Người viết sẽ không nói rằng cả hai phim là những đối thủ trực tiếp, bởi
chúng triển khai những góc tiếp cận khác biệt, nhưng không nghi ngờ gì
Need for Speed
đang theo đuổi cùng một đối tượng khán giả. Xem xét điều đó, người viết
nghĩ rằng sẽ rất thú vị khi so sánh cả hai nỗ lực mới của mỗi loạt phim
dựa trên một vài mục chính. Hãy đọc tiếp để tìm ra bộ phim nào chiến
thắng cuối cùng.
1. Những chiếc xe
Need for Speed có những chiếc xe đẹp nhất trên hành tinh
Phải thừa nhận,
The Fast and the Furious và
Need for Speed triển khai những cách tiếp cận khác nhau một cách đập vào mắt khi nói về sự lựa chọn những chiếc xe.
F&F,
ví dụ, tập trung vào những cảnh về xe độ nhập khẩu, những mẫu xe Nhật
như chiếc Eclipse của Mitsubishi và Civic của Honda được biến đổi thành
những cỗ máy trình diễn cao độ. Chắc chắn rồi, mỗi chiếc xe đều có cá
tính riêng (màu sắc hào nhoáng, bộ trang bị đèn, thân xe độ lại), nhưng
chúng còn hơn cả sự mở rộng cá tính của các tay đua. Vậy mới nói, rất ít
những chiếc xe phô diễn trong
The Fast and the Furious khiến chúng ta thèm nhỏ dãi.
Ngược lại,
Need for Speed
đánh cược mọi thứ với những chiếc xe đẹp đẽ lạ lùng nhất trên hành
tinh, từ Bugatti cho đến McLaren đến Koenigsegg. Có những chiếc còn cao
giá hơn lương của một vài diễn viên trong phim, hoàn toàn không đùa.
Quan trọng hơn, dù là thế, tự thân mỗi chiếc xe đều rất tốc độ. Về mặt
“dàn xe” của mỗi phim, cuộc cạnh tranh không hề ngang tài ngang sức.
Thắng:
Need for Speed2. Dàn diễn viên
Dàn diễn viên hùng hậu của The Fast and the Furious thắng thế
Nếu nói về dàn diễn viên nổi tiếng nhất, thì
Need for Speed đá
F&F
thẳng ra rìa phần lớn (toàn bộ) nhờ vào người từng thắng Quả cầu vàng
và giải Emmy Aaron Paul. Thật không may, phần còn lại của
Need for Speedđược
cung ứng bởi những gương mặt ít được biết đến hơn và một tên tuổi lớn
là Michael Keaton. Điều tồi tệ hơn là, rất nhiều diễn viên phụ được giao
cho vai chuyển hướng hài hước ở dạng này hay dạng khác. Keaton, Paul,
và Imogen Poots thực tình là những thành viên đáng chú ý duy nhất trong
cả dàn ở cả vai trò diễn viên và nhân vật.
The Fast and the Furious
không sở hữu nhiều tài năng tốp đầu khi lần đầu tiên công chiếu, nhưng
ít nhất nó cố gắng lấp đầy dàn diễn viên với rất nhiều cá tính trên diện
rộng. Nam chính Paul Walker rõ ràng không nổi tiếng bằng Aaron Paul vào
thời đó, nhưng những người đứng sau
F&F bao quanh anh bằng
một dàn diễn viên không hề giống một nhúm những kẻ sáo rỗng đơn điệu.
Điều này nói lên rất nhiều khi, năm tập phim sau đó, khán giả lại kéo
nhau đi xem dàn diễn viên gốc tái hợp với nhau.
Thắng:
The Fast and the Furious3. Chuyện tình yêu
Imogent Poots được lợi từ thời lượng và thế mạnh vai diễn trên màn ảnh
The Fast and the Furious mạo hiểm với hai chuyện tình yêu,
nhưng không may nó đều gạt cả Letty (Michelle Rodriguez) và Mia (Jordana
Brewster) ra ngoài lề. Họ là những mẫu bạn gái yêu thích hay bạn gái
tiềm năng đều có hiểu biết về xe hơi, nhưng có rất ít thời gian trên màn
ảnh. Rodriguez thật ra có một vài khoảnh khắc hành động thực sự, nhưng
màn mạo hiểm ngắn ngủi cuối phim của cô hoàn toàn bị lu mờ.
Đến
Imogen Poots, người sánh vai với Aaron Paul trong hầu như toàn bộ phim,
kể cả nhảy vào sau tay lái trong một trong những trường đoạn hành động
tốt hơn. Cô gái người Anh có quan điểm riêng, và là đối trọng hoàn hảo
cho nhân vật của Paul. Công bằng mà nói, Poots có phần của mình trong
những cảnh đóng vai mỹ nhân gặp nạn, nhưng thời gian trên màn ảnh và thế
mạnh của nhân vật giúp đưa cô vượt lên trên những vai diễn tình yêu
thông thường.
Thắng:
Need for Speed4. Kẻ phản diện
Vin Diesel mở đầu cho xu hướng phản diện biến thành nhân vật chính
Dominic Cooper trong vai Dino Brewster, kẻ phản diện trong
Need for Speed,
gian xảo một cách thích hợp, nhưng không vang vọng ở đẳng cấp có thể
gọi là đáng nhớ. Chắc chắn rằng, hắn làm những hành động khủng khiếp,
hắn còn làm điều đó với những nước đi nham hiểm, và hắn không bao giờ
học được bài học, nhưng tính cách của Brewster đơn thuần là một kẻ phản
diện chấp nhận được. Trong khi Aaron Paul mang đến một người hùng tử tế,
anh trội xa kẻ phản diện của Cooper.
Người viết thừa nhận rằng
mục này có một chút bất công khi Vin Diesel vừa là vai chính vừa là vai
phản diện, nhưng nhân vật Dom Toretto của anh vẫn cao cơ hơn hẳn so với
vai của Cooper. Dù cho anh không phải một người có thật trong cuộc sống,
cá tính và vóc người của Diesel đều là của kẻ nghiện máy móc, và anh có
vẻ đe dọa để phát triển lên.
The Fast and the Furious có một
lịch sử thuyết phục trong việc chộp lấy những nhân vật phản diện hoặc
phản-anh hùng và khiến họ trở thành vai chính hoàn toàn – chỉ cần nhìn
vào The Rock – và tất cả đều bắt đầu từ Diesel. Anh thắng áp đảo.
Thắng:
The Fast and the Furious5. Cảnh mạo hiểm
Cảnh mạo hiểm thực tế của Need for Speed không quá ấn tượng
Đặt thương hiệu video game và Aaron Paul sang một bên, điểm đặc sắc chính của
Need for Speed
là cách sử dụng những màn mạo hiểm thực tế từ đầu đến cuối. Đạo diễn
Scott Waugh sở hữu một sự nghiệp ấn tượng là người đóng thế, nên rất hợp
lý khi bộ phim kinh phí lớn đầu tay của ông có mục tiêu tái tạo những
cảnh hành động trên màn ảnh. Và những gì
Need for Speed mang
đến là ấn tượng xét về mặt tin được. Thật không may, những cảnh mạo hiểm
thực tế bao gồm hầu hết là những pha trượt, nhảy, và cháy nổ xe hơi chỉ
hiệu quả cho đến trước khi chúng bắt đầu đánh mất sức hấp dẫn.
Trong khi
Need for Speed đóng gói nhiều cảnh mạo hiểm hơn vào thời lượng hai giờ có dư, sẽ dễ dàng gây tranh cãi rằng công tác mạo hiểm của
iThe Fast and Furious
thì đáng nhớ hơn. Ai có thể quên khoảnh khắc Kỳ nghỉ Giáng sinh đáng
kinh ngạc khi chiếc Honda Civic vù đi bên dưới chiếc xe bán tải? Hay
cảnh đua cuối giữa chiếc xe phân khối lớn, chiếc xe độ và xe lửa?
Need for Speed gây ấn tượng bằng tính thực tế, nhưng
The Fast and Furious có những cảnh hành động “ngầu” hơn và đó mới là điều quan trọng.
Thắng:
The Fast and the Furious6. Những cuộc đua
The Fast and Furious tập trung vào tâm lý mà bỏ quên đường đua
Đây là lúc việc chọn người chiến thắng cuối cùng hoàn toàn dựa vào định nghĩa của khán giả về một cuộc đua. Trong
Need for Speed,
đường đua lừng danh của bộ phim là thành phố De Leon, một vòng đua đơn
có rừng và cảnh ven biển. Nó là loại đường đua mà những 'game thủ'
Need for Speed sẽ chờ đợi được thấy, trọn vẹn với những chiếc xe cảnh sát theo đuôi và cạm bẫy, và là điểm nhấn chính của phim.
Ngược lại,
The Fast and the Furious
tập trung vào đường đua một phần tư dặm – những cú tăng tốc 10-giây
giữa vạch xuất phát và vạch đích. Trong khi bộ phim làm một việc đáng
ngưỡng mộ là cố gắng đưa sự căng thẳng vào điều đáng lẽ nên là một sự
kiện theo sau riêng rẽ, có rất ít sự tập trung đặt vào những cuộc đua
thật sự trong
F&F. Walker và Diesel có sự chạm trán ban đầu
và kịch tính đỉnh điểm, nhưng cuộc đua thì nhận phần lép vế so với tâm
lý. Tuy nhiên, ý tưởng về một Cuộc chiến Đường đua có vẻ bảnh.
Chiến thắng:
Need for SpeedPhán quyết cuối cùng: Yếu tố giải trí
The Fast and the Furious trội hơn về tổng thể ở tính giải trí
Trong khi từng yếu tố riêng rẽ được nhấn mạnh phía trên sẽ giúp phim này
khác biệt với phim kia, yếu tố quyết định tối thượng về thành công của
một phim (đứng một mình hoặc so sánh tương đối) là giá trị giải trí của
nó. Kết quả là,
The Fast and the Furious phá vỡ trói buộc để trở thành bộ phim đáng xem hơn về tổng thể.
Need for Speed có thế mạnh và những khoảnh khắc riêng, nhưng thật khó để thấy bộ phim này đề ga thành một loạt phim tỉ đôla như
The Fast and the Furious đã làm được.
Thế nhưng, cách dùng những pha mạo hiểm thực tế của
Need for Speed
và sự hiện diện của Aaron Paul mang đến đủ tiềm năng để chờ đợi xem
hãng Electronic Arts và DreamWorks đi đâu trong phần kế tiếp. Tuy vậy,
nói về phim về đích chiến thắng, danh hiệu này đã thuộc về
The Fast and the Furious.
Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi