Tin tức

Toàn cảnh hoạt hình Nhật Bản hậu Ghibli - Miyazaki

14/03/2016

Từ khi bậc thầy hoạt hình Hayao Miyazaki tuyên bố nghỉ hưu rút khỏi ngành làm phim từ tháng 9/2013, một câu hỏi vẫn bỏ ngỏ trong làng phim hoạt hình Nhật Bản là: Ai, nếu có, sẽ là người thay thế cái bóng rất lớn của ông?

Cảnh trong phim When Marnie Was There của đạo diễn Hiromasa Yonebayashi

Việc tìm kiếm cho một “Miyazaki mới” bắt đầu rất lâu trước khi nhà làm phim đoạt giải Oscar này công bố tác phẩm cuối của ông năm 2013, phim với đề tài Thế chiến II The Wind Rises. Studio Ghibli, ngôi nhà sáng tạo của Miyazaki cho gần ba thập kỷ, đã tạo dựng được một số người thừa kế đáng giá, trong đó có cả con trai của Miyazaki, Goro, người đã đạo diễn Tales From EarthseaFrom Up on Poppy Hill, và đạo diễn Hiromasa Yonebayashi của The Secret World of Arrietty, người đã thực hiện phim dài mới nhất của Ghibli đến thời điểm này, phim được đề cử giải Oscar When Marnie Was There.

Nhưng không nhà làm phim hoạt hình nào trong ngành công nghiệp này của Nhật Bản ngày nay có thể đến gần với tác phẩm viễn tưởng kỳ ảo và đẹp mắt về tuổi tiền trưởng thành năm 2001 Spirited Away. Doanh thu 300 triệu đôla Mỹ của phim ở Nhật đã đặt lại kỷ lục mọi thời đại.

Hình hài của thời đại hoạt hình hậu Miyazaki trở nên rõ ràng hơn với tuyên bố vào tháng 12/2015 của nhà phân phối hàng đầu Toho rằng hãng sẽ cho ra mắt hai phim bởi những nhà hoạt hình đang lên có mối liên hệ với Miyazaki.

Cảnh trong phim From Up on Poppy Hill của Goro Miyazaki

Một là The Red Turtle, phim dài đầu tiên của nhà hoạt hoạt đoạt giải Oscar người Hà Lan Michael Dudok de Wit. Phim với sự đồng sản xuất của hãng Studio Ghibli và một liên doanh của các công ty Pháp, được định sẽ ra mắt vào tháng 9/2016.

Phim thứ hai có tên Your Name?, phim dài đầu tiên trong ba năm trở lại đây của Makoto Shinkai, người luôn được gắn mác “Miyazaki mới” với phạm vi tưởng tượng và sự chú ý tới chi tiết hình ảnh gợi nhớ bậc thầy này, mặc dù phong cách xa xỉ và chủ đề yêu thích về tình yêu của người trẻ tuổi của Shinkai đầy khác biệt. Phim dự kiến ra mắt vào giữa tháng 7 – thời điểm kỳ nghỉ tại trường học luôn gắn liền với Miyazaki.

Shinkai không phải nhà hoạt hình duy nhất được gắn mác “Miyazaki mới”. Người thành công nhất cho tới nay là Mamoru Hosoda, tác giả của tác phẩm viễn tưởng The Boy & The Beast đã thu về 49 triệu đôla Mỹ sau khi Toho phát hành hồi tháng 7/2015 tại Nhật Bản, là phim nội địa có doanh thu cao thứ hai năm ngoái.

Cảnh trong phim Your Name? của Makoto Shinkai

Bản thân Ghibli hiện sẽ không làm phim dài. “(Với họ) thật sự đã kết thúc,” Jonathan Clements, tác giả của Anime: A History, nói. “Đó là một quyết định tàn khốc mang tính tài chính, nhưng nó dựa trên căn cứ vững chắc từ thập kỷ trước cho thấy rằng ngay cả gắn cái tên Ghibli cũng không đảm bảo phim sẽ gặt hái được thành công của một phim Hayao Mizayaki.”

The Red Turtle không phải là phim Ghibli đích thực, Clements cho rằng vậy, mặc dù có sự hỗ trợ sản xuất của hãng phim này, với người đồng sáng lập Ghibli, Isao Takahata, trong vai trò “sản xuất nghệ thuật”. “Đây sẽ là cơ hội để thấy liệu sự tán thành của Ghibli có đủ để khiến phim có doanh thu phòng vé cao; và nếu không thành công, họ sẽ có một sự từ chối thích đáng để đẩy nó ra khỏi lịch sử của hãng phim này,” Clements giải thích. “Mọi người sẽ ngạc nhiên một cách vui vẻ nếu The Red Turtle là một thành công phòng vé, nhưng tôi không nghĩ có ai hy vọng điều đó.”

Nhưng dù Ghibli có làm phim dài nữa hay không, hay sẽ lún sâu vào kinh doanh di sản, như giờ đã có vẻ vậy, thì công nghiệp hoạt hình Nhật Bản vẫn chuyển động.

Cảnh trong phim Yo-Kai Watch the Movie: The Secret Is Created, Nyan!

Năm ngoái, phim hoạt hình nhắm đến đối tượng trẻ em do Toho phân phối, Yo-Kai Watch the Movie: The Secret Is Created, Nyan! thu về 66 triệu đôla Mỹ và tự hào là phim nội địa có doanh thu cao nhất năm 2015, mặc dù phim không có sự liên hệ nào với Miyazaki hay Ghibli. Là một phần của loạt phim đa nền tảng bắt đầu từ năm 2013 với một trò chơi điện tử nhập vai thành công lớn của hãng Nintendo, Yo-Kai Watch kể từ đó đã sản sinh ra nhiều phần tiếp nối thành công và có vẻ đã đứng vào hàng ngũ của những loạt phim hoạt hình nội địa nổi tiếng trong thời gian dài.

Trong 20 phim Nhật Bản đứng đầu phòng vé năm ngoái, 10 phim là phim hoạt hình và bảy trong số đó thuộc về những loạt phim hoạt hình đã có thời gian hoạt động dài, bao gồm Detective Conan, Doraemon, Dragon Ball, Pokemon, Crayon Shinchan và hai phim Naruto. Phần lớn trẻ em bị lôi cuốn bởi những loạt phim này sau khi xem phim truyền hình là nền tảng cho các phim này, một vài trong số đó đã phát sóng hàng thập kỷ.

“Những tác phẩm nhắm tới đối tượng gia đình và quần chúng này luôn đứng vững và phổ biến trong thời gian dài,” Eddie Moriya, giám đốc phát triển kinh doanh của hãng phim hoạt hình kỹ thuật số Polygon Pictures được khánh thành năm 1983 và đã sản xuất nhiều loạt phim nổi tiếng nhắm tới đối tượng dưới 12 tuổi, cho biết.

Cảnh phim The Boy & The Beast của Mamoru Hosoda

Polygon cũng có nhiều phim dài thành công ở một lĩnh vực chuyên khác của hãng này, được gọi là thể loại phim hoạt hình đêm muộn – những phim truyền hình được lên sóng sau khi hầu hết người hâm mộ Yo Kai Watch đã đi ngủ. Chương trình này có cả phim hoạt hình (Girls und Panzer) và phim người đóng (Attack on Titan), và nguồn thu chủ yếu từ trước giờ từ đĩa Blu-ray và các sản phẩm phái sinh — nhưng Moriya nói doanh thu ngày càng tăng nhờ tiêu thụ ở nước ngoài và kinh doanh trực tuyến.

Trong ngành công nghiệp hoạt hình, có rất nhiều hãng phim giống Polygon, sản xuất nhiều loại cho thị trường, hơn Ghibli, hãng phim này ngay từ đầu đã cống hiến để làm những phim hoạt hình dài có chất lượng cao, mà đi cùng với nó là chi phí lớn và rủi ro cao. “Những hãng phim khác không thể cạnh tranh với Ghibli về chất lượng, bởi họ cần phải sản xuất một lượng lớn (phim) trong cùng một thời gian,” Moriya nói. “Bởi vậy những hãng phim khác không thể đột nhiên làm được những điều như Ghibli.”

Một ngoại lệ là Hosoda, người bắt đầu hãng phim của riêng mình, Studio Chizu, và đã đang xây dựng ảnh hưởng phòng vé của mình một cách vững chắc, với mỗi phim mới ra đều thu về nhiều hơn phim trước. “Vị thế của anh đang gần nhất với vị thế của Ghibli,” Moriya nói.

Cảnh trong phim Ajin Part 1: Shōdō của Polygon năm 2015

Mặc dù Hosoda, Shinkai và những Miyazaki mới khác có thể vẫn sẽ sản xuất phim hoạt hình vẽ tay 2D, thực tế của ngành công nghiệp này – ngày càng ít nhà làm phim với những kỹ năng cần thiết và ngày càng nhiều áp lực sản xuất nhiều sản phẩm – đã dẫn tới sự mở màn diện rộng của thời đại kỹ thuật số, với Polygon dẫn đầu.

“Ngay cả trong vương quốc vẽ tay, (nhà làm phim) sẽ chuyển từ dùng giấy và bút sang làm việc với bảng vẽ điện tử,” Moriya nói. “Thêm vào đó, sẽ ngày càng nhiều hãng phim giống như chúng tôi làm việc cùng với những nhân vật đồ họa có ngoại hình giống thật.”

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này của Nhật Bản đang chống lại một sự chuyển đổi hoàn toàn theo phong cách Hollywood sang phim hoạt đồ họa 3D mặc cho sự thành công của loại hình này của Stand by Me Doraemon của Takashi Yamazaki, phim thu về 170 triệu đôla Mỹ toàn cầu sau khi ra mắt năm 2014. Sự pha trộn giữa hình ảnh 2D và công nghệ đồ họa có vẻ phù hợp với thị trường Nhật, nơi sức hút của Miyazaki và Ghibli truyền thống vẫn rất mạnh mẽ.

Stand By Me Doraemon 3D

“Chúng tôi có một thư viện những tác phẩm tuyệt vời của Ghibli, nơi chúng tôi không ngừng tham khảo, dù vô thức hay chủ đích,” Moriya nói. “Mỗi cố gắng có hãng phim trong việc thử các cách biểu hiện mới, trong mối liên hệ gợi nhắc tới Ghibli và những tác phẩm tuyệt vời khác, là điều đã mang lại tiến triển và thúc đẩy cho ngành công nghiệp hoạt hình.”

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Variety