Tin tức

Sau Na TraTràng An liệu hoạt hình Trung Quốc đã sẵn sàng chinh phục thế giới chưa

28/09/2023

Tràng An tam vạn lý, bộ phim sử thi về triều đại nhà Đường dài ba tiếng đã trở thành phim hoạt hình Trung Quốc thành công thứ hai mọi thời đại ở phòng vé trong nước.

Đây là bộ phim mới nhất trong chuỗi phim hoạt hình cây nhà lá vườn thành công đều đặn xuất hiện trong những năm gần đây, mà những người ủng hộ hy vọng sẽ thu hút được nhiều khán giả hơn.

Hoạt hình Trung Quốc đã thành công rực rỡ trong tám năm qua, sản xuất những bộ phim bom tấn trong nước như Na Tra Tràng An năm 2023 (ảnh), một sử thi lịch sử triều đại nhà Đường

Chúng là sản phẩm của một thế hệ họa sĩ hoạt hình mới, những người đã chuyển thể một số câu chuyện được yêu thích nhất từ lịch sử và văn hóa dân gian Trung Quốc, đồng thời đang hy vọng mô phỏng thành công chủ lưu của những phim người đóng cùng thời.

Ở nước ngoài, Walt Disney Studios đã tạo ra mô hình sản xuất những bộ phim hoạt hình bom tấn hàng đầu từ nhiều thập kỷ trước.

Cùng với những phim do Pixar, DreamWorks, Illumination và các hãng phim khác tạo ra, hoạt hình Trung Quốc đã thống trị các bảng xếp hạng doanh thu phòng vé và đạt thành tích tốt ở các giải thưởng.

Nhưng trong khi những phim đình đám như The Incredibles, Finding DoryFrozen tỏ ra phổ biến ở hầu hết các thị trường, Trung Quốc vẫn là một quốc gia không thể chinh phục.

Thành công của Tràng An cả là một bài học lịch sử lẫn tôn vinh nghệ thuật của hai đại thi hào

Nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng nhất của Hollywood chỉ kiếm được doanh thu khiêm tốn ở Trung Quốc Đại lục, nếu được phát hành ở đó. Tương tự, các tựa anime bom tấn từ Nhật Bản hiếm khi xuất hiện trên bảng xếp hạng phòng vé Trung Quốc.

Super Mario Bros. Movie, phim ăn khách nhất năm nay ở cả phòng vé Mỹ và toàn cầu, đã không thể lọt vào top 10 bảng xếp hạng năm 2023 của Trung Quốc.

Thị hiếu của khán giả Trung Quốc xem ra khó đoán một cách kỳ lạ khi nói đến việc xác định phim hoạt hình phương Tây nào sẽ ăn khách. Phim phát hành thành công nhất là Zootopia năm 2016, thu về gần 240 triệu USD ở Trung Quốc.

Chuỗi phim Kung Fu Panda, không hề bị coi là vô cảm hay chiều chuộng văn hóa — thứ lỗi cho cách chơi chữ — đối với khán giả Trung Quốc, cũng được chào đón với vòng tay rộng mở tương tự.

Một cảnh trong phim bộ hoạt hình truyền hình Trung Quốc Hỉ Dương Dương và Khôi Thái Lang

Trong những năm gần đây, khi thị trường Trung Quốc tái khẳng định sự tập trung vào các sản phẩm nội địa, ngay cả phim hoạt hình cũng bắt đầu đạt tiêu chuẩn tương đương với những phim do Disney và các hãng cùng thời phát hành.

Trước sự thay đổi này, các xuất phẩm hoạt hình chiếu rạp hầu như chỉ giới hạn ở các phim truyện chế tác rẻ tiền ăn theo các chương trình truyền hình nổi tiếng dành cho trẻ em, đáng chú ý nhất là Hỉ Dương Dương và Khôi Thái Lang, đã mang lại tám bộ phim, tất cả đều thành công về mặt doanh thu phòng vé.

Tương tự, Boonie Bears, kể về một cặp động vật có vú trong rừng tên là Briar và Bramble bảo vệ ngôi nhà trong rừng của chúng, đã chuyển thể xuất sắc lên màn ảnh rộng.

Kể từ Boonie Bears: to the Rescue năm 2014, chuỗi phim đã sản xuất khoảng mỗi năm một phim mới và khi chuỗi phim phát triển thì lượng khán giả cũng tăng theo.

Một cảnh từ Boonie Bears: Guardian Code (2023)

Với hoạt hình vi tính không ngừng cải tiến và cốt truyện có tính giải trí ý tưởng, chuỗi phim Boonie Bears đã trở thành trụ cột tại phòng vé Trung Quốc.

Trong xuất phẩm thứ chín, Boonie Bears: Guardian Code, phát hành vào tháng 1 năm 2023, Briar và Bramble được đưa đến viện nghiên cứu robot, ở đó chúng biết được sự thật đáng kinh ngạc về người mẹ đã chết của mình.

Bộ phim đã thu về hơn 220 triệu USD tại các rạp chiếu phim Trung Quốc và hiện là phim hoạt hình nội địa lớn thứ tư mọi thời đại, với các phim khác trong chuỗi phim này chiếm một nửa trong top 10 phim hay nhất mọi thời đại của Trung Quốc.

Bước ngoặt dường như đã đến vào năm 2015, với việc phát hành Monkey King: Hero is Back của Điền Hiểu Bằng.

Một cảnh từ Monkey King: Hero Is Back

Trong một năm mà những bộ phim thành công trong nước như Monster Hunt, Lost in Hong KongGoodbye Mr. Loser cuối cùng cũng mang đến các phim từ những chuỗi đã có uy tín, chẳng hạn như Furious 7Jurassic World, chạy đua kiếm tiền, chuyến phiêu lưu thần thoại của Điền Hiểu Bằng được thực hiện đầy năng lượng và khéo léo đã gây ấn tượng mạnh với khán giả xem phim.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự quen thuộc của nguồn nguyên liệu đã giúp ích — thị trường dường như không bao giờ chán các tác phẩm chuyển thể có Tôn Ngộ Không tinh nghịch — nhưng có lẽ khán giả cũng hưởng ứng với bước nhảy vọt về chất lượng của bộ phim.

Một phần ngân sách đã được huy động thông qua gọi vốn cộng đồng, điều này đã đảm bảo chắc chắn một số khán giả ban đầu.

Hóa ra, phim của Điền Hiểu Bằng còn hưởng lợi từ sự truyền miệng, giúp nó trở thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất ở mọi nơi vào thời điểm đó và vẫn nằm trong top 5 tác phẩm hàng đầu của Trung Quốc cho đến nay.

Một cảnh từ Deep Sea (2023)

Điền Hiểu Bằng trở lại vào năm 2023 với bộ phim thứ hai, Deep Sea, ra rạp ở Trung Quốc nhận phản ứng nồng nhiệt trước khi ra mắt quốc tế tại Liên hoan phim quốc tế Berlin.

Khác biệt hoàn toàn về phong cách và chủ đề so với bộ phim đầu tay của mình, Deep Sea đi ngược lại xu hướng hoạt hình Trung Quốc để chuyển thể các tác phẩm văn học kinh điển đáng kính, thay vào đó lấy tác phẩm của Lewis Carroll và Hayao Miyazaki để kể một câu chuyện đương đại, mới mẻ về gia đình, nỗi buồn và tuổi thiếu niên trong một khung cảnh kỳ ảo.

Với màu sắc rực rỡ và phong cách kết hợp giữa tranh mô phỏng ảnh chụp và ảo giác, Deep Sea là câu chuyện về một cô bé, vật lộn với việc mẹ cô bỏ đi và cha cô tái hôn, đã trốn thoát khi đang đi du thuyền vào một thế giới dưới nước giả tưởng.

Giữ danh hiệu vô đối cho phim hoạt hình Trung Quốc vẫn là Na Tra của năm 2019, thu về 720 triệu USD đáng kinh ngạc ở phòng vé, gần gấp ba lần Tràng An, đối thủ hoạt hình gần nhất của nó.

Nhân vật chính trong một cảnh phim Na Tra (2019)

Chuyển thể từ Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, một thiên anh hùng ca thế kỷ 16 đan xen lịch sử và thần thoại, Na Tra tập trung vào người hùng trẻ tuổi cùng tên, bị thạch quỷ chiếm hữu khi còn trong bụng mẹ.

Bộ phim của đạo diễn Sủi Cảo miêu tả Na Tra là một cậu bé tinh nghịch nhưng đáng yêu, vướng vào mọi rắc rối và phiêu lưu khi cố gắng khai thác sức mạnh của mình và chấp nhận vận mệnh của mình.

Tái hiện táo bạo nhân vật này thành công đến mức đã tạo ra một chuỗi phim Phong thần đối thủ, và thậm chí còn góp mặt trong bộ phim năm 2020 Khương Tử Nha của Trình Đằng, một bản chuyển thể duyên dáng và có căn cứ hơn nhiều một chương khác từ cuốn sách kinh điển của Hứa Trọng Lâm.

Mối liên kết với Na Tra chắc chắn đã giúp bộ phim đó chiếm vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Trung Quốc, giữ nguyên cho đến khi Tràng An xuất hiện.

Nhân vật chính, Khương Tử Nha, trong một cảnh phim cùng tên (2020)

Về cơ bản ghi lại tình bạn lâu dài giữa cặp nhà thơ chiến binh huyền thoại từ những năm 700, Cao Thích và Lý Bạch, Tràng An — được đặt theo tên của cố đô Trung Quốc, trung tâm nghệ thuật đời Đường — thành công cả là một bài học lịch sử lẫn tôn vinh nghệ thuật của hai đại thi hào.

Cao Thích là một quân nhân khắc kỷ, đặt nghĩa vụ với đất nước lên trên hết nhưng kính nể Lý Bạch phóng khoáng, người có thái độ và lối sống theo chủ nghĩa khoái lạc dường như chỉ tiếp thêm ngọn lửa sáng tạo cho những câu thơ rực rỡ, vẫn quan trọng ở ngày nay như khi lần đầu sáng tác.

Là tác phẩm đạo diễn đầu tay của Tạ Quân Vĩ và Trâu Tĩnh, Tràng An (tựa đầy đủ là Tràng An tam vạn lý) rất tôn trọng chủ đề của nó, khiến mỗi bài thơ trở nên sống động trên màn ảnh trong khi tận hưởng cơ hội tái hiện một trong những chương ly kỳ nhất về quá khứ bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc.

Lý Bạch trong phim Tràng An

Với việc làm phim tầm cỡ này đang nổi lên, việc hoạt hình từ Trung Quốc đạt được thành công quốc tế tương tự như của Hollywood, Nhật Bản và hơn thế nữa chỉ còn là vấn đề thời gian.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post