Tin tức

Tom Cruise 'bay' máy bay chiến đấu có người lái cuối cùng trong Top Gun 2

23/03/2012

Hollywood sắp trở lại với học viện không quân trong Top Gun với phần tiếp theo câu chuyện năm 1986, nhưng chàng phi công duyên dáng Maverick sẽ không bay máy bay tiêm kích nữa. Thay vào đó, Tom Cruise sẽ quay lại với vai diễn này làm phi công thử nghiệm chiếc F-35 Joint Strike Fighter — một máy bay chiến đấu có người lái cuối cùng được làm ở phương Tây.

Tom Cruise trong vai phi công Maverick trong Top Gun

Thông tin được tiết lộ từ giám đốc chương trình F-35, Lockheed Martin, trong buổi tiệc trưa của Hiệp hội Hàng không quốc gia Hoa Kỳ, theo blog The DEW Line trên trang web không quân FlightGlobal. Nếu quyết định cốt truyện đó định hình Top Gun 2, chọn lựa này thể hiện một máy bay có người lái nổi trội trong thời mà máy bay thám sát không người lái của Mỹ có thể phát hiện hoạt động trong một tuần còn nhiều hơn hầu hết máy bay chiến đấu thấy được trong nhiều tháng.

Mặc dù có thể Tom Cruise sẽ ngồi vào ghế của chiếc F-35, toàn bộ các phi đội không quân chiến đấu thật của Mỹ đã chuyển từ máy bay có người lái sang máy bay không người lái điều khiển từ xa chẳng hạn máy bay Predator hoặc Reaper. Hầu hết phi công bay thử giỏi nhất từ U.S. Air Force Test Pilot School (tạm dịch: Học viện Không quân thử nghiệm Hoa Kỳ) tốt nghiệp lúc này đã có số giờ điều khiển bay máy bay không người lái tăng cường.

Hải quân Hoa Kỳ của nhân vật Maverick đã bắt đầu thử nghiệm máy bay không người lái X-47B tương lai có lẽ sẽ cất cánh từ tàu sân bay vào năm 2013. Chiếc máy bay đó rốt cuộc sẽ bay cạnh máy bay chiến đấu có người lái như F-18 Super Hornet — chiếc F-14 Tomcats mà Maverick và Iceman bay trong Top Gun phần đầu đã ngừng phục vụ từ năm 2006.

Phiên bản biến thể F-35B cất cánh/đáp thẳng thử nghiệm trên chiến hạm USS WASP (LHD-1) hồi tháng 11/2011

Lựa chọn F-35 Joint Strike Fighter cho Top Gun 2 còn chứng tỏ một tranh cãi dựa trên phẩm chất của máy bay — cả chuyên gia bên ngoài lẫn báo cáo của chính phủ đều nêu vấn đề trì hoãn và kỹ thuật dẫn tới chi phí ước tính cả ngàn tỉ đôla. Khi gần đây tạp chí Foreign Policy yêu cầu 76 chuyên gia quốc phòng liệt kê ba chương trình có thể cắt khỏi kinh phí quốc phòng của Mỹ ngay lập tức, lựa chọn số một là chiếc F-35.

"40 năm qua chúng tôi chỉ có một máy bay chiến đấu bị bắn hạ," một chuyên gia phát biểu trong cuộc phỏng vấn do Foreign Policy thực hiện. "Chúng tôi không cần tiêu tốn cả ngàn tỉ đôla cho một chiếc máy bay chiến đấu mới vào lúc này."

Ngay cả những người ủng hộ khẳng định F-35 JSF là máy bay chiến đấu đời thứ sáu cần thiết cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng thừa nhận rằng có lẽ đây là máy bay chiến đấu có người lái cuối cùng của Mỹ và đồng minh. Trong số những người ủng hộ đó có các cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc như Mike Mullen, Đô đốc Hải quân Mỹ về hưu và là cựu Tổng tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ.

"Có những người xem JSF là máy chiến đấu có người lái cuối cùng — hay máy bay ném bom, hay phản lực," Mullen nói trong buổi cho lời khai trước Hội đồng Quân sự Thượng viện Hoa Kỳ năm 2009. "Tôi là một người có xu hướng tin vào điều đó."

Top Gun 2 có thể vẫn đưa khán giả xem phim vào một chuyến bay điện ảnh ngông cuồng khi ra rạp, và có lẽ còn thể hiện những thách thức mà phi công phải đối mặt trong kỷ nguyên máy bay không người lái. Nhưng nếu bộ phim chỉ mang âm hưởng cuộc chiến trên không và văn hóa lính chiến của Top Gun bản đầu tiên, thì phim sẽ liều đánh mất chính mình trong một Hollywood kỳ ảo vượt xa hiện thực tương lai của chiến tranh hiện đại.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: msnbc


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi