Tin tức

Bám sát hiện thực: Điện ảnh Đài Loan đang hồi sinh

15/03/2018

Hoài niệm và những chủ đề dễ nhận diện của phim Đài Loan khiến chúng là cục cưng phòng vé ở quê nhà và khu vực.

Điện ảnh Đài Loan đang có sự hồi sinh, cả ở các lễ trao giải và ở phòng vé.

Cảnh trong phim The Great Buddha+, đã đem về cho đạo diễn Hoàng Thân Nghiêu giải Đạo diễn mới xuất sắc tại Kim Mã 2017

Giới truyền thông đã khen ngợi lễ trao giải Kim Mã danh giá gần đây nhất vào tháng 11 năm ngoái là sự trở lại khải hoàn của điện ảnh Đài Loan, sau khi The Great Buddha+ The Bold, the Corrupt and the Beautiful càn quét giải thưởng ở các hạng mục chính.

Việc này nối gót chuỗi dài hạn hán giải thưởng trong những năm gần đây. The Summer is Gone của Trung Quốc là Phim hay nhất của 2016; Blind Massage hợp tác sản xuất giữa Trung Quốc và Pháp là người thắng giải năm 2014; Ilo Ilo của Singapore chiến thắng năm 2013; và Beijing Blues của Trung Quốc thắng năm 2012.

Mặc dù phim hay nhất Kim Mã 2015, The Assassin, của đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền, bộ phim là xuất phẩm đa quốc gia với sự tham gia của cả Trung Quốc và Pháp.

Lần cuối một tác phẩm hoàn toàn Đài Loan nhận giải Phim hay nhất là năm 2011, khi phim cổ trang sử thi Seediq Bale của Ngụy Đức Thánh chiến thắng.

Cảnh trong phim cổ trang sử thi Seediq Bale của Ngụy Đức Thánh thắng giải Kim Mã Phim hay nhất năm 2011

Như chủ tịch liên hoan phim Kim Mã Văn Thiên Tường phát biểu tại một buổi họp báo gần đây tại Đài Bắc: “Điện ảnh Đài Loan đã thi đấu tốt năm nay, bất luận về khía cạnh độc đáo của phong cách, chủ đề hay trình diễn những tài năng cá nhân tuyệt vời.”

Tờ báo mạng chuyên về điện ảnh của Đài Loan Funscreen cũng viết: “Cho những ai đã theo dõi điện ảnh Đài Loan dù ít nhiều, 2017 là một năm đầy kinh ngạc cho ngành công nghiệp này.”

The Great Buddha+, phim hài đen tối của đạo diễn Hoàng Thân Nghiêu, về hai gã bắt gặp những clip tình dục của sếp mình. Bộ phim thắng năm giải Kim Mã, bao gồm Đạo diễn mới xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Quay phim xuất nhắc nhất.

The Bold, the Corrupt and the Beautiful, của đạo diễn Yang Ya-che, lấy bối cảnh Đài Loan những năm 1980 kể về những vất vả mà một người phụ nữ đứng đầu gia đình phải vượt qua để đưa gia đình lên vị thế quyền lực. Bộ phim thắng bốn giải, gồm Phim hay nhất, giải thưởng quan trọng nhất của đêm trao giải.

Với chiến thắng ở giải Kim Mã vừa rồi, The Bold, the Corrupt and the Beautiful đánh dấu sự trở lại của phim nghệ thuật Đài Loan, bên cạnh sự hồi sinh ở mảng phim thương mại

Tháng 9 năm ngoái, bộ phim này cũng đã mang về nhà giải Netpac (Mạng lưới Quảng bá Điện ảnh châu Á) tại Liên hoan phim quốc tế Toronto cho Phim châu Á hay nhất.

Dĩ nhiên, các phim Đài Loan đã thường xuyên khiến giới phê bình và khán giả đứng dậy chú ý, không chỉ ở quê nhà, mà khắp cả châu Á.

Những người mê phim lâu năm sẽ quen thuộc với các đạo diễn dòng nghệ thuật như Hầu Hiếu Hiền và Dương Đức Xương, với các phim gồm A City of Sadness (1989) và A Brighter Summer Day (1991), được tôn vinh trong giới liên hoan phim vào thập niên 1980 và đầu những năm 1990.

Sự hồi sinh hiện nay không chỉ là sự công nhận của giới phê bình, mà còn là sự ngưỡng mộ của công chúng.

Cảnh trong phim A Brighter Summer Day năm 1991 của đạo diễn Dương Đức Xương

Điện ảnh Đài Loan đã trở thành một lực lượng thương mại mới đáng dè chừng sau khi Ngụy Đức Thánh, đạo diễn Seediq Bale, phát hành bộ phim nhạc kịch lãng mạn Cape No. 7 năm 2008. Đan xen câu chuyện về một ban nhạc nghiệp dư không có triển vọng ở thị trấn biển Hằng Xuân với câu chuyện tình giữa một thầy giáo người Nhật Bản và một người phụ nữ Đài Loan diễn ra 60 năm trước, bộ phim đã thu về 530 triệu Đài tệ, trở thành phim Đài Loan có doanh thu cao nhất ở thị trường này.

Đó chỉ là khởi đầu của một làn sóng phim Đài Loan thành công cả về mặt phê bình và thương mại đang đến, nhiều phim tiếp tục làm ăn tốt ở khắp các thị trường châu Á, chưa kể không phải tất cả những phim đó đều nói tiếng Trung.

Trong số thể loại đa dạng của các phim này, phim tâm lý tuổi trẻ đang chứng minh là được ưa chuộng hơn cả.

Phim hoài niệm về thời đi học You’re The Apple Of My Eye (2011) và Our Times (2015) đều có doanh thu lớn ở phòng vé toàn cầu, theo thứ tự lần lượt thu về 24,5 triệu USD và 81,5 triệu USD.

Cảnh trong phim nhạc kịch lãng mạn Cape No. 7 năm 2008 của đạo diễn Ngụy Đức Thánh

Tháng 11 năm 2015 The Strait Times đưa tin khán giả Singapore yêu thích Our Times tới mức nhiều người ra rạp xem đi xem lại. Đây là phim Đài Loan có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở Singapore, thu về 3,5 triệu đôla ở phòng vé nơi này.

Với thành công dữ dội trong khu vực của những phim như vậy, không ngạc nhiên khi một phim tâm lý tuổi trẻ Đài Loan khác, đầy đủ đồng phục và bối cảnh ngày xưa, đã ra rạp ở Singapore tháng 12/2017.

Take Me to the Moon theo chân một nhóm học sinh trung học thành lập một ban nhạc năm 1997. Phim còn có Tống Vân Hoa của Our Times đóng chính trong vai cô gái ôm mộng làm ngôi sao nhạc pop.

Bộ phim đồng sản xuất với công ty mm2 Entertainment có trụ sở ở Singapore – lần đầu tư thứ ba của công ty này vào một phim Đài Loan sau Kiasu (2014) và Turn Around (2017).

You’re The Apple Of My Eye (2011) bắt đầu mở ngách phim hoài niệm về thời đi học cho điện ảnh Đài Loan

Ông Ng Say Song, trưởng ban nội dung của mm2, thừa nhận chủ đề trường học Đài Loan của bộ phim mới này đi theo một công thức dễ nhận diện đã thành công trong quá khứ.

Đó có lẽ cũng là lý do bộ phim đã được bán trước công chiếu cho các thị trường châu Á chủ chốt như Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc, ông nói thêm.

Trợ giảng Liew Kai Khiun tại Đại học Kỹ thuật Nanyang, quan tâm nghiên cứu về văn hóa đại chúng, tin rằng các phim Đài Loan gần đây thành công vì chúng gợi lại thời cuộc sống giản dị hơn.

Ông nói: “Phim Đài Loan đã tìm được một ngách thương mại ở điện ảnh châu Á trong những thể loại thiên về hoài niệm hồi tưởng thời thanh xuân tưởng chừng bất tận.”

Giám đốc nhân sự Christy Shen, 33 tuổi, đã xem Our Times “ít nhất 5 lần”, đồng ý. Cô nói: “Có gì đó rất ngây thơ và ngọt ngào ở những phim Đài Loan. Các phim lấy bối cảnh trường học luôn gợi tôi nhớ thời đi học của mình.”

Our Times năm 2015, thành công đến mức có khán giả ở Singapore đi xem đến năm lần

Có thêm những yếu tố ngôn ngữ và văn hóa khiến chúng thu hút khán giả nói tiếng Trung bên ngoài Đài Loan – kể cả khi các phim bắt nguồn sâu đậm từ xã hội Đài Loan.

Như giáo sư Đại học Trung văn Hồng Kông Lim Song Hwee nói: “Người Singapore thường tìm thấy trong điện ảnh Đài Loan – trong tiếng Quan thoại, Phúc Kiến hay Khách Gia – những biểu cảm ngôn ngữ họ đã đánh mất hay ở ngoài tầm thông thạo, những bối cảnh vừa xa lạ vừa quen thuộc, hay những nhân vật có sự ấm áp, ngây thơ và hiếu khách tôn lên những giá trị hay lý tưởng văn hóa mà họ thấy cuốn hút.”

Điều khó cho một tác phẩm thương mại như Take Me to the Moon là nó phải đủ quen thuộc để lôi kéo người xem – nhưng lại không được quá quen thuộc.

Một người Singapore hâm mộ Our Times tên Shen nói cô xem bộ phim và vui thích khi biết nó “không phải là phim bi hàng nhái” của các bộ phim cô yêu thích.

Take Me to the Moon tiếp theo thuộc dòng thanh xuân trường lớp

“Lý do nhiều người yêu thích You’re The Apple Of My EyeOur Times là vì chúng tươi mới và thú vị. Take Me to the Moon có cảm giác quen thuộc, nhưng tiếp tục làm tôi bất ngờ, như hai phim Đài Loan kia đã từng làm được.”

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Strait Times