Tin tức

Sự biến mất của những bom tấn 200 triệu USD

24/09/2019

Trong bối cảnh phòng vé ngày càng phân cụm do Disney thống trị, không một bộ phim nào trong năm nay cho đến giờ đứng đầu ở Bắc Mỹ trong khoảng từ 200 đến 300 triệu USD.

Khoảng đầu thế kỷ, có một con số kỳ diệu tại phòng vé Bắc Mỹ: 200 triệu USD. Bộ phim nào vượt qua mốc này đều là một thành công; phim nào thấp quá xa mốc này (trừ phim độc lập và nghệ thuật) nếu không phải là thất bại thì cũng là thất vọng.

Avengers: Endgame đứng đầu phòng vé Bắc Mỹ với 858 triệu USD

Người viết nhớ lại cảm giác nhẹ nhõm mà Paramount cảm nhận được năm 2001 khi bộ phim đầy rắc rối Lara Croft: Tomb Raider thu về được 131 triệu USD ở thị trường Bắc Mỹ (ít hơn một phần so với doanh thu quốc tế). Điều này đủ để xác minh Angela Jolie là một diễn viên vô song và không thể thay thế — và cũng đủ cho hãng phim sai lầm bật đèn xanh cho phần tiếp theo; bạn có thể bán bộ phim được tung ra lần đầu, nó bị phát hiện, nhưng bạn không thể thuyết phục khán giả trở lại cho phần tiếp theo.

Đến cuối thập niên đó, con số ma thuật thay đổi: 100 triệu USD là thức ăn cho gà; 200 triệu USD giờ mới là con số một bộ phim phải vượt qua. Bạn có thể suy rằng đây là sự thay đổi hợp lý, phản ánh rõ rệt lạm phát. Nhưng những con số này vượt xa nguyên nhân từ lạm phát: Doanh số 100 triệu USD năm 2000 tương đương với 127 triệu USD năm 2010; và tương đương 149 triệu USD ngày nay.

Sự thay đổi này đại diện một chuyện khác: Hollywood sẵn sàng liều lĩnh. Canh bạc lớn hơn thì phần thưởng cũng lớn hơn nhiều. Hòa vốn hay gấp đôi chẳng là gì cả; ít nhất phải một vốn bốn lời.

Những người mua vé, được những bài báo lớn dạy dỗ và cỗ máy quảng cáo bất tận rằng những phim đứng đầu phòng vé đứng tách biệt với phần còn lại

Bạn sẽ nghĩ các công ty ngày càng gồng mình trong bối cảnh hãng phim, họ sẽ muốn an toàn. Nhưng cẩn thận, theo họ, có nghĩa là đầu tư vào phần tiếp theo, kể cả khi kinh phí của chúng đội lên đến thiên hà. Không tránh khỏi, con số 200 triệu USD càng được thiết lập thành thước đo thành công, mọi người càng trở nên tham lam hơn.

Giờ thì — bất ngờ nào — 300 triệu USD đôi lúc cũng trở thành vạch ngăn giữa thành công và thất bại cho một phim bom tấn. Kiếm được nhiều hơn vậy ở Bắc Mỹ, bạn thành công chắc cú; kiếm ít hơn chút nào, có ngay một câu hỏi to đùng về việc bạn làm ăn kiểu gì. Hoặc ít nhất là thế, nếu thị trường trong nước không phải là một rổ lỗ để doanh thu nước ngoài bù vào.

Thị trường Mỹ và Canada có quan trọng chút nào không, bạn không cần biết. Các phần tiếp theo nhiều khi được bật đèn xanh từ những bộ phim chỉ thu về hơn 100 triệu USD nội địa (Pacific Rim), và những bộ phim kiếm được hơn một chút có thể bù lại từ quốc tế (như Godzilla: King of the Monsters, 110 triệu USD nội địa và 275 triệu USD quốc tế).

Godzilla: King of the Monsters của Legendary thu chỉ 110 triệu USD ở Bắc Mỹ từ khi ra mắt ngày 31/5/2019, và bám chân chắc ở quốc tế để có doanh thu toàn cầu 385 triệu USD

Đó là tình trạng hiện tại. Nếu đưa con số nội địa lên phương trình, đó là vì bản quyền rồi danh tiếng, và nhận thức hơn là thực tế. Và nhận thức nói rằng: 300 triệu USD là vạch ngăn giữa người thắng và kẻ thua cuộc.

Bây giờ ở đây, tin tức thực sự tồi tệ: ranh giới giữa hai bên trở nên lớn hơn và rộng hơn bao giờ hết, đánh giá từ những con số phòng vé mới nhất.

Quay lại hồi 100 triệu USD còn định nghĩa thành công, nhiều phim thường thường tiền gần mốc đó: thu về khoảng 80 hay 90 triệu USD và vẫn được gọi là thành công “khiêm tốn”. Nhưng giờ chẳng có chuyện thành công khiêm tốn nữa.

Trong tám tháng đầu năm 2019, không một phim nào đứng khoảng mốc 200 tới 300 triệu USD ở Bắc Mỹ, “khoảng xám” phân cách thành công và thất bại.

Sáu phim trong cùng khung thời gian đã thu về hơn 300 triệu USD nội địa, và vài phim còn hơn thế nữa (đứng đầu là Avengers: Endgame với 858 triệu USD, Lion King với 473 triệu USD, Captain Marvel với 427 triệu USD và Toy Story 4 với 420 triệu USD — tất cả đều là phim của Disney). Và năm nay sẽ có kỷ lục sáu phim vượt hơn 1 tỉ USD.

Nhưng hãy xem xét khoảng cách giữa sáu phim đứng đầu phòng vé Bắc Mỹ và phim thứ bảy: Aladdin đứng ở vị trí thứ 6 với 353 triệu USD; tiếp theo, sau một khoảng cách lớn, là Us của Jordan Peele với 175 triệu USD — một bộ phim có lợi nhuận cao, nhưng thậm chí ngửi bụi của các ông lớn.

Câu hỏi là tại sao? Có phải bởi vì đơn giản chỉ là các hãng không làm những bộ phim được mong đợi sẽ làm ăn ổn ở Bắc Mỹ (trừ khi chúng là những phim thể loại như Us)? Hay bởi vì chính khán giả đang tránh xa khu vực giữa, quen nghĩ lớn như các nhà máy sản xuất phim?.

Người viết đoán là lý do thứ hai. Giống như các hãng phim lớn đã ngừng quan tâm đến những phim tàm tạm, vì vậy, những người mua vé, được những bài báo lớn dạy dỗ và cỗ máy quảng cáo bất tận rằng những phim đứng đầu phòng vé đứng tách biệt với phần còn lại.

Đó là một vòng luẩn quẩn: các hãng phim càng bỏ trứng vào một giỏ, khán giả càng nhìn vào cái giỏ đó và không cần phải tìm kiếm nơi khác.

Chiến lược tất-cả-hoặc-không-có-gì này là nguy hiểm. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi có quá nhiều bom tấn thất bại — và không chỉ bị hụt hẫng mà còn có tiếng sấm sét, đập phá, nứt xương. Và khi điều đó xảy ra nhiều lần, hậu quả sẽ rất tàn khốc. Các hãng phim sẽ sụp đổ, toàn bộ đội ngũ nhân viên sẽ mất việc.

Hãng Fox đã thấy những hậu quả đó. Với tất cả ý định và mục đích, với tư cách là một hãng phim, nó đã không còn tồn tại. Disney gần đây đã làm rõ con số đáng thất vọng của mình như thế nào và đưa bộ phận tầm trung duy nhất, Fox 2000, ra rìa, thực sự trở thành một phần của Sony. Chắc chắn, các công ty nào khác đặt cược quá lớn cũng sẽ biến mất.

Chúng ta ở một bước ngoặt. Hollywood đang cho phép những khối tài sản lớn ở phòng vé rơi ra ngoài biển khơi, cũng y như những vách đá nơi các ông trùm thích xây dựng nhà của họ đổ sụm. Nhưng những tài sản đó có giá trị và cần bảo vệ.

Toàn bộ ngành công nghiệp phải lùi lại và xem xét kết quả lâu dài. Các trò đánh bạc khổng lồ không chỉ đơn giản kết quả là thắng lớn mà cả thua lỗ lớn — có thể không phải trong năm nay hay thậm chí là tiếp theo mà là một lúc nào đó trong tương lai gần. Và khi những mất mát đó đến, chúng sẽ trở thành thảm họa.

Trừ khi ngành này đặt mục tiêu chiếm lại vị trí trung gian — mặt bằng đã bị từ bỏ hoàn toàn ở phòng vé năm nay — không thì chẳng còn ngành công nghiệp nào cả.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter