Đại dịch Covid-19 chắc chắn đã tàn phá thế giới, nhưng ít nhất nó đem đến một mục đích cho một đạo diễn.
Trương Lục, đạo diễn Trung Quốc đứng sau các bộ phim như
Desert Dream (2007) và
Scenery (2013), đang dạy học ở Hàn Quốc quay về Trung Quốc trong đại dịch và buộc phải cách ly.
Tân Bách Thanh trong một cảnh phim The Shadowless Tower của đạo diễn Trung Quốc gốc Hàn Trương Lục
|
“Tôi ở trong phòng khách sạn suốt hai tuần,” ông nói với
South China Morning Post trong một phỏng vấn tại Liên hoan phim quốc tế Berlin, nơi tác phẩm mới của anh,
The Shadowless Tower,
vừa được công chiếu tranh giải. “Trong hoàn cảnh như vậy, bạn bắt đầu
có những ý tưởng và hồi ức và tôi nhận ra mình thực sự nhớ tòa tháp đó!”
“Tháp
đó” là một ngôi chùa Phật giáo thế kỷ 13, một ngôi chùa màu trắng ở
quận Tây Thành của Bắc Kinh, một khu vực ông biết rất rõ.
“Đó là
một công trình rất cổ,” Trương Lục giải thích. “Hồi xưa người ta có một
kỹ thuật thú vị. Họ tính toán ánh sáng. Vì vậy, trên thực tế, tòa tháp
thực sự không đổ bóng, hoặc bạn không thể nhìn thấy bóng của nó.”
Hoàng Nghiêu (trái) và Tân Bách Thanh trong một cảnh phim
|
Nó khiến Trương Lục nghĩ về cái bóng mà chúng ta tạo ra với tư cách là
con người. “Không mấy ai quan tâm đến cái bóng của mình. Cái bóng phản
ánh chính mình, phải không? Nhưng trong những bối cảnh cảm xúc nhất
định, bạn có thể bắt đầu chú ý đến cái bóng của mình. Tại sao? Bởi vì
tôi nghĩ cái bóng là sự khẳng định bản thân.”
Đó là cách tao nhã
phản ánh hành trình trong phim của hai nhân vật chính, những người bị
lôi kéo vào một mối tình lãng mạn vu vơ từ tháng 5 đến tháng 12. Cả hai
đều không có bóng dáng cha mẹ trong đời.
Cốc Văn Thông trung niên
(do Tân Bách Thanh thủ vai) là blogger ẩm thực và là ông bố đơn thân,
có cha (Điền Tráng Tráng) đã biến mất sau một sự cố đáng xấu hổ trong
quá khứ khiến gia đình tan nát.
Trong khi đó, Âu Dương Văn Tuệ
trẻ hơn (Hoàng Nghiêu), một nhiếp ảnh gia, là trẻ mồ côi, cô dành cả
ngày để làm tình nguyện tại nhà trẻ nơi cô lớn lên.
Điều gây ấn tượng trong phim của Trương Lục là chân dung rất hiện đại về phụ nữ: Âu Dương Văn Tuệ khí chất và có đầu óc độc lập
|
“Cô ấy muốn biết cha mẹ mình là ai nhưng không thể,” Trương Lục nói. “Cô
ấy có thể trở lại cô nhi viện nhưng không thể tìm ra cha mẹ mình là
ai.”
Nếu điều này nghe có vẻ bi thảm, thì chính Cốc Văn Thông mới
là người bất hạnh hơn trong hai người, bị kẹt trong vòng xoáy bất mãn,
một chương của cuộc đời anh không thể khép lại hoàn toàn — ít nhất là
cho đến khi anh phát hiện ra cha mình thực sự đang sống ở một thị trấn
ven biển cách Bắc Kinh 300km (186 dặm) về phía đông bắc.
Người
cha già thậm chí còn bí mật thực hiện các chuyến đi bằng xe đạp đến
thành phố để theo dõi con trai mình và cuối cùng chính Âu Dương là người
thúc đẩy Cốc Văn Thông kết nối lại.
Điều gây ấn tượng trong phim của Trương Lục là chân dung rất hiện đại về phụ nữ: Âu Dương Văn Tuệ khí chất và có đầu óc độc lập.
Âu Dương Văn Tuệ trẻ hơn (Hoàng Nghiêu), một nhiếp ảnh gia, là trẻ
mồ côi, cô dành cả ngày để làm tình nguyện tại nhà trẻ nơi cô lớn lên
|
Đôi khi, Văn Tuệ quá thẳng thắn, hỏi một người mẹ trên xe buýt rằng đứa
trẻ đi cùng cô ấy có phải là “con đẻ” của cô ấy và lãnh ngay phản ứng.
Nhưng có điều gì đó rất táo tợn về hành vi của cô ấy. “Bạn trai tôi già
quá phải không?” cô nhận xét, ý thức rất rõ khoảng cách tuổi tác giữa
hai người. Trên thực tế, dường như cô không quan tâm người khác nghĩ gì.
“Tôi
nghĩ ở Trung Quốc, vai trò của phụ nữ đã thay đổi rất nhiều và phụ nữ
được tự do và thể hiện nhiều hơn so với trước đây,” Trương Lục nói. “Tôi
cho rằng không chỉ Trung Quốc mà hầu hết mọi nơi trên thế giới, phụ nữ
trong xã hội giờ đây đã khác.
“Tôi nghĩ phụ nữ Trung Quốc mạnh mẽ
hơn đàn ông Trung Quốc rất nhiều. Nếu bạn nhìn đội tuyển bóng đá Trung
Quốc, tuyển nữ giỏi hơn nhiều! Vì vậy, có lẽ phim của tôi chỉ nói lên
thực tế thôi mà.”
Cốc Văn Thông mới là người bất hạnh hơn trong hai người, bị kẹt
trong vòng xoáy bất mãn, một chương của cuộc đời anh không thể khép lại
hoàn toàn
|
Thậm chí có thể đi xa hơn để miêu tả Trương Lục là một nhà nữ quyền. Ông
cảm thấy phụ nữ can đảm hơn đàn ông và “đối phó tốt hơn” với việc ly
thân và ly hôn. “Trong khi đàn ông, họ cô đơn và uống rượu!”
Trương
Lục trích dẫn cảnh trong phim khi một số bạn học cũ — tất cả đều là đàn
ông — tụ tập, tất cả đều rơm rớm nước mắt trước những bất hạnh của họ.
Tất cả chỉ ra một thực tế mới, đó là đơn vị gia đình không còn là điều
hiển nhiên nữa.
“Quan niệm về gia đình đã thay đổi rất nhiều ở
Trung Quốc,” ông nói. “Kinh tế, lối sống, xã hội, mọi thứ đang thay đổi.
Và vì vậy các gia đình cũng đã thay đổi.”
Bộ phim cũng đề cập
đến các giá trị kiểu xưa, như lễ độ. Cốc Văn Thông được coi là quá lễ độ. Đó có phải là một lỗ hổng của nhân vật? Đó có phải là một khái
niệm lỗi thời?
Đạo diễn Trương Lục (thứ hai từ phải) trên trường quay The Shadowless Tower
|
“Trong văn hóa Trung Quốc, lễ độ chắc chắn được coi là một nét tính
cách rất tích cực,” Trương Lục đáp. “Và mọi người đếu cố gắng lễ độ,
thành thực hay không. Nhưng bạn cũng có thể nói rằng quá khách khí, quá lễ độ… lại tạo ra khoảng cách giữa người với người và tạo
ra sự cô đơn, bởi vì bạn tách mình ra khỏi những người khác.”
The Shadowless Tower
còn đánh dấu là phim đầu tiên của Trương Lục lấy bối cảnh Bắc Kinh. “Đó
là nơi tôi đã sống lâu nhất, nhưng trước giờ tôi vẫn chưa làm phim về
Bắc Kinh. Vì vậy, đối với bộ phim này nói riêng, có rất nhiều cảm xúc
liên quan.”
Ông đặc biệt bị thu hút với ý tưởng về sự thay đổi
nhanh chóng ở một thành phố điên cuồng như Bắc Kinh, thế mà cảnh quan
khu phố cụ thể này vẫn giữ nguyên, quá khứ vẫn còn đọng lại. Ông nói:
“Nếu về mặt vật chất, địa điểm không có gì thay đổi, thì thời gian vẫn
được bảo toàn.”
Hai diễn viên chính cùng đạo diễn Trương Lục xem lại cảnh quay. The Shadowless Tower đánh dấu bộ phim đầu tiên của Trương Lục lấy bối cảnh ở Bắc Kinh
|
Mặc dù Bắc Kinh hiện là quê hương của ông, Trương Lục sinh ra ở Khu tự
trị Hàn Quốc Diên Biên, thuộc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc, năm 1962.
Chính ở đây, ông đã dạy văn học Trung Quốc tại trường đại học, đồng thời
viết tiểu thuyết và truyện ngắn.
Sự nghiệp điện ảnh đến khá tình
cờ, sau một cuộc tranh cãi với một người bạn đạo diễn phim đã khiến ông
thử sức mình với phương pháp thể hiện nghệ thuật này.
Phim điện ảnh đầu tiên,
Tang Poetry,
ra mắt cách đây 20 năm và kể từ đó, ông thường xuyên xuất hiện trong
giới phim nghệ thuật, thường làm những bộ phim về trải nghiệm của người
nhập cư Hàn Quốc ở Trung Quốc. Ví dụ,
Dooman River năm 2010 đề cập đến hai cậu bé tuổi teen, một người Hàn Quốc gốc Hoa và một người từ Triều Tiên.
Tân Bách Thanh và Điền Tráng Tráng (phải) trong một cảnh phim
|
Khi được hỏi ông cảm thấy thế nào về nguồn cội của mình — với tư cách là
một người Hàn Quốc thế hệ thứ ba sinh ra ở Trung Quốc — thể hiện trong
tác phẩm của mình, Trương Lục nói: “Tôi thực sự không nghĩ quá nhiều về
điều đó. Không chủ ý ảnh hưởng đến tôi. Vâng, tôi có di sản Hàn Quốc. Có
lẽ có gì đó trong tôi khiến tôi trở thành người Hàn Quốc, được phản ánh
theo cách nào đó.”
Bất cứ khi nào ông đến Hàn Quốc và nói với
người ta rằng mình đến từ dân tộc thiểu số Hàn Quốc ở Trung Quốc, Trương
Lục luôn nhận được phản hồi kỳ lạ.
“Họ sẽ luôn nghĩ rằng tôi
đang lao động nặng nhọc! ‘À, chắc anh đã phải làm việc rất chăm chỉ!’
Khi tôi nói tôi đang giảng dạy ở trường đại học, họ kêu lên ‘Ôi chúa ơi,
sao có thể như vậy được?’”
(Từ trái sang) Tân Bách Thanh, Hoàng Nghiêu và Nam Cát trong một cảnh phim The Shadowless Tower
|
Ông vẫn chưa biết bộ phim tiếp theo của mình sẽ là gì, nhưng có một điều
chắc chắn: Trương Lục không có ý định quay lại nghề cũ của mình, viết
tiểu thuyết. Ít nhất là không ở thời điểm này.
“Có thể là năm
tới, có thể là năm sau nữa,” ông nhún vai. “Ai biết sẽ như thế nào? Có
thể xảy ra. Hiện tại, tôi không biết.” Ông mỉm cười, thoáng nghĩ về nhân
vật chính mới nhất của mình. “Biết đâu tôi sẽ trở thành một blogger ẩm
thực.”
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post