Lâm Y Thần (trái) cùng Trần Bách Lâm trong phim In Time With You
Câu chuyện tình trên màn ảnh này đến với khán giả không lâu sau thành công đình đám ở phòng vé của
You Are the Apple of My Eye,
nhận một số giải thưởng điện ảnh ở Trung Quốc, chẳng hạn Giải Điện ảnh
châu Á, Giải Điện ảnh Hồng Kông và Giải Kim Mã của Đài Loan, hồi đầu năm
2012.
In Time with You khám phá câu chuyện tình yêu và
tình bạn cũ, điều gì xảy ra khi hai người gặp gỡ hay gắn chặt vào nhau,
và liệu những người bạn cũ cuối cùng có yêu nhau hay không. Bộ phim
truyền hình lãng mạn hiện mong đợi những đề cử cho Giải Kim Chung của
Đài Loan, hy vọng được chọn vào tám hạng mục hàng đầu, trong đó có nam /
nữ diễn viên chính xuất sắc, và kịch bản xuất sắc.
Những tầng
triết lý bên dưới bối cảnh đời thực của bộ phim cũng cộng hưởng tốt với
khán giả Đại lục, những người có cùng cội nguồn văn hóa với khán giả bên
kia eo biển.
Hơn nữa, bộ phim truyền hình được ưa chuộng này đã
giúp cho Đài truyền hình Hồ Nam bằng cách phục hồi vị trí hàng đầu ao
ước đã lâu của đài trên bảng xếp hạng tỷ suất người xem giờ vàng ở Đại
lục (sau khi phim bắt đầu phát sóng).
Áp phích phim In Time With You
Nhật báo
Today Morning Express của Trung Quốc khen ngợi bộ phim
là "một tác phẩm nghệ thuật thanh tao trên màn ảnh nhỏ thể hiện một
cách đúng đắn cốt cách Đài Loan mà không rơi vào ủy mị thái quá diễn
xuất cường điệu trong một bộ phim đậm tính thương mại."
Tuy
nhiên, khi các nhà phê bình quay sang các xuất phẩm văn hóa của Đại lục,
vẻ mặt của họ dường như thay đổi có phần trái ngược hoàn toàn, với một
cái cau mày.
Chìm ngập bởi những phim thương mại và hời hợt đến
độ cốt chuyện vô lý và chỉ muốn kiếm tiền nhanh, người Đại lục ngày càng
phê phán thị trường giải trí ở đây. Thị trường Đại lục hoàn toàn thấp
hơn Đài Loan, cho đến nay đã làm tốt hơn xa việc khắc họa tính đặc thù
và tinh tế của văn hóa Trung Quốc.
Hoàng Thức Hiến, nhà phê bình
điện ảnh nổi tiếng và là giáo sư kỳ cựu của Học viện Điện ảnh Bắc Kinh,
từng chỉ trích kịch liệt sự theo đuổi điên cuồng doanh thu vé của thị
trường Đại lục và kết tội những người trong nghề vì không hề quan tâm
chút nào đến các giá trị văn hóa.
Ông gán cho hiện tượng này căn bệnh thiếu máu về văn hóa và lên án nặng nề bộ phim bom tấn được ca ngợi cùng khắp
Nhượng tử đạn phi (
Let the Bullets Fly).
Một cảnh trong phim Nhượng tử đạn phi
"Bộ phim đó quá lố bịch khai thác mọi yếu tố lịch sử làm nền và biến một
tiểu thuyết bi kịch thành một bữa chè chén của kẻ cướp," ông Hoàng nói,
"Quá chạy theo yếu tố thương mại, bộ phim này đã chà đạp nguyên tác và
những giá trị tinh thần dưới sức cám dỗ của nhu cầu giải trí, thể hiện
lạc thú và bất kể lịch sử hay văn hóa."
Ấy thế mà, bộ phim kẻ
cướp đó vơ được 600 triệu tệ (95,12 triệu USD) từ khi công chiếu đến hết
năm 2010 và nhận được nhiều giải thưởng của giới hàn lâm, kể cả Giải
Điện ảnh châu Á và Giải Kim Mã nặng ký.
Tuy nhiên các nhà phê bình văn hóa hiếm khi thấy thuyết phục với ý niệm thành công có vẻ lẫy lừng này.
"Tôi
không thích hầu hết phim của Đại lục, vốn chỉ có thể được miêu tả bằng
một từ: Đình đám." Li Lieh, trưởng lão của làng giải trí Đài Loan, nói.
"Bất
chấp đầu tư đình đám và dàn diễn viên ngôi sao, chúng hoàn toàn không
có gì ấn tượng với kah1n giả," bà nói, "Rốt cuộc khán giả sẽ trở nên
chán ngấy cái chu kỳ cứ mãi như thế."
Dựa vào sự nghiệp diễn xuất
hàng thập kỷ của mình, Li nói rằng nội dung câu chuyện là yếu tố quan
trọng nhất khiến khán giả thực sự thưởng thức. Bà khẳng định nếu bạn có
một kịch bản hay, bạn đã đi được nửa đường đến đó. Kịch bản có thể làm
nên và cũng có thể phá hủy một xuất phẩm trình chiếu đại chúng.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi