Tin tức

Những phim bom tấn như Man from Nowhere đã nâng tầm nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc

28/01/2011

Đạo diễn Lee Jung Beom và nhà sản xuất Lee Tae Hun hy vọng bộ phim của họ The Man from Nowhere, đã ghi kỉ lục người xem tại Hàn Quốc, cũng sẽ nhận được ủng hộ của khán giả Mỹ. Bộ phim là thử nghiệm mới nhất của những phim bom tấn do Hàn Quốc thực hiện mà ngành công nghiệp này phát triển để giảm sự cạnh tranh của Hollywood trong thập niên 90.

Đạo diễn Hàn Quốc Lee Jung Beom đang nở nụ cười tươi - liệu có phải là cười vì vừa trả đũa?

Bộ phim hành động ly kỳ của ông, The Man from Nowhere, gần đây đã vượt qua mức sáu triệu người xem tại Hàn Quốc để trở thành tác phẩm có tổng thu lớn nhất trong nước, đạt mức đỉnh 40 triệu đôla doanh thu bán vé. Phim được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Pusan của Hàn Quốc, bắt đầu vào ngày 12/10. Bộ phim này cũng được khởi chiếu tại Los Angeles và nhiều suất đã cháy vé.

The Man from Nowhere, phim điện ảnh Hàn Quốc có doanh thu cao nhất năm 2010

Nhiều năm sau khi các hãng phim Mỹ tấn công mạnh mẽ vào Hàn Quốc - một cú hích vào thời kì khủng hoảng tài chính đã tác động nên ngành điện ảnh tại đây - nền công nghiệp điện ảnh của đất nước này đang thực hiện công cuộc phá vỡ các kỉ lục, nhờ có những nhà làm phim như Lee Jung Beom và chiến lược đơn giản của họ: một Hollywood bên ngoài Hollywood.

Trong The Man from Nowhere, bản thảo của Lee Jung Beom có thể đến từ trường quay ngoài trời của một vài xưởng phim ở Burbank: dùng một nam diễn viên chính đa cảm được biết đến với những phim truyền hình nhẹ nhàng (trong trường hợp này là chàng diễn viên Won Bin) để hấp dẫn những khán giả nữ, sau đó rải khắp màn ảnh một lượng máu đủ để khiến cho khán giả nam đi cùng họ thấy hạnh phúc.

“Đó là một câu chuyện đơn giản về thiện ác đối đầu, trong đó cái thiện thắng thế,” đạo diễn 39 tuổi Lee Jung Beem tiết lộ, ông có những phim điện ảnh dài, như Cruel Winter Blues năm 2006, khám phá về tâm lý của bạo lực băng nhóm ở Hàn Quốc. “Kết thúc, khán giả cũng cảm thấy nhẹ nhõm thỏa mãn khi trả được thù giống như người hùng. Không nghi ngờ gì về việc ai chiến thắng.”

Trong cuộc chiến với phim Mỹ, những nhà làm phim Hàn Quốc đã được biết đến như những người chiến thắng – ít nhất tại sân nhà. Phim Hàn Quốc chiếm giữ một phần thị trường gần 50% (tăng so với tỷ lệ ảm đạm 13% vào năm 1993).

Đó là một cú xoay ngược tình thế ngoạn mục từ cuối thập kỉ 90, khi nền kinh tế trong nước quay cuồng trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Lợi nhuận kiếm được khan hiếm, và cuộc chiến dành khán giả xem phim trở nên dữ dội. Đây là thời điểm Hollywood tấn công vào, gây sức ép lên chính phủ để nới lỏng định mức yêu cầu những rạp hát phải chiếu một số lượng phim Hàn Quốc nhất định.

Những khán giả trong nước đã bắt đầu một chiến dịch Tẩy chay phim Hollywood trong đó gồm cả những cuộc biểu tình đường phố sôi nổi. Nhiều nhà làm phim đã cạo đầu để biểu lộ tính đoàn kết.

“Cuộc chiến như thể, ‘Làm thế nào chúng ta có thể tồn tại?’” Nam Lee, một trợ giảng tại Trường Điện ảnh và Nghệ thuật Truyền thông Dodge thuộc Đại học Chapman tại Orange, California cho biết. “Một vài người nói, ‘Hãy làm những phim kiểu Hollywood để giành lại khán giả của mình.’ Một số khác khăng khăng rằng người Hàn Quốc muốn những phim về đề tài Hàn Quốc. Họ cuối cùng đi đến thoả hiệp.”

Để đánh bại những đối thủ Mỹ, họ quyết định làm những phim Hàn Quốc với kinh phí lớn và kĩ thuật tinh tế - nhưng với những đề tài hấp dẫn khán giả trong nước. Cùng thời gian đó, một số thay đổi khác trong xã hội Hàn Quốc đã đẩy những nhà làm phim đến những phương hướng mới.

Người đứng đầu đảng đối lập Kim Dae Jung đã được bầu làm tổng thống, gia tăng sự hỗ trợ từ phía chính phủ cho ngành nghệ thuật, đem đến nhiều nguồn đầu tư và việc kiểm duyệt được giảm bớt. Bỗng nhiên, những nhà làm phim có thể thực hiện những đề tài theo cách có thể khiến cho thế hệ đi trước kinh ngạc: những phim hài nhạy cảm chế nhạo tổng thống và người Bắc Triều Tiên, có thời chỉ được khắc họa cường điệu, được trình bày với bút pháp nhân bản.

Những rạp đa công nghệ được xây dựng với âm thanh kĩ thuật số, điều hoà không khí, cách xếp chỗ ngồi kiểu bậc thang, và trong một số trường hợp là thêm vào các quầy bar và cửa hàng.

Shiri, bom tấn đầu tiên của Hàn Quốc

Vào năm 1999, bộ phim làm với kinh phí 8,5 triệu đôla Shiri đã thu về tổng số 34 triệu đôla, trở thành phim bom tấn Hàn Quốc đầu tiên. Theo sau đó vào năm 2000 là Joint Security Area, một phim kinh dị về vụ giết chóc tại khu vực phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên.

Chỉ vài năm về trước, kinh phí một triệu đôla cho một bộ phim Hàn Quốc là điều không tưởng, nhưng nhà sản xuất Shim Jae Myung đã dùng đến số tiền gấp ba lần như vậy, điều đó đồng nghĩa với việc nhiều chi trả hơn cho biên kịch, và đầu tư cho những thiết bị ánh sáng, quay phim và âm thanh. Cô thậm chí còn có thể chi trả cho việc xây dựng một trường quay tương tự như DMZ.

“Những nhà đầu tư tại đây đã bắt đầu nhận ra rằng mạo hiểm cao thì khả năng thu lợi nhuận về cũng cao,” Shim Jae Myung hồi tưởng.

Bộ phim của cô đã dành giải phim xuất sắc nhất tại Thanh Long – phiên bản Hàn Quốc của giải Oscar. “Khán giả Hàn Quốc nói, ‘Ồ, chất lượng của phim này giống như phim của Hollywood nhưng với những đề tài rất Hàn Quốc’” Shim Jae Myung cho biết.

Vào thập kỉ cuối, kinh phí đã tăng lên đều đặn. Nhiều phim khoa trương có giá tám triệu đôla, và hai phim đang trong quá trình sản xuất cho biết tốn 30 triệu đôla mỗi phim.

Trong khi những nhà điều hành xưởng phim Hollywood không còn coi Hàn Quốc là một thị trường ngon ăn, và những nhà làm phim Hàn Quốc như Kim Ki Duk và Park Chan Wook đã nhận được sự chú ý từ giới phê bình tại Mỹ, và phim Hàn Quốc sẽ còn có thể làm mưa làm gió tại các phòng vé Mỹ. Lee Jung Beom và nhiều người khác tại đây hy vọng The Man From Nowhere sẽ có được thành công về mặt thương mại tại Mỹ, và, như Shim Jae Myung nói, “nhắc cho Hollywood biết phim Hàn Quốc đã phát triển nhiều như thế nào.”

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Daily Journal