Tin tức

Vụ bê bối ánh trăng lấy cảm hứng từ thuyết âm mưu Stanley Kubrick như thế nào

01/08/2024

Bộ phim với sự tham gia của Scarlett Johansson và Channing Tatum đặt ra câu hỏi: Liệu cuộc đổ bộ lên mặt trăng có phải là giả mạo không?

Kelly Jones của Scarlett Johansson — một chuyên gia tiếp thị sử dụng mọi thứ từ bụng bầu giả đến giả giọng miền Nam chốt thương vụ — có thể bán bất cứ thứ gì

Kelly Jones của Scarlett Johansson — một chuyên gia tiếp thị sử dụng mọi thứ từ bụng bầu giả đến giả giọng miền Nam chốt thương vụ — có thể bán bất cứ thứ gì. Ít nhất, đó là những gì chính quyền Nixon đang trông cậy vào cô trong bộ phim Fly Me to the Moon, mang đến một góc nhìn hài hước về cuộc chạy đua vào không gian. Kelly được điệp viên Nixon Moe Berkus (Woody Harrelson) kéo vào để rao bán sứ mệnh không gian Apollo 11 do giám đốc phóng tàu NASA Cole Davis, do Channing Tatum thủ vai, chỉ huy.

“Tôi sẽ không biến con tàu này thành một tấm biển quảng cáo biết bay,” Cole của Tatum nói, nhân vật lấy cảm hứng từ phi công Không quân chuyển sang làm nhân viên NASA Deke Slayton. Nhưng anh đang sống trong kỷ nguyên rất xa khi chưa có chuyện các tỷ phú tài trợ du hành vũ trụ và mọi cuộc thám hiểm vũ trụ đều cần sự hỗ trợ của chính phủ. Vì vậy, NASA phải thuyết phục công chúng Mỹ — và các chính trị gia hoài nghi, một trong số họ được chồng ngoài đời thực của Johansson là Colin Jost thủ vai — về du hành vũ trụ.

Kelly được điệp viên Nixon Moe Berkus (Woody Harrelson, trái) kéo vào để rao bán sứ mệnh không gian Apollo 11

Phần này của bộ phim rất đúng với thực tế. “Tôi tin rằng khía cạnh tiếp thị của Apollo cũng quan trọng như con tàu vũ trụ này, tôi hoàn toàn tin như vậy,” chiến lược gia tiếp thị và tác giả David Meerman Scott nói với tờ The New York Times vào năm 2019. Một số chiến thuật điên rồ mà Kelly sử dụng cũng dựