Năm 1949. Nhật Bản bị đánh bại và Trung Quốc đang ở bờ vực cuộc nội
chiến. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm được phần lớn khu vực nông
thôn, nhưng Quốc dân đảng vẫn nắm giữ các thành phố trọng yếu.
Để đánh bại quân đội Quốc dân đảng, tình báo Đảng Cộng sản phải thâm nhập vào mạng lưới thông tin liên lạc của đảng này.
Trong
The Silent War (phát hành ở Việt Nam với tựa
Lắng nghe trong gió), đạo diễn kiêm nhà biên kịch người Hồng Kông, Mạch Triệu Huy và Trang
Văn Cường một lần nữa hợp tác với nhau sau bộ phim thành công rực rỡ
Overheard và
Overheard 2 (phát hành ở Việt Nam với tên
Thiết thính phong vân) và loạt ba phim
Infernal Affairs (phát hành ở Việt Nam với tên
Vô gian đạo) được giới phê bình ngợi khen.
Trương Học Ninh (Châu Tấn đóng) và A Bình (Lương Triều Vỹ đóng)
Song, sự thử sức mới nhất với thể loại phim tình báo bỏ sót nhiều điều
được mong đợi. Phim bắt đầu như một tiền đề đầy hứa hẹn bỗng chốc hóa
thành nỗ lực tuyệt vọng hồi tưởng lại sự thành công về mặt thương mại
của các phim trước đó.
The Silent War, dựa trên tác phẩm bán chạy nhất của tác giả Trung Quốc Mạch Gia
Plot Against (Ám toán), là một câu chuyện phức tạp nhưng dài dòng về một thời kỳ lịch sử của Trung Quốc.
Trong khi
Thiết thính phong vân là một thành công tức thì,
The Silent War lại là câu chuyện hầu như một chiều với những nhân vật không được phát triển hoàn chỉnh.
Trong phim, Châu Tấn (đóng trong
Họa bì,
Nếu như yêu)
vào vai đặc vụ đặc biệt Trương Học Ninh hoặc đặc vụ 200. Cô được giao
nhiệm vụ đưa người lên dây đàn piano danh tiếng gia nhập “đoàn quân vô
hình”, giúp tiếp cận đường dây thông tin liên lạc của kẻ địch. Trương
Học Ninh phát hiện ra tài năng thực sự chính là vị trợ lý mùa lòa của
người lên dây đàn piano, A Bình (Lương Triều Vỹ đóng), người có thính
giác vô cùng nhạy. Bị dụ dỗ vào nhiệm vụ nhưng mối quan hệ giữa anh và
Trương Học Ninh trở nên phức tạp với mỗi phút trôi qua.
Lương Triều Vỹ (đóng trong
Đại ma thuật sư,
Sắc giới)
dễ dàng nắm bắt được nhân vật của mình. Vai diễn không đòi hỏi chút
nào, và lần duy nhất anh được đòi hỏi hành động thường liên quan đến
việc vọc máy tốc ký trong lúc ra vẻ nghiêm trọng. Nhân vật của anh dễ
dàng rơi vào quên lãng, nhờ những khoảnh khắc kịch tính và sự hài hước
cứu lại.
Mối quan hệ giữa A Bình và Trương Học Ninh dần trở nên phức tạp
Trương Học Ninh của Châu Tấn là một nhân vật phụ. Sự xuất hiện của cô
trên màn ảnh dễ dàng thu hút sự chú ý nhưng thật xấu hổ khi phim lại
chọn xoáy vào những chuyện vặt vãnh thay vì chiến tích của cô.
The Silent War
cũng thiếu vắng cảnh căng thẳng vốn là dấu hiệu phân biệt công việc từ
đầu của bộ đôi. Thậm chí khi A Bình cố gắng khôi phục sóng rađiô bí mật
và thành công, có vẻ như khá dễ dàng và có thể đoán được.
Bất chấp sức mạnh của ngôi sao điện ảnh và doanh thu vé có thể đoán trước được (đặc biệt là ở Trung Quốc),
The Silent War vẫn không thành công và thể hiện nhạt nhẽo.
Với
thời lượng khá dài (hai giờ), lẽ ra nhà làm phim nên nghĩ ra một cốt
truyện vững chắc hơn và các nhân vật phát triển tốt hơn. Ngoại trừ kỹ
thuật quay phim hoàn hảo,
The Silent War dễ dàng rơi vào quên lãng.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New Straits Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi