Tin tức

The Journalist: Bộ phim Nhật Bản phản ánh bê bối chính trị gần đây của chính phủ Shizo Abe

04/11/2019

Bộ phim Nhật Bản The Journalist đã làm dấy lên sự quan tâm ở Hàn Quốc vì hai lý do.

Đầu tiên là diễn viên Hàn Quốc Shim Eun Kyung đóng vai chính trong bộ phim, một phóng viên người Nhật gốc Hàn du học ở Mỹ đang cố gắng lật tẩy tham nhũng của chính phủ. Một điều nữa đây là bộ phim hiếm hoi của Nhật Bản chỉ trích công khai chính quyền hiện tại - dựa trên cuốn tiểu thuyết Shinbun Kisha (dịch là The Journalist) của phóng viên Isoko Mochizuki từ tờ Tokyo Shimbu và vụ điều tra bê bối chính trị liên quan đến Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và vợ, Akie Abe, về việc xây dựng Moritomo Gakuen, một học viện đào tạo tư nhân. Điều hành nhà trường này đã sử dụng quan hệ chính phủ có được đất thuộc sở hữu nhà nước với giá rẻ để xây dựng một trường tiểu học tư thục. Hồ sơ của Thủ tướng Abe và vợ có liên quan đã bị xóa khỏi tất cả các tài liệu liên quan.

Phim theo chân nhà báo Erika Yoshioka của The Toto Shinmun điều tra một trường y khoa mới mà chính phủ đang xây dựng làm vỏ bọc để tiến hành các thử nghiệm bất hợp pháp. Văn phòng Nghiên cứu và Tình báo Nội các Chính phủ Nhật Bản cố gắng hết sức để che giấu dấu vết của mình và bưng bít công chúng. Cuối cùng cô cũng biết rằng mình không đơn độc: một quan chức ưu tú Takumi Sugihara (do Tori Matsuzaka thủ vai) và các cá nhân khác giúp Yoshioka khám phá sự thật về ảnh hưởng thao túng của chính quyền đối với dư luận và truyền thông.

Diễn viên Hàn Quốc Shim Eun Kyung vào vai nhà báo Erika Yoshioka

Trong thực tế, mặc dù nhiều vụ bê bối chính trị có thể lật đổ chính phủ hiện tại trong những năm qua, công chúng Nhật Bản vẫn không biết gì về chính trị trong nước nói chung, theo đạo diễn của bộ phim Michihito Fujii.

“Khi bộ phim được phát hành lần đầu tại Nhật Bản, khán giả trẻ nghĩ rằng toàn bộ bộ phim là hư cấu. Phần lớn nói họ không biết rằng điều đó thực sự đã xảy ra,” đạo diễn nói. Trong thời đại này, nơi tin tức giả mạo và vai trò của truyền thông và thông tin mà nó cung cấp không rõ ràng, tôi muốn bộ phim nói với giới truyền thông rằng họ cần có sức mạnh để nghi ngờ cách làm của chính phủ.”

Tuy nhiên, đạo diễn tâm sự rằng ngay cả ông cũng thuộc thế hệ thờ ơ với chính trị hằng ngày. Hơn nữa, Fujii cho biết thêm ông hầu như không đọc tin tức qua các tờ báo, mà dựa vào internet để xem tin, đó là lý do tại sao hai lần ông từ chối cơ hội chỉ đạo bộ phim này.

Takumi Sugihara (Tori Matsuzaka, trái)

“Tuy nhiên, người ngồi cạnh tôi rất kiên trì,” ông Fujii nói, đề cập đến nhà sản xuất Mitsunobu Kawamura. “Kawamura đã thuyết phục tôi rằng bởi vì tôi không biết nên việc tôi chỉ đạo mới quan trọng. Anh ấy bảo tôi rằng bộ phim phải được nhìn từ góc nhìn mới mẻ của thế hệ trẻ không quan tâm đến chính trị hiện tại.”

Mặc dù báo chí truyền thống đang lỗi thời đối với người trẻ, nhà sản xuất nhấn mạnh rằng báo chí vẫn là trái tim của truyền thông.

“Tại Nhật Bản, rất [có lợi cho] chính quyền khi công chúng không đọc báo,” Kaw Kawamura nói. “Tôi tin rằng doanh thu bán báo và sự quan tâm đến chính trị tỷ lệ thuận và theo dõi những gì đang diễn ra trong chính trị có liên quan đến việc bảo vệ nền dân chủ. Vì vậy, tôi hy vọng các tờ báo trong tương lai [nhận ra tầm quan trọng của mình] và đáp ứng mong đợi là phương tiện cung cấp thông tin [cần thiết] quan trọng.”

Cảnh trong phim

Trong khi đó, đạo diễn đã sử dụng bộ phim để thăm dò sâu hơn vào lĩnh vực báo chí.

“Tôi đã phỏng vấn một số phóng viên cho bộ phim và thấy rằng có một niềm tin bao trùm: tất cả họ đều có lòng tin vào sức mạnh của ngôn từ nhưng đồng thời lại nghi ngờ điều đó,” Fujii nói. “Có một cảnh trong phim cho thấy quá trình bài báo được viết bởi một phóng viên được biên tập, in và truyền cho công chúng. Tôi nghĩ đó là bản chất của bộ phim. Trong khi chúng ta đọc các bài báo, chúng ta cũng cần suy nghĩ về cách chúng ta chấp nhận và hình thành quan điểm riêng của mình đối với vấn đề. Đó là điều tôi rút ra được từ việc làm phim.”

Mặc dù không có áp lực trực tiếp từ chính phủ trong quá trình làm phim, bộ phim phải đối mặt với những trở ngại khi thúc đẩy phát hành vì nó chỉ được phép quảng cáo trên báo và mạng xã hội. “Tất cả các phương tiện truyền thông, thậm chí cả đài phát thanh, đều từ chối [quảng bá cho bộ phim của chúng tôi],” nhà sản xuất nói. “Đó là một dạng áp lực bất thành văn [từ chính phủ].”

Erika Yoshioka nhận phản hồi và bàn luận về bài báo của cô với biên tập viên

Tuy nhiên, cả đạo diễn và nhà sản xuất đều phủ nhận tin đồn rằng Shim Eun Kyung được chọn do các diễn viên Nhật Bản từ chối.

“Chúng tôi không đề nghị vai diễn cho bất kỳ ai khác ngoại trừ Shim,” Kawamura nói. “Tôi nghĩ rằng Shim Eun Kyung phù hợp vai Yoshioka một cách hoàn hảo với trí tuệ và những bản sắc đa dạng mà cô đã hình thành [trong suốt sự nghiệp của mình.]”

Đạo diễn cũng khen ngợi màn trình diễn của Shim Eun Kyung. “Cô nói với tôi rằng phim Hàn thường được sản xuất chậm chạp, trong tối thiểu ba tháng,” Fuji nói. “Tuy nhiên, các bộ phim Nhật Bản được quay theo một lịch trình rất chặt chẽ - chủ yếu chỉ mất chưa đầy một tháng - mà Shim Eun Kyung thích nghi rất tốt, ngay cả với rào cản ngôn ngữ, và [cô] đã diễn xuất tuyệt vời bằng tiếng Nhật.”

Nhà sản xuất The Journalist Mitsunobu Kawamura, trái, và đạo diễn Michihito Fujii tại buổi họp báo quảng bá cho bộ phim ở Apgujeong CGV Seoul. Shim Eun Kyung không tham gia sự kiện này

Bộ đôi bày tỏ sự phấn khích về việc phát hành bộ phim tại các rạp chiếu Hàn Quốc. “Tôi nghĩ rằng công chúng Hàn Quốc quan tâm đến chính trị hơn người Nhật Bản,” đạo diễn lưu ý. “Vì vậy tôi tò mò muốn xem khán giả Hàn Quốc sẽ phản ứng thế nào khi thấy vai trò của truyền thông và đặc biệt là cuộc đấu tranh của một cá nhân đứng lên chống lại số đông.”

Kawamura đồng ý với đạo diễn.

“Bất kể mối quan hệ ngoại giao nhạy cảm giữa hai nước, tôi nghĩ rằng thảo luận về vai trò của báo chí là một cuộc thảo luận chung có thể có ở bất cứ đâu trên thế giới.”

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily