Tin tức

Zero Dark Thirty là bộ phim phức tạp và mơ hồ về mặt đạo đức trong vấn đề tra tấn

27/02/2013

Người phụ trách chuyên mục điện ảnh của tờ Guardian Glenn Greenwald bắt đầu bài viết chê bai trên Internet hôm 10/12 với bài báo “Zero Dark Thirty: bộ phim mới mẻ ca tụng sự tra tấn giành nhiều ngợi khen”.

Cảnh trong phim

Bản chất kích động của bài viết này bắt đầu, nhưng không kết thúc, với tựa đề của bài viết, công bằng mà nói, tin này có thể được viết theo gợi ý của biên tập viên và/hoặc vì mục đích “câu view” – hoặc đơn giản chỉ để khuấy động dư luận càng nhiều càng tốt. Bài báo của Greenwald đơn giản là thuật lại y nguyên ý kiến của Frank Bruni ở New York Times và nhà phê bình điện ảnh của New York Margazine David Edelstein rằng Zero Dark Thirty ngụ ý là màn tra tấn tù chính trị đã mang lại thông tin hữu ích để bắt được Osama bin Laden. Bài báo còn thể hiện là Greenwald viết về một phim ông chưa xem và chọn lọc từ một vài nguồn tin ủng hộ ý kiến của mình; mặc dù ông có ghi rằng mình làm như thế, việc viết về một phim mà mình chưa xem không hẳn là hay, đặc biệt trong trường hợp này.

Cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh Zero Dark Thirty nói lên sức mạnh của chính bộ phim. Nếu phim không hấp dẫn, đáng sợ và phức tạp về phương diện đạo đức, chúng ta đã không thảo luận về phim. Rõ ràng Zero Dark Thirty là một trong những phim yêu thích trong năm của tác giả, và là bộ phim mà tác giả đã trông đợi kể từ khi có thông báo. Những cảnh phim mô tả sinh động kỹ thuật thẩm vấn do CIA sử dụng thật thật khó xem; những cảnh này có thể khiến một vài khán giả bỏ rạp, và khó trách họ được. Dù thích hay không, theo một cách nào đó, Zero Dark Thirty phản ánh những khía cạnh của cuộc săn lùng Osama bin Laden. Đây không phải là một phim tái hiện lại từng sự kiện một dẫn đến việc bắt giữ bin Laden, và chắc chắn là bất kỳ thông tin nào mà đạo diễn Kathryn Bigelow và nhà biên kịch Mark Boal đã thấy qua trong cuộc nghiên cứu của họ cũng đã được thay đổi để giữ bí mật cho những chi tiết thật hoặc mài giũa để tạo nên một câu chuyện tiêu biểu hơn. Phim và các nhân vật vẫn mơ hồ về mặt đạo đức và sự lấp lửng khó chịu này là điểm mạnh của bộ phim.

Kathryn Bigelow (bên phải) ở phim trường Zero Dark Thirty

Tác giả bài viết này không nghĩ bộ phim ca tụng sự tra khảo, mặc dù rõ ràng là những phương pháp khủng khiếp này thường không hiệu quả. Thay vì thế tác giả biện luận rằng thông tin thu nhặt được từ những cuộc thẩm vấn dạng này thật ra làm rối cuộc điều tra bởi vì - đoán thử xem? - người bị tra khảo sẽ nói bất cứ điều gì để ngưng cuộc tra khảo. Sao mà trách họ được! Tác giả mà ở trong tình huống đó cũng làm thế thôi. Gần như không thể lấy được bất kỳ thông tin hữu ích nào, dù là nạn nhân có thứ gì để nói, sau nhiều ngày bị tra khảo về tinh thần và thể xác.

Liệu có cần cho một nhân vật ra mặt nói điều nhà làm phim nghĩ về tra khảo? Liệu phim có là một bản trình bày chính xác phong cách làm việc của CIA thời đó không? Một đặc vụ dứt khoát đổ lỗi cho chính quyền Obama đã trói buộc cuộc điều tra đến mức họ không thể trông cậy vào những kỹ thuật khai thác thông tin. Mặc dù đó là một trong những kỹ thuật được sử dụng trong phim – và trong đời thực, như trong bản tin và những gì thể hiện trong những tấm ảnh ở Guantanamo – rõ ràng đó không là cách hiệu quả nhất.

Jessica Chastain đóng vai Maya - chuyên gia phân tích của CIA

Chắc chắn là không ai trong số các nhân vật ủng hộ cực hình, ngay cả vai chính Maya, do Jessica Chastain đóng. Rõ ràng là cô đã thấy ghê tởm ngay từ đầu, và điều này ảnh hưởng đến Maya và ngay cả đặc vụ đứng đầu cuộc tra khảo, Dan, do Jason Clarke đóng. Mặc dù Dan bông đùa rằng thật tệ khi “là người cuối cùng nắm giữ vòng xích cổ khi ủy ban giám sát đến,” người có thể phỏng đoán từ nét mặt của ông rằng đó không phải là lý do duy nhất khiến ông quay về thủ đô Washington.

Như Max Evry viết trên NextMovie.com, chuyên viên an ninh quốc gia Peter Bergen đã có bài viết dài về mối tranh cãi này. Bergen viết, “Cuộc truy lùng bin Laden không thể hoàn thành mà không có các hình thức thu thập tin tức tình báo Mỹ… Zero Dark Thirty cố gắng làm rõ quan điểm đó với cảnh phim hấp dẫn về sĩ quan CIA sử dụng kỹ thuật truy tìm từ việc định vị chiếc điện thoại di động của kẻ đưa tin ở một thành phố đông đúc của Pakistan. Nhưng vẫn còn chút nghi ngờ liệu cảnh tra tấn trong phim có là những cảnh còn lưu lại trong đầu khán giả.” (Lưu ý rằng những quyển sách của Bergen là tư liệu có giá trị đối với Boal và Bieglow.)

Chris Pratt (bên trái) và Joel Edgerton

Song liệu các cảnh tra khảo có đọng lại gì không so với màn trình diễn xuất sắc của các diễn viên hoặc cảnh đột kích gay cấn ban đêm vào khu rào kín? Đó có phải là điều thu hút mối quan tâm của chúng ta trong suốt 157 phút phim không? Không, tác giả không nghĩ thế. Đó chỉ là một phần của câu chuyện lớn hơn, với những tình tiết và nét khiếm khuyết xấu xí và rất “người”.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi