Tin tức

Tạo giá trị gia tăng cho điện ảnh Trung Quốc

06/04/2012

Giả Chương Kha, đạo diễn người Trung Quốc nổi tiếng với các bộ phim nghệ thuật, đã lên kế hoạch xây các rạp chiếu phim đặc biệt dành cho thể loại này để phục vụ khán giả yêu nghệ thuật.

Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng điện ảnh mang tính tiên phong của đạo diễn nổi tiếng này cần được hoan nghênh.

Giả Chương Kha

Bắc Kinh muốn trở thành nam châm hút tài năng nghệ thuật. Nhưng phim nghệ thuật lại không có ngôi nhà riêng. Rạp MOMA Broadway Cinematheque, cách khu vực trung tâm Đông Trực Môn khoảng 15 phút đi xe, là nơi duy nhất trong cả thành phố tập trung vào phim nghệ thuật thay vì phim có sức hút rộng rãi hơn.

Giả Chương Kha đang muốn thay đổi điều đó.

Đạo diễn của các tác phẩm như Tiểu VũStill Life gần đây vừa thông báo qua trang tiểu blog rằng ông đang tìm địa điểm xây dựng các rạp chiếu phim nghệ thuật. Ông muốn xây 100 rạp kiểu này toàn quốc, bắt đầu ở thủ đô. “Tôi đang tìm hiểu khu vực miền đông thành phố. Tôi muốn được phục vụ khán giả trẻ yêu phim nghệ thuật,” ông viết.

Rạp chiếu của Giả Chương Kha dự tính sẽ có 100 chỗ ngồi và vì là chủ, ông có thể chiếu phim tùy ý thích. Các nhà làm phim khác như Hà Bình và Vương Tiểu Soái đều lên tiếng ủng hộ.

Thật kỳ lạ là một thành phố 20 triệu người lại không có chỗ chiếu các bộ phim không mang tính thương mại. MOMA Broadway vẫn phần nào được chống đỡ bởi doanh thu từ các phim bom tấn. Thật khó cũng có thể trách các nhà đầu tư không muốn bước vào một mối đầu tư với khả năng thu lợi nhuận khá khiêm tốn.

Ở Trung Quốc có một hiện tượng gọi là “tham quan một ngày”, tức là khi bộ phim mới ra mắt, nó sẽ được chiếu thử một ngày và nếu không có sự ủng hộ như mong muốn, sẽ không được tiếp tục chiếu nữa. Thời gian chiếu lại là buổi chiếu sớm trong ngày, khó mà thu hút được khán giả nếu phim không có ngân sách quảng bá lớn hay diễn viên đầy sao.

Năm 2006, Still Life của Giả Chương Kha ra rạp cùng Hoàng kim giáp của Trương Nghệ Mưu. Biết trước số phận của bộ phim của mình, Giả Chương Kha đã lên tiếng chỉ trích những bộ phim cổ trang vô bổ đàn áp tác phẩm đầy ý thức xã hội từng đoạt giải Sư tử vàng của ông.

Dù giới làm phim ủng hộ ông, khán giả lại không. Họ kéo nhau đến xem phim kiếm hiệp cổ trang lung linh của Trương Nghệ Mưu. Chủ rạp cũng mở một buổi chiếu đặc biệt khi Giả Chương Kha đến giới thiệu phim của mình nhưng không lâu sau đó, phim được ngừng chiếu.

Still Life, bộ phim về Đập Tam Hiệp của Giả Chương Kha

Còn một áp lực khác còn nguy hiểm hơn cạnh tranh khắc nghiệt. Đó là nạn sao chép phim trái phép. Thống kê cho thấy khán giải thường tải phim lâu trên mạng với phim như của Giả Chương Kha nhiều hơn là với phim của Trương Nghệ Mưu. Phim nghệ thuật dù sao cũng không yêu cầu phải có dàn âm thanh quá hiện đại, hay màn hình rộng hay cả bỏng ngô.

Hơn nữa, các phim ngân sách thấp có doanh thu phòng vé lớn hơn mọng đợi thường có những yếu tốt ngoại lệ - các ngôi sao. Buddha Mountain thì có Phạm Băng Băng, Love for Life có Chương Tử Di, cả hai đều là các ngôi sao lớn xuất hiện trước công chúng mỗi năm phải hơn 100 lần, cho phép bộ phim được tuyên truyền rộng rãi hưon. Love is Not Blind là một bộ phim hài thành thị hiếm thấy thực sự kết nối được với khán giả và được truyền miệng rộng rãi.

Deep in the Cloud, một bộ phim khác từng được nhiều giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải cùng đánh giá cao của nhiều nhà phê bình, đã có phương pháp quảng bá táo bạo: không cho ra mắt phim đĩa, kể cả trong quá trình quảng bá và chỉ chiếu một hai buổi một tuần ở MOMA Broadway. Khán giả dù lục lọi khắp mạng internet nhưng không thể tải được phim này về. Giờ phim vẫn đang được chiếu ở rạp và luôn kín chỗ.

Ở Trung Quốc, có vài cách để phim giữ được sức sống. Trước hết là sự ủng hộ của chính phủ. Chính phủ đánh thuế 5% đối với doanh thu phòng vé. Tại sao không thể dùng tiền này để giúp các bộ phim không có nhiều sức hút thương mại nhưng lại có ý thức xã hội? Họ cũng có thể miễn khoản thuế này cho các bộ phim này.

Các ngôi sao lớn có thể ủng hộ các phim nghệ thuật bằng cách yêu cầu tiền thu lao ít hơn. Lưu Đức Hoa là một diễn viên như thế. Khi đóng A Simple Life, anh cũng bỏ tiền đầu tư cho bộ phim. Bộ phim là một bức tranh sống động về đạo đức con người khi kể về cuộc đời của một người giúp việc, có nhiều điểm tương đồng với bộ phim Hollywood The Help.

A Simple Life

Yếu tố thứ ba là sự đổi mới trong cách phân phát phim. Phim ra mắt ở rạp là điều nhà làm phim nào cũng muốn nhưng cả những phim nghệ thuật nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Trong thời đại này, việc chiếu phim trực tuyến cũng có thể là một cách, nếu có cách thu tiền vé hiệu quả.

Đẻ tạo trải nghiệm xem phim, các địa điểm khác ngoài rạp chiếu cũng có thể được thử nghiệm, như quán cà phê hay bảo tàng. Xem phim có thể kết hợp với thảo luận, triển lãm…Có nhiều cách để tạo giá trị gia tăng cho bộ phim.

Tác giả bài viết này có một người bạn đang tu trang lại Bảo tàng Thiên niên kỷ Trung Quốc. Nó sẽ trở thành Bảo tàng Nghệ thuật số. Với ba phòng chiếu phim nhỏ, cô muốn biến bảo tàng thành điểm nóng của phim nghệ thuật.

“Sẽ không có bộ phim thương mại nào cả,” Trần Thái Vân nói. “Đó sẽ là thiên đường cho khán giả muốn xem phim chất lượng. Sẽ có cả phim ngắn và phim tài liệu.”

Nếu có thể thuyết phục đủ người đổi thói quen xem phim, có thể một ngày Bắc Kinh sẽ giống như New York, một thành phố của nghệ thuật đa dạng, dù ngày đó có còn xa tới đâu đi nữa.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi