khoảnh khắc rõ ràng có thể nhận diện chúng và cuộc đấu tranh của chúng ở mức độ gần như con người. Cũng đã giành chiến thắng ở hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhất tại Oscar năm 2006, đây rõ ràng là một phim nhất định phải xem.
9. Food Inc (2008) do Robert Kenner đạo diễn
Bộ phim tài liệu này có cái nhìn nổi bật vào đằng sau ngành công nghiệp thực phẩm của Mỹ và vài tập đoàn điều khiển ngành này. Với những hé lộ gây sốc về cách sản xuất thực phẩm ở Mỹ, điểm nhất đối với các công ty này nằm ở lợi nhuận của họ hơn là lợi ích của nông dân, môi trường và cộng đồng người Mỹ tiêu thụ sản phẩm của họ nói chung. Bộ phim tài liệu mở tầm mắt này mang đến thực tại nghiệt ngã của việc sản xuất thực phẩm ở Mỹ thời hiện đại ngày nay và những hậu quả của nó.
8. The Bridge (2006) do Eric Steel đạo diễn
Bộ phim tài liệu này xem xét Cầu Cổng vàng uy nghi và làm sao mà công trình kiến trúc đó trở thành địa điểm tự vẫn phổ biến nhất thế giới. Được quay từ hai điểm khác nhau lúc ban ngày trong suốt năm 2004 cho phép phim trở thành một tác phẩm tài liệu thực tế thú vị và hoàn toàn chân thực. Đồng thời, dù cố ý hay không, phim cũng làm dấy lên những tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức mà cách làm phim quan sát từng gợi lên; họ ghi hình được hầu hết hai tá cái chết xảy ra trên chiếc cầu này và chưa bao giờ can thiệp hay tìm cách ngăn chặn. Với những thước phim kịch tính và những bài phỏng vấn riêng với bạn bè, gia đình và nhân chứng, The Bridge hé lộ những chi tiết đau thương về cuộc đấu tranh của con người. Tác phẩm này cũng đưa ra những vấn đề thú vị về nghĩa vụ công dân, tự sát, bệnh tâm thần và nêu bật mối quan hệ phức tạp của nhà làm phim với điều xảy ra trong phim.
7. The Leader, His Driver and the Driver’s Wife (1991) do Nick Broomfield đạo diễn
Đặt trong bối cảnh những ngày cuối cùng của triều đại phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, bộ phim này tập trung vào Eugène Terre’Blanche. Ông là người sáng lập và lãnh đạo của tổ chức chính trị cực hữu, xem người da trắng là tối cao có tên Phong trào Phản kháng Afrikaner* (Afrikaner Resistance Movement - AWB). Nick Broomfield và đội ngũ quay phim của ông nỗ lực có được một cuộc phỏng vấn lảng tránh với nhà lãnh đạo này, ông liên tiếp hủy kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn đầy đủ. Vì vậy khá nhiều thời gian họ dành cho người tài xế và vợ của ông, do đó mà có tựa như vậy. Bộ phim nhìn vào bản chất khôi hài của tổ chức này, của người lãnh đạo tổ chức và những gì tổ chức đó tin tưởng và lên mục tiêu hành động.
6. Restrepo (2010) do Tim Hetherington và Sebastian Junger đạo diễn
Một bộ phim tài liệu về chiến tranh không giống bất kỳ phim nào khác. Restrepo là một phim tập trung vào việc triển khai lính Mỹ ở Thung lũng Korengal thù địch tại Afghanistan để bảo vệ tiền đồn Restrepo trước sự nổi loạn của người Afghanistan. Có nhiều cảnh chiến đấu và phục kích ngoạn mục tương phản với những cuộc thảo luận khó khăn cùng các lão làng về những cái chết của cả dân thường lẫn binh lính, trước đây sự tiếp cận này chưa hề được cho phép. Tác phẩm có chiều sâu và hao tâm tổn trí này cho phép ta nhìn chi tiết vào đời sống người lính.
5. Collapse (2009) do Chris Smith đạo diễn
Michael Ruppert tiên đoán khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đưa ra thêm những dự đoán về sự suy vong của nền văn minh. Những dự đoán kinh ngạc này được trình bày theo phong cách chất vấn độc đáo bằng những đoạn phim xen vào những thước phim lưu trữ. Michael cũng nhận định là ngành sản xuất dầu đã đạt đến đỉnh cao và đang cạn kiệt. Ông cũng cho là chủ nghĩa tư bản đã bán cho chúng ta một mô hình tăng trưởng vô hạn hão huyền. Do đó, ông dự đoán sự sụp đổ khó tránh khỏi của nền văn minh công nghiệp hóa như chúng ta đã biết. Ông được thể hiện là một người thất vọng nhưng có lòng trắc ẩn và là dạng người cảm thấy cô đơn trong những lời cáo buộc của mình. Một nhà môi trường học đầy đam mê dùng những gì đã xảy ra trong thị trường tài chính để diễn giải quan điểm của mình, nhưng phải chăng đã quá muộn với nền văn minh?
4. Inside Job (2010) do Charles Ferguson đạo diễn
Bộ phim này có cái nhìn sâu hơn vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Với những lời giải thích rõ ràng về các thuật ngữ tài chính kết hợp với những bài phỏng vấn thú vị và có chiều sâu với chính khách, phóng viên và giới trí thức, Inside Job đưa ra ý tưởng rõ ràng hơn về sự suy thoái đã diễn ra và làm hàng ngàn người mất nhà cửa, gây nên hậu quả tác động khắp toàn cầu. Inside Job đã đoạt giải Oscar 2011 xứng đáng cho hạng mục Phim tài liệu dài xuất sắc nhất, nêu bật tính đại chúng của phim, đây là một phim phải xem và là một cách thú vị cũng như đầy đủ thông tin để có hiểu biết sâu hơn về đợt suy thoái tồi tệ nhất từ thời đại suy thoái.
3. Mugabe and the White African (2009) do Lucy Bailey và Andrew Thompson đạo diễn
Michael Campbell là một trong số ít nông dân da trắng còn lại ở Zimbabwe từ khi Tổng thống Robert Mugabe bắt đầu thi hành chương trình chiếm hữu đất đai gây tranh cãi của ông. Đây là một động thái nhằm mục đích đòi lại vùng đất do người da trắng sở hữu và tái phân phối cho người Zimbabwe da đen nghèo. Tuy nhiên, Michael 74 tuổi từ chối nhượng bộ và để nông trang của gia đình bị lấy đi và để nhân công của ông thất nghiệp và mất nhà. Michael nỗ lực đưa Mugabe ra toàn án quốc tế vì phân biệt chủng tộc và vi phạm nhân quyền. Đây là một trường hợp chưa có tiền lệ, tương lai của Michael và gia đình ông dựa vào đó, cũng như tương lai của dân thường Zimbabwe. Đây là một bộ phim cho phép nhìn thấu vào cuộc đấu tranh của một gia đình đại diện cho cuộc đấu tranh của hàng ngàn gia đình khác.
2. Gasland (2011) do Josh Fox đạo diễn
Josh Fox chu du qua nước Mỹ sau khi được đề nghị cho thuê đất khoan tìm khí thiên nhiên. Điều này đến sau đợt bùng nổ khoan tìm khí thiên nhiên phát triển khắp nước Mỹ. Josh khởi hành để xem hiệu ứng của việc khoan này đối với môi trường và những người cho phép các công ty khoan trên đất của họ. Anh dấn thân vào hành trình xuyên nước Mỹ nhằm phơi bày những bí mật, dối trá và nhiều sự ô nhiễm nơi người ta có thể đốt cháy vòi nước sinh hoạt của mình! Đây chỉ là một trong những hé lộ kinh ngạc trong phim và là một khía cạnh làm phim giàu thông tin và gây chú ý.
1. The Cove (2009) do Louie Psihoyos đạo diễn
Một bộ phim tài liệu giàu xúc cảm theo chân cựu huấn luyện viên cá heo Ric O’Barry trong hành trình phơi bày và ngăn chặn những hành động kinh khủng đối với cá heo tại một vịnh đặc biệt biệt lập gần Taijii, Nhật Bản. Vịnh này là nơi những vụ sát hại cá heo diễn ra hàng năm. Nhiều sự thật gây sốc được hé mở, bao gồm việc ngược đãi động vật khủng khiếp và mối nguy cho sức khỏe con người từ việc bán thịt cá heo dưới tên các loại thịt khác. The Cove đoạt Oscar năm 2010 cho hạng mục Phim tài liệu dài xuất sắc nhất, hoàn toàn xứng đáng. Một câu chuyện quặn thắt con tim không thể bỏ lỡ sẽ đọng lại trong bạn mãi mãi, một phim phải xem.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Film Pilgrim
* Afrikaner: người Nam Phi gốc Âu (đặc biệt là Hà Lan)