Đạo diễn Fedor Bondarchuk
Mặc dù là một đạo diễn đã tự mình thắng nhiều giải thưởng ở Nga, Fedor
Bondarchuk gặp phải thử thách với cái bóng quá lớn của người cha nổi
tiếng của anh, nhà làm phim và diễn viên thời Xô viết Sergei Bondarchuk,
người đã đóng và đạo diễn phiên bản dài bảy giờ đồng hồ của
War and Peace / Chiến tranh và hòa bình, phim đã đoạt giải Oscar dành cho phim nước ngoài vào năm 1969.
Bondarchuk,
diễn viên và người dẫn chương trình truyền hình, nói rằng báo giới Nga
luôn tìm kiếm nét tương đồng giữa anh và cha anh, người đã đạo diễn anh
trong phim
Boris Godunov năm 1986.
“Rất nhiều nhà báo ở
Nga đang tìm kiếm phong cách quay và biên tập tương đồng với cha tôi,”
Bondarchuk nói, “tôi không có ý tưởng làm điều tương tự,” anh nói thêm.
Nhưng việc so sánh là không tránh khỏi. Giống như cha mình, Bondarchuk luôn nghĩ lớn. Phim đầu tay của anh
9th Company,
một phim hành động năm 2005 về cuộc chiến Xô viết ở Afghanistan, là
phim đạt doanh thu phòng vé lớn nhất trong năm ở Nga và đã giành được
nhiều giải thưởng.
Cuộc tình đau thương trên bối cảnh bi tráng của chiến tranh
Bây giờ anh bắt đầu con đường huyền thoại với phim mới nhất,
Stalingrad,
một phim hành động bi tráng trong bối cảnh cuộc chiến đẫm máu năm
1942-1943 giữa Hồng quân và phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai.
Stalingrad
không chỉ là phim Nga đầu tiên làm hoàn toàn với công nghệ 3D mà còn là
phim đầu tiên có định dạng IMAX, nhưng đây cũng là phim đạt doanh thu
cao nhất ở Nga, kiếm về hơn 67 triệu USD ở Nga và Trung Quốc.
Mặc
kệ những lời bình luận đa chiều, bộ phim đại diện nước Nga tranh giải
phim nước ngoài xuất sắc nhất tại cuộc đua Oscar năm nay. Columbia đã
phát hành bản phim có phụ đề tại hơn 300 rạp chiếu 3D IMAX ở Mỹ trong
vòng một tuần, với hy vọng sẽ phát hành ra rạp theo truyền thống vào
tuần thứ hai.
“Tôi thật sự bị sốc vì kết quả của
Stalingrad,” Bondarchuk nói qua điện thoại từ New York, nơi anh đang quảng bá phim. “Điều nay mang đến cho tôi rất nhiều cảm xúc.”
Cuộc
chiến đẫm máu Stalingrad luôn khiến Bondarchuk thích thú vì tầm quan
trọng của nó trong trận đánh oai hùng của Hồng quân chống phát xít Đức
và vì cha của anh đã tham gia Hồng quân trong Thế chiến thứ hai.
Nhưng
anh không phải là nhà làm phim đầu tiên khai thác cuộc chiến này, vốn
đã xoay chiều cuộc diện chống lại Đức quốc xã. Thật ra, Bondarchuk và
một trong những ngôi sao của phim, German Thomas Kretschmann (
King Kong), đã đóng trong những phim
Stalingrad khác vào đầu sự nghiệp của họ.
Một đại cảnh chiến đấu
Stalingrad xoay quanh những người lính Nga dũng cảm - trong đó
có đứa con trai Sergey của đạo diễn - chống chọi lại quân Đức để cố giữ
được một tòa nhà trong thành phố bị bom tàn phá. Nhưng họ sớm phát hiện
ra họ không đơn độc trong tòa nhà ấy. Một phụ nữ trẻ gan dạ sống trong
đó trở thành ánh sáng hy vọng cho đơn vị cũng như khiến một trong những
chàng lính đắm chìm trong tình yêu.
Kretschmann vào vai một sĩ
quan Đức tàn nhẫn, người bị mất phương hướng nhiệm vụ của mình khi gã mê
tít một cô gái Nga khác đang cố sống sót.
Trong bối cảnh bao la,
có những tòa nhà bị chiến tranh kéo sập, các cửa hàng và thậm chí một
trạm xe lửa, mọc lên gần St. Petersburg. Nhiều người Mỹ đã tham gia vào
việc sản xuất phim. Đội ngũ giám sát 3D và các nhà chụp ảnh lập thể đã
tham gia vào những phim như
The Amazing Spider-Man và
Transformers: Age of Extinction sắp tới. Và điểm gây kịch tính nhất đến từ danh tiếng của Angelo Badalamenti của
Twin Peaks.
Bondarchuk nói anh đang tạo ra một “thể loại mới” trong việc làm phim ở Nga qua việc quay
Stalingrad 3D.
Stalingrad tháng 11 năm 1942 qua phim
“Ý tưởng của tôi là tạo ra thế giới Thế chiến thứ hai và xóa bỏ ranh
giới giữa khán giả và màn ảnh,” ông nói. “Phim mang đến cảm xúc và mang
khán giả đến Stalingrad vào tháng 11 năm 1942.”
Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi