Con quái vật trỗi dậy từ thời đại hạt nhân hoang tưởng những năm 50 là hợp với thời đại hậu Fukushima của chúng ta.
Khán giả phương Tây đã trải qua hơn nửa thế kỷ nghĩ đến Godzilla như là
con khủng long lố bịch bằng cao su, một nền văn hóa “Vua Quái vật” vứt
đi của Nhật Bản bị nhốt vào những cuộc chiến bất tận với bướm khổng lồ,
rồng, ta-tu và rôbô kích thước bằng tòa nhà chọc trời. Ngược với phe
này, có vẻ thật ngạc nhiên khi nghe Gareth Edwards, đạo diễn phim
Godzilla
mùa hè năm nay, tuyên bố ý định của anh miêu tả quái vật này là “một
thế lực tự nhiên, như sự phẫn nộ của Chúa hoặc sự báo thù vì cách chúng
ta đối xử với thiên nhiên.”
Song, ý tưởng giới thiệu Godzilla như
điềm báo ngày tận thế do loài người tạo ra không đơn giản là một phim
khởi động lại đầy gai góc khác. Trở về 60 năm đến một giai đoạn gần như
bị lãng quên trong lịch sử loạt phim này: câu chuyện bi thương về di
chứng hạt nhân được thuật lại trong bộ phim gốc
Gojira năm 1954.
Cảnh trong phim Gojira (1954)
Phát hành cùng năm với
Seven Samurai, phim
Gojira hoàn
toàn khác những hậu duệ loại B của nó. Đây là câu chuyện ẩn ý nghiêm
túc, dụng ý làm khán giả trưởng thành bàng hoàng và khiếp sợ. Danh mục
những hình ảnh kinh hoàng trong phim - thành phố chìm trong biển lửa,
bệnh viện bị quá tải, trẻ em nhiễm phóng xạ - tất cả quá quen thuộc với
khán giả mà ký ức về Hiroshima và Nagasaki vẫn chưa đầy một thập kỷ.
Đối với những khán giả đầu tiên năm 1954,
Gojira
còn gợi lên một thảm kịch đau lòng gần đấy. Tháng 3 năm đó, thủy thủ
đoàn của con tàu có tên Daigo Fukuryu Maru (còn gọi là Lucky Dragon 5)
đang đánh bắt cá ngoài khơi quần đảo Marshall, chuỗi đảo san hô ở bắc
Thái Bình Dương mà Mỹ đã chiếm đoạt từ Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2.
Ngay trước bình minh, thủy thủ đoàn nhìn thấy ánh sáng chói lóa trên bầu
trời và nghe âm thanh như tiếng sấm. Chiều tối, vài người trong bọn họ
buồn nôn và bị những vết bỏng kỳ lạ; những người này bị bệnh vì nhiễm
xạ.
Khi Mỹ thừa nhận rằng thủy thủ đoàn của tàu Lucky Dragon bị
nhiễm bụi phóng xạ từ thử nghiệm bom khinh khí bí mật ở đảo Bikini
Atoll, người Nhật ngay lập tức phản ứng giận dữ. Những tàu đánh cá khác
chẳng mấy chốc cũng trong tình trạng tương tự, và rút khỏi thị trường cá
ngừ sinh lợi. Khi nhân viên trực thông tin của tàu Lucky Dragon qua đời
vào mùa thu năm đó, 400.000 người đã đến viếng đám tang ông.
Trong bầu không khí căng thẳng này, cảnh mở màn của
Gojira
chắc chắn là không thể khiêu khích hơn. Tiếng thình thịch và tiếng gào
đáng sợ cùng cảnh mở màn hoang tàn, trước khi chuyển sang cảnh boong tàu
đánh cá ở Thái Bình Dương, nơi thủy thủ đoàn đang thư giãn, chuyện trò
và chơi đàn ghi-ta. Đại dương bắt đầu sôi sục. Thủy thủ bị lòa mắt và
bỏng khi họ chạy trốn trong kinh hoàng.
Nhưng tại sao lại đưa một phát biểu chính trị kích động như thế trong một phim quái vật?
Nguồn gốc của Godzilla
Cảnh trong phim King Kong (1933)
Câu trả lời ở Tomoyuki Tanaka, nhà sản xuất phim tại Toho Studios ở
Tokyo, nhận thấy bản thân đối mặt với một thảm họa nghề nghiệp đầu năm
1954. Bộ phim ông đã chuẩn bị bao lâu vừa sụp đổ, làm Tanaka lâm vào một
tình thế khó khăn với lịch phát hành phim mùa thu của mình. Ông là
người say mê điện ảnh về quái vật của Mỹ kể từ phim
King Kong năm 1933 và gần đấy đã biết về một phim tương tự mới nhất,
The Beast from 20,000 Fathoms,
phát hành năm 1953. Ông tự hỏi liệu ông có thể sử dụng một ý tưởng
tương tự để khám phá nỗi khiếp sợ của người Nhật về việc sử dụng vũ khí
hạt nhân thời hậu chiến không?
Tanaka tuyển nhà viết kịch bản
phim khoa học giả tưởng Shigeru Kayama xây dựng kịch bản và bắt đầu thảo
luận dự án phim với hai thành viên khác của Toho: chuyên gia hiệu ứng
đặc biệt Eiji Tsubaraya và đạo diễn Ishiro Honda.
Mỗi người có
kinh nghiệm và hoàn cảnh lạ thường. Tsubaraya là một thiên tài cơ khí
khẳng định đã tạo nên chiếc máy quay phim đầu tiên của mình thưở còn bé.
Trong chiến tranh, ông còn chuyên về làm mô hình cho các phim tuyên
truyền của Nhật. Vì thế, theo truyền thuyết, thực tế là màn dựng cảnh
ném bom Trân Châu cảng của ông mà lực lượng chiếm đóng của Mỹ cho là
thật và gửi về nước để sử dụng trong phim thời sự.
Tsubaraya đồng
ý đảm nhận nhiệm vụ lớn lao tái tạo và phá hủy một mô hình thành phố
Tokyo để đáp lại giá trị ngang bằng với vị đạo diễn phim. Đây là Ishiro,
cựu quân nhân sống sót qua vụ đánh bom Tokyo rồi bị bắt và giam cầm ở
Trung Quốc.
Kế hoạch phá hủy thủ đô không phải là không có vấn
đề. Hai thành viên của nhóm làm phim bị nhân viên an ninh giam giữ vì họ
đứng trên mái nhà của một cửa hiệu, thảo luận về dấu vết tàn phá mà
Gojira sẽ đi cắt qua thành phố.
Tanaka đã làm thế nàoTrở
lại trường quay, Tsubaraya tiếp tục giải quyết vấn đề con quái vật sống
động như thật của mình. Ông xây dựng một bộ đồ khủng long cao su, gia
cố bằng thanh tre, với hàm có thể cử động theo ý muốn nhờ kỹ thuật viên
bên trong. Ông sẽ, ông quyết định, quay các cảnh quái vật ở tốc độ nhanh
gấp đôi, sau đó làm chậm lại để tạo cảm giác bước đi nặng nề.
Cảnh hậu trường phim Gojira (1954)
Kỹ thuật này được gọi là “suitmation” (diễn viên khoác lên người bộ đồ
quái vật), và trở thành một phần không thể thiếu của những tín đồ phim
Godzilla về sau. Hai diễn viên đóng Godzilla đã dựa vào màn trình diễn
những chú gấu ì ạch ở thảo cầm viên Tokyo, nhưng bộ đồ quái vật bằng cao
su dày, kết hợp với hệ thống chiếu sáng đòi hỏi quay với tốc độ gấp
đôi, hạn chế diễn xuất của họ. Không ai trong hai diễn viên có thể chịu
quá hai phút trong bộ đồ, và cả hai thường bị ngất vì căng thẳng. Một
trong hai người đã sụt khoảng 9kg trong quá trình quay phim, và mồ hôi
ướt đẫm phục trang vào cuối mỗi cảnh quay.
Sự thật quá trần trụi?Phim
gây nên bất đồng ở Nhật Bản. Khán giả lũ lượt bỏ về, song nhiều nhà phê
bình cảm thấy bối cảnh ảm đạm và công khai nhắc đến thảm kịch tàu Lucky
Dragon là hoàn toàn thiếu tế nhị. Mối bận tâm về năng lượng hạt nhân
của phim thì ngay cả những nhà phát hành Mỹ cũng chấp nhận kém, sau khi
mua bộ phim, bắt đầu quay lại trên diện rộng và cắt gọt cho thị trường
phương Tây.
Được phát hành với tên
Godzilla, King of the Monsters!
năm 1956, phim bị các nhà phê bình chỉ trích gay gắt (một trong số đó
phàn nàn “một con khủng long làm bằng cao su và xe lửa đồ chơi trị giá
chừng 20 đôla”) nhưng lại là một thành công đối với công chúng, những
người lũ lượt kéo đến xem cái mà áp phích phim gọi là “nỗi kinh hoàng
hấp dẫn”. Lạ lùng thay, phiên bản dựng lại này thậm chí còn xuất sang
Nhật Bản lần nữa, ở đó khán giả kéo nhau xem lại với phụ đề.
Kẻ thù kỳ lạ
Cảnh trong phim Godzilla vs. Mechagodzilla (1974)
Có vẻ những gì công chúng muốn không phải là câu chuyện hư cấu ảm đạm về
hạt nhân mà là phim về quái vật, và hãng Toho đã buộc họ phải xem.
Những năm sau đó, Tanaka chịu trách nhiệm phát triển sinh vật nổi tiếng
nhất trong một thể loại phim mới gọi là kaiju (quái vật), chiến đấu với
loạt kẻ thù kỳ lạ: Mechagodzilla (Godzilla máy), Mothra (Bướm khổng lồ),
con của Godzilla. Triết lý chính trị và nỗi khiếp sợ hiện hữu trong bộ
phim đầu tiên chẳng mấy chốc trở thành chẳng hơn gì một chú thích
đen-trắng.
Mặc dù tiếng tăm quốc tế của con thằn lằn khổng lồ này
gia tăng, các phim Godzilla trong những năm qua thu hút nhiều ‘fan’ của
thể loại phim quái vật chiến đấu nhau hơn là khán giả phim trào lưu.
Godzilla vắng bóng chín năm từ 1975 đến 1984, và sau tác phẩm đặc biệt
kỷ niệm 50 năm gây thất vọng,
Final Wars năm 1994, trong một thập kỷ hãng Toho đã bỏ loại phim này và từ chối nhượng quyền hay làm bất kỳ phim nào.
Tuy
nhiên, những sự kiện gần đây, cho thấy rằng đây có thể là lúc thích hợp
để Godzilla tái xuất. “Vào những ngày ngay sau thảm họa Fukushima năm
2011,” William M Tsutsui, một chuyên gia Nhật Bản và nhà lịch sử về nước
Mỹ quan sát thấy, “Lượng truy cập Godzilla trên Google tăng vọt. Khán
giả trở lại tìm phim này.”
Đóng góp của Gareth Edward vào lịch sử
Godzilla, trong bối cảnh hậu quả của rò rỉ phóng xạ Fukushima và khơi
lại nỗi kinh hoàng và một thập kỷ thảm họa tự nhiên, có vẻ đưa ra một
cách tiếp cận nghiêm túc. Nhưng nếu có một thứ mà loạt phim này lấy làm
hài lòng khi chứng minh hơn 60 năm qua, thì đó là con quái vật nổi tiếng
nhất này của Nhật Bản luôn có khả năng trỗi dậy.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Calgary Herald
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi