Trận động đất, sóng thần và thảm họa Nhà máy hạt nhân Fukushima Số 1
ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã tạo ra hàng chục bộ phim, hư cấu và phi hư
cấu, từ mọi góc độ có thể hình dung được. Sự kiện lịch sử duy nhất khác
trong thời hiện đại được các nhà làm phim Nhật Bản đề cập kỹ lưỡng đến
vậy là Thế chiến hai.
Hai vai chính trẻ của Themis (2011) — Shota Sometani và Fumi Nikaido — cùng đoạt giải diễn xuất xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Venice 2011
|
Một điểm khác biệt là, không giống như nhiều bộ phim chiến tranh thiên
về đa cảm hóa và lý tưởng hóa người hùng (những bộ phim tôn vinh các phi
công cảm tử
tokkо̄tai là ví dụ nổi bật), các bộ phim về ngày
11 tháng 3 nói chung cố gắng trung thực, ngay cả khi có nghĩa là cho
các nạn nhân ánh sáng kém tích cực hơn.
Một số nhà làm phim đã
dành nhiều năm tìm hiểu đối tượng của họ, cho phép họ mang lại chiều sâu
và sự thấu hiểu vào câu chuyện của mình. Tuy điều này chủ yếu áp dụng cho
các nhà sản xuất phim tài liệu, nhưng nhiều đạo diễn phim hư cấu cũng
thẳng thắn và không ngại ngần, làm công việc thu thập thông tin của
riêng họ thay vì dựa vào tiểu thuyết bán chạy hoặc tài sản trí tuệ bán
trước khác để lấy cảm hứng — quy trình hoạt động tiêu chuẩn của ngành
công nghiệp điện ảnh Nhật Bản.
Điều này khiến nhiệm vụ tập hợp
một danh sách “phim hay nhất về ngày 11 tháng 3” trở nên khó khăn vì
không tránh khỏi đánh rơi những bộ phim giá trị. Vì vậy, các đề cử sau
đây không phải là kết luận cuối cùng về phim nào đáng xem, mà hy vọng là
mẫu chọn dẫn đến nghiên cứu sâu hơn.
Themis (2011) / The Land of Hope (2012)
The Land of Hope, phim khoa học giả tưởng hậu tận thế về các nạn
nhân của vụ nổ lò phản ứng giống như Fukushima trong tương lai trong một
xã hội không học được gì từ quá khứ
|
Nổi tiếng với phương Tây là nhà sản xuất những
bộ phim cực đoan bắt nguồn từ trí tưởng tượng rối ren của ông, thực ra Sion Sono
là nhà làm phim đa dạng có những mối quan tâm nghiêm túc, thể
hiện qua hai bộ phim chủ đề ngày 11 tháng 3 này của ông. Phim đầu tiên,
Themis (tựa ban đầu là
Himizu),
được dự định là phim chính kịch về những thiếu niên bất ổn tâm lý từ
các gia đình rối loạn chức năng yêu nhau dữ dội, nhưng Sono đã viết lại
để phản ánh thảm họa. Hai vai chính trẻ của bộ phim — Shota Sometani và
Fumi Nikaido — cùng đoạt giải diễn xuất xuất sắc nhất tại Liên hoan
phim quốc tế Venice 2011.
Ngay sau đó Sono tiếp tục với
The Land of Hope,
phim khoa học giả tưởng hậu tận thế về các nạn nhân của vụ nổ lò phản
ứng giống như Fukushima trong tương lai trong một xã hội không học được
gì từ quá khứ. Hai gia đình láng giềng bị ngăn cách một cách độc đoán
bởi ranh giới khu vực sơ tán và trải qua những số phận hoàn toàn khác
nhau. Mặc dù Sono bị chỉ trích vì khai thác thảm kịch Fukushima quá sớm,
bộ phim là câu chuyện ngụ ngôn sinh động, nếu không nói là cường điệu
hoa mỹ, cho thấy những con người bình thường có thể bị bỏ rơi và bị hủy hoại
bởi sự cứng nhắc và phi lý của hành chính quan liêu.
Reunion (2012)
Reunion kể về một tình nguyện viên lớn tuổi (Toshiyuki Nishida) mang
lại trật tự và phẩm giá cho nhiệm vụ tổ chức một nhà xác tạm thời cho
người chết vì sóng thần dựa trên câu chuyện có thật
|
Bộ phim của Ryoichi Kimizuka kể về một tình nguyện viên lớn tuổi
(Toshiyuki Nishida) mang lại trật tự và phẩm giá cho nhiệm vụ tổ chức
một nhà xác tạm thời cho người chết vì sóng thần dựa trên câu chuyện
có thật. Mặc dù có một số khoảnh khắc lấy nước mắt, bộ phim là một cái
nhìn trần trụi và tiết lộ về thiệt hại nhân mạng của một thảm họa thiên
nhiên thảm khốc nhất và, đối với các thành viên gia đình sống sót, tan
nát cõi lòng.
Nuclear Nation (2012) / Nuclear Nation II (2014)
Trong cặp phim tài liệu không kiêng dè này, tập trung vào thị trấn
Futaba gần nhà máy Fukushima Số 1 bị hư hại, Atsushi Funahashi đưa ra
bản cáo trạng tàn khốc về phản ứng chính thức đối với thảm họa, từ quốc
gia đến địa phương. Một khi được hưởng lợi từ thương mại hạt nhân, cư
dân Futaba trở nên tức giận bởi sự đảm bảo suông sẽ trở lại bình thường
của chính phủ, trong khi chất thải hạt nhân chất đống xung quanh họ.
Funahashi cũng đạo diễn
Cold Bloom, phim truyền hình năm 2012
lấy bối cảnh thành phố Hitachi bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Câu chuyện
được lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển năm 1967 của Mikio Naruse,
Scattered Clouds, kể về một người phụ nữ đem lòng yêu người đàn ông chịu trách nhiệm về cái chết của chồng cô.
The People Living in Hadenya (2014) / Tremorings of Hope (2017)
The People Living in Hadenya
|
Là người sống ở tỉnh Miyagi bị sóng thần, Kazuki Agatsuma bắt đầu quay
phim tại cảng cá Hadenya của Miyagi vào năm 2005, khi vẫn còn là sinh
viên đại học. Sau ngày 11 tháng 3, anh quay lại đây thực hiện một cặp
phim tài liệu, tập trung vào lễ hội O-susu-sama địa phương được tổ chức
vào tháng 3 hàng năm, nhưng đã bị hủy bỏ sau thảm họa. Qua nhiều năm,
Agatsuma có được cơ hội hiếm có tiếp cận một cộng đồng không phải lúc
nào cũng chấp nhận người ngoài, mặc dù sự gần gũi với tính cách địa
phương và các vấn đề đôi khi khiến anh gặp rắc rối, tất cả đều được
camera của anh ghi lại một cách đầy ý thức trách nhiệm. Không giống như
các nhà báo nhảy dù nhận thấy người dân địa phương Hadenya là hình mẫu
về sự kiên cường và tinh thần cộng đồng trước thảm họa sóng thần,
Agatsuma khám phá thực tế phức tạp và hấp dẫn hơn.
Alone in Fukushima (2015) / Alone Again in Fukushima (2021)
Alone in Fukushima: Matsumura đã tận tâm tận lực nuôi những con bò, ngựa và nhiều động vật khác bị chủ bỏ rơi do lệnh sơ tán
|
Mayu Nakamura đã dành tám năm để quay phim Naoto Matsumura, một cư dân
thị trấn Tomioka gần nhà máy Fukushima Số 1 bị hư hại. Làm việc trong
lĩnh vực kinh doanh xây dựng trước khi thảm họa xảy ra, Matsumura sau đó
đã tận tâm tận lực nuôi những con bò, ngựa và nhiều động vật khác bị
chủ bỏ rơi do lệnh sơ tán. Như được thể hiện một cách sâu sắc trong
Alone in Fukushima của Nakamura và phần tiếp theo
Alone Again in Fukushima,
Matsumura không phải là thánh, mà thay vào đó là một cá nhân bướng bỉnh
hấp dẫn nói năng bi quan, nhưng vẫn tiếp tục kiên trì chăm sóc các loài
động vật , ngay cả khi chúng dần biến mất và chết đi.
