Bộ phim của Noam Murro, với sự góp mặt của Sullivan Stapleton và Eva
Green, được làm để phù hợp với công thức Hollywood về sản phẩm
phim-quốc-tế gắn nhãn hai phần ba doanh thu đến từ thị trường ngoài Mỹ
(khá chính xác với tỷ lệ hiện tại 66% - 34%).
Nhưng mọi chuyện không hoàn toàn như được rải hoa hồng cho phần phim
tiếp theo kiếm-và-dép-quai hay thể loại mà bộ phim đại diện. Để bắt đầu,
bộ phim ra mắt vào cuối mùa vụ với nhiều sự thất vọng.
Pompeii / Thảm họa Pompeii và
The Legend of Hercules / Huyền thoại Hercules,
cả hai đều được thực hiện với kinh phí đắt đỏ nhưng chỉ xoay xở thu về
không đến 25 triệu đôla tại Mỹ. Đây là vài năm sau những sản phẩm phái
sinh làm ăn bình bình:
Immortals / Chiến binh bất tử (2001) và
Wrath of the Titans / Sự phẫn nộ của các vị thần (2012).
Hơn nữa, bản thân
300: Rise of an Empire
có khi không đạt thành công rực rỡ như vẻ bề ngoài. Mặc cho chiến dịch
quảng cáo rầm rộ từ Warner Bros., bộ phim còn cả đoạn đường dài để đạt
được con số 456 triệu đôla doanh thu toàn cầu như
300 (con số hiện tại là 132 triệu đôla sau khi mở màn ở gần 50 thị trường, bao gồm nhiều thị trường quan trọng).
Thị
trường nội địa? Bộ phim ra mắt tại hơn 400 rạp chiếu so với phần đầu
tiên năm 2007 nhưng chỉ thu về già nửa sau tuần đầu tiên (45 triệu đôla
so với 79 triệu đôla tính theo mức giá hiện nay). Và lưu ý rằng bộ phim
có lợi thế của vé 3D mà phần đầu tiên không có. Điều chỉnh điều đó, tổng
số thậm chí còn yếu hơn.
Eva Green (giữa) trong 300: Rise of an Empire [Ảnh: Warner Bros. Pictures]
Tất cả những con số trên không chỉ là những số liệu đối với báo cáo
lãi-lỗ của hãng phim: chúng chính là cái nhìn sơ lược về việc những
người xem phim đang cảm thấy ra sao trước sự tấn công dữ dội của những
phim thuộc thể loại này.
Với sự ra mắt của
Gladiator / Võ sĩ giác đấu (2001), những bộ phim kiếm-và-dép quai im lìm lâu ngày đã hồi sinh trở lại. Trước đó là
Troy năm 2004, sau đó là ấn tượng trực quan và bản năng (nếu yếu về nhân vật) với
300 từ Zack Snyder trở thành hiện tượng thực sự trong năm 2007.
Nhưng
bảy năm kể từ lần gây thất vọng, về thương mại cũng như những khía cạnh
khác, bộ phim thành công về thương mại nhất trong số đó,
Clash of the Titans / Cuộc chiến giữa các vị thần (2010) thu về 493 triệu đôla toàn cầu nhưng khó có thể là đột phá. Phần tiếp theo
Wrath of the Titans
là cả một sử thi, nhưng chỉ trong điều kiện không suy nghĩ – bộ phim
thu về bằng nửa phần đầu tại Mỹ và xấp xỉ hai phần ba trên thị trường
toàn cầu. Nó cũng đánh dấu mức điểm phê bình mới kể cả khi đánh giá bằng
chuẩn thấp về sử thi đánh nhau chí tử: chỉ 25% 'fresh' trên trang
Rotten Tomatoes.
Sulllivan Stapleton trong vai Themistokles
Phần tiếp theo, hóa ra lại là món cược cực kỳ dễ rung rinh trong thể
loại này. Bởi vì rất nhiều trong số những phim này dù thế nào cũng đang
rơi vào cùng một ngõ cụt, lợi thế với cái tên thông thường dễ nhận dạng
từ một thương hiệu quen thuộc đang bị giới hạn hay không cần thiết. Tốt
hơn nên thử một phim mới mà hướng vào những điểm độc của
300
hơn là bình phương một con số đã quen thuộc (một “câu chuyện đơn sắc,
chán ngắt, bảng màu xám xịt cáu bẩn của nó vừa đủ làm nổi bật lên máu
màu xi-rô tuôn ra, phun trào và bắn tung tóe đều đều như máy” – theo như
Anne Hornaday nhận xét về
300 trên tờ
Washing Post). Hay thậm chí tốt hơn là nên cho nó nghỉ khỏe luôn.
Tuy nhiên, nào có được may mắn như vậy. Tháng 7 tới khán giả sẽ còn có
Hercules,
phim mới của Brett Ratner, sản phẩm thứ hai về huyền thoại Hy Lạp trong
năm nay. Có khi đến lúc đấy ta sẽ có thêm nhiều phép chơi chữ của
rơi-vào-rừng-gươm-mũi-giáo.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi