Tin tức

Những phim 3D hay nhất và dở nhất năm nay

15/06/2011

Một trong những thông tin thú vị nhất về dịp cuối tuần mở màn của phim Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides – bên cạnh việc nhận ra rằng bộ phim có thể có một cuối tuần mở màn 90 triệu đôla và vẫn bị xem là dưới sức – chính là tin nhiều khán giả chọn xem phim ở định dạng 2D hơn là 3D.

38% doanh thu tuần mở màn của phim Cướp biển là từ các phòng chiếu thường, không phải dạng IMAX 3D, trong khi tỷ lệ phần trăm ở tuần công chiếu của các phim Shrek Forever AfterHow to Train Your Dragon lần lượt là 54% và 57%.

Vậy là dù chúng ta có thể đang chứng kiến khởi đầu sự xuống dốc của phim 3D nhưng chuyện chưa đến đâu cả. Sau đây là những phim lớn đã trình chiếu gần đây trong năm nay:

Phim 3D thành công

Kung Fu Panda 2

Các phim hoạt hình 3D thường không khó chịu bằng phim 3D có người thật đóng, và việc thêm vào chiều không gian thứ ba chắc chắn gây ra sự ngạc nhiên bất ngờ cho những cảnh đánh–chạy–lại đánh của phim hành động hài này. Phóng viên Luke Y.Thompson của trang E! Online đã gọi đây “chắc chắn là cách dùng định dạng 3D tốt nhất trong một thời gian dài.”

Rio

Phim Avatar đã cho chúng ta thấy những cảnh bay lượn có thể trông khá tuyệt ở định dạng 3D, thế nên đượng nhiên bộ phim Rio nói về những chú chim và đất nước Brazil đã cho chúng ta một chuỗi bất tận những cảnh vút bay qua núi Sugarloaf. Claudia Puig của tờ USA Today khen ngợi đây là “bộ phim đầu tiên từ sau phim How to Train Your Dragon hồi năm 2010 dùng tốt công nghệ 3D ở một số cảnh bay nhào xuống đáng kinh ngạc với những chú chim và những người bay dù lượn.”

Định dạng 3D được áp dụng hiệu quả nhất trong các phim hoạt hình với những cảnh xa vút bay,
giống như phim
Rio gần đây [Ảnh: 20th Century Fox]

The Green Hornet

Michel Gondry nổi tiếng là một nhà làm phim biết nhìn xa trông rộng, và ông mang một vài điều thú vị đến bàn ăn 3D trong bộ phim phiêu lưu siêu anh hùng cực kỳ ngớ ngẩn này. Một cảnh nổi bật chiếu một màn hình nứt thành tám mảnh, mỗi mảnh chuyển động tới lui trong khung hình. Matt Neal của tờ The Standard (Úc) viết “có vài cảnh tuyệt vời đến kinh ngạc”.

Born to Be Wild

Bộ phim tài liệu phiên bản IMAX dành riêng làm cho những chú khỉ và chú voi mồ côi còn dễ thương hơn khi thêm chiều thứ ba. Peter Debruge của tờ Variety nói: “Dựa vào kích thước cực lớn của định dạng, bản phim IMAX đưa ra bối cảnh lý tưởng để trải nghiệm không gian ba chiều, phim cho phép đôi mắt chậm rãi quan sát từng khung hình đầy và tập trung vào bất cứ điều gì thu hút sự quan tâm của chúng ta, cách chúng ta làm trong thế giới thực.”

Cave of Forgotten Dreams

Việc khám phá của Werner Herzog về những hang động ở Pháp miêu tả một số tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của loài người có thể thoát khỏi một khởi đầu chậm chạp – phim chỉ mở màn ở năm phòng chiếu, ngược với phần lớn những phim bom tấn liệt kê ở trên – nhưng phim đang cho thấy mình thu tiền vé rất nhanh. Trên hết, đây là một trong số ít phim mà việc sử dụng công nghệ 3D được cả Roger Ebert, một người phản đối định dạng này, tán thành – trong bài bình luận của mình, anh lưu ý, “Herzog sử dụng 3D như một cách để chúng ta bước vào không gian phim, thay vì để phim bước ra với ta. Ông đã đúng khi nhận ra công nghệ này thật hữu ích trong việc ghi hình những bức tường này. Ở mức độ nào đó, chúng ta có thể đi sau Herzog vào trong hang động đó, chúng ta đã làm thế.”

Phim 3D tạm được

Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides

Không giống như nhiều phim khác trong danh sách này, ít ra Pirates còn được quay ở dạng 3D – nếu theo đúng nghĩa, thật không biết xấu hổ khi cần phải chĩa gươm vào thẳng ống kính để tạo cảm giác giật gân. Những thứ như các hành lang dài, những người cá nhấp nhô, và những cảnh rượt đuổi đôi khi trông cũng khá tuyệt qua những cặp kính đó. Mặc dù không phải ai cũng đồng ý: “Về việc sử dụng công nghệ 3D của phần tiếp theo này, ngoài những thanh kiếm bất thình lình đâm về phía bạn thì phim cũng bình thường thôi,” Kevin Williamson của trang web Jam! Movies viết.

Pirates được quay ở dạng 3D

Justin Bieber: Never Say Never

Những lần hất tóc quay chậm chắc chắn khiến những người hâm mộ trẻ tuổi của anh chàng ca sĩ này phát cuồng, nhưng bộ phim ca nhạc này (chỉ có cảnh trình diễn là ở dạng 3D) không hoàn toàn khai thác định dạng theo cách ban nhạc Jonas Brothers đã làm, khi họ bắn những khẩu súng tạo bọt vào khán giả (và vào ống kính). Như Christy Lemire của hãng tin AP chỉ ra, bộ phim tài liệu hay chương trình quảng cáo này vẫn “có cách sử dụng công nghệ 3D hiệu quả khác thường của đạo diễn Jon M. Chu (phim Step Up 3D), vậy nên hãy sẵn sàng cho cả đống cảnh Bieber nhìn vào máy quay một cách khao khát, vươn ra để nắm lấy tay bạn khi đang hát một trong những giai điệu nhạc pop dễ lan truyền."

Phim 3D vô nghĩa

Thor

Nếu vị thần sấm thậm chí không ném cây búa ngu ngốc đó vào máy quay một lần nào, thì mục đích phát hành phim này ở định dạng 3D là gì? “Quá trình 3D trong câu hỏi là một trong những phụ kiện nhái đó chủ yếu làm nổi bật phần thân chủ thể và những yếu tố cấu trúc trong khung hình, vậy nên bạn không thể bỏ kiếng ra trong suốt những cú quay cận cảnh – đa phần các phim được quay cận cảnh liên tục,” Joe Morgenstern của tờ The Wall Street Journal viết.

Drive Angry

Biết khán giả cảm thấy bị lừa với kiểu chuyển đổi sau sản xuất kém chất lượng của những phim như Clash of the Titans, các nhà tiếp thị cho phim hành động này của Nicolas Cage đã dán chữ “Được quay ở định dạng 3D” thật nổi bật trên áp phích quảng cáo đến nỗi chúng trông giống một phần của tựa phim. Kiểu quảng cáo đó không giúp thu hút nhiều khán giả. “Công nghệ 3D không có kỳ vọng với việc làm khán giả ngập chìm trong đó: hoàn toàn chỉ là mánh quảng cáo – mọi thứ từ những viên đạn cho đến bàn tay bị cắt rời bay về phía bạn,” Jordan Faley của tạp chí SFX (Anh) viết.

Gnomeo và Juliet

Vài tháng trước, nhiều trò chơi chữ dựa trên kịch Shakespeare của bộ phim và việc quá lạm dụng những bài hát của nhà sản xuất Elton John còn nổi bật hơn bất kỳ việc dùng công nghệ 3D nào. “Giá như 3D không bị phí hoài vào những vật trang trí đáng sợ của mối thù truyền kiếp ở sân sau. Chỉ một cảnh – cảnh rượt đuổi vù vù qua những con phố - khai thác những hình ảnh vui nhộn của công nghệ,” Amy Biancolli của tờ Houston Chronicle nói.

Priest

Thiên anh hùng ca này về những chiến binh thần thánh và ma cà rồng thì tăm tối, ảm đạm và không hào hứng, rõ ràng là công nghệ 3D được thêm vào ở phần hậu kỳ. “Hóa ra chàng giáo sĩ chiến đấu với ma cà rồng Paul Bettany cũng có chút cá tính và những hiệu ứng 3D thì hấp dẫn,” Graham Young của tờ Birmingham Mail (Anh) viết.

Priest tăm tối, ảm đạm và không hào hứng

Sanctum

Chuyến đị khảo sát hang động đáng sợ này cũng tạo ra một hoặc hai pha hồi hộp, nhưng đến việc quay phim 3D trong hang động thì đạo diễn người Úc Alister Grierson lại không phải Werner Herzog. “Bộ phim dung hòa tốt những nhu cầu của việc thám hiểm không gian giới hạn với đoạn cao trào hơi tẻ nhạt của phim. Tuy nhiên, không cần một màn trình diễn 3D,” Brent Simon ở trang web SharedDarkness.com viết.

Mars Needs Moms

3D chỉ là phần nhỏ nhất trong những vấn đề của bộ phim hoạt hình thất bại nặng nề này, vì khán giả cũng như các nhà phê bình tránh xa kiểu làm phim hoạt hình bắt hình theo chuyển động một cách vô hồn, đáng lo ngại và kịch bản dở tệ của phim. “Tôi chưa bao giờ có thể hoàn toàn thấy thích thú với những phim có vẻ như hoạt hình 3D sử dụng công nghệ bắt chuyến động được nhà sản xuất và đạo diễn Robert Zemeckis bênh vực,” Glenn Kenny của trang MSN nói. “Thực tế, vẻ bề ngoài của những phim như vậy luôn làm tôi thấy khó chịu.201D

Hoodwinked Too! Hood vs. Evil

Thật tiếc cho các bậc phụ huynh phải trả thêm tiền để con cái họ có thể xem bộ phim hài dành cho trẻ em gần như chẳng có gì buồn cười. “Chỉ vì phim tốt hơn phiên bản gốc, nhưng điều đó không làm cho phim hay. Đó vẫn là bộ phim hoạt hình trên máy tính chất lượng kém nhất để tấn công màn ảnh rộng, và làm phim ở định dạng 3D để kiếm thêm tiền chỉ thật đáng thương,” Jeff Bayer của tạp chí mạng The Scorecard Review nói.


Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: msnbc