Trong
phim thứ hai, Nakamura mở rộng sự tập trung của mình từ Matsumura sang
những người dân địa phương khác, thẳng thắn không kém, cùng các dấu hiệu
hồi phục như một ga xe lửa đang hoạt động. Tuy nhiên, Matsumura cũng
chỉ ra một cách gay gắt rằng nỗ lực của chính phủ trong việc xây dựng
lại thị trấn hóa ra là sai bởi một sự thật phũ phàng rằng nhiều người ở
Tomioka, giống như động vật của họ, sẽ không bao giờ quay trở lại.
Side Job. (2017)
Kumi Takiuchi trong vai thư ký tòa thị chính Iwaki, có cuộc sống bí mật là lao động tình dục ở Tokyo
|
Một trong những nhà làm phim đầu tiên đề cập đến thảm họa ngày 11 tháng 3, trong phim truyền hình
River năm 2011 của anh, Ryuichi Hiroki, quê ở tỉnh Fukushima, trở lại chủ đề này trong
Side Job., bộ phim năm 2017 dựa trên cuốn tiểu thuyết của chính anh dựa trên nghiên cứu sâu rộng của anh.
Kumi
Takiuchi trong vai thư ký tòa thị chính Iwaki, có cuộc sống bí mật là
lao động tình dục ở Tokyo, bộ phim tập trung vào những tổn thương lâu
dài của thảm họa, với những người sơ tán ở nơi trú ẩn tạm thời chìm
trong những cơn nghiện khác nhau hoặc, như trong trường hợp của nhân vật
chính, đùa bỡn với nguy hiểm — và sự lãng quên. Tuy nhiên, bộ phim đòi
hỏi sự thông cảm hơn là thương hại, trong khi vẫn giữ khả năng có niềm
hy vọng.
Fukushima 50 (2020)
Fukushima 50 làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng trong đời thực của những
người công nhân đã liều mạng để thông gió cho các lò phản ứng và ngăn
chặn một thảm họa giống như Chernobyl
|
Dựa trên phóng sự của nhà báo Ryusho Kadota, bộ phim do Setsuro
Wakamatsu đạo diễn đã được khen ngợi lẫn chê bai, với cuộc thăm dò ý
kiến của các nhà phê bình trên tạp chí
Eiga Geijutsu xếp hạng là bộ phim dở đứng thứ tư trong năm. Nhưng dù muốn hay không, thì
Fukushima 50
là phim duy nhất kịch tính hóa đầy đủ, với chủ nghĩa hiện thực rùng
rợn, sự hỗn loạn bao trùm nhà máy Fukushima Số 1. Nó cũng làm nổi bật
chủ nghĩa anh hùng trong đời thực của những người công nhân đã liều mạng
để thông gió cho các lò phản ứng và ngăn chặn một thảm họa giống như
Chernobyl.
Bolt (2020)
Các công nhân nhà máy sợ hãi nhưng dũng cảm mạo hiểm để nới lỏng
chốt lò phản ứng và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn diện trong phim Bolt
|
Được thực hiện thành ba phần trong thời gian ba năm,
Bolt của
Kaizo Hayashi là xuất phẩm tiêu biểu của thần đồng phim độc lập một thời
này, rất giỏi trong việc kết hợp các thể loại thành phong cách và giải
trí hiệu quả. Trong phim, anh cố gắng đóng khung lại ngày 11 tháng 3
và hậu quả của nó vào một bối cảnh rộng lớn hơn, ẩn dụ hơn, mà không
bỏ qua thiệt hại nhân mạng. Đặc biệt là trong phân đoạn đầu tiên, các công nhân nhà máy sợ hãi nhưng dũng cảm mạo hiểm để tháo chốt
lò phản ứng và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng toàn diện, hiện thực
nhường chỗ cho một cảnh mơ màng hấp dẫn, trong khi câu chuyện phim là
một lời cảnh báo mạnh mẽ rằng các lực hạt nhân, một khi được giải phóng,
sẽ ngoài tầm kiểm soát của con người. Đối với những sinh viên đã giúp
Hayashi quay phim,
Bolt kinh phí thấp còn là bài học khách quan về cách đạt được hiệu suất xinê tối đa với số tiền yen tối thiểu.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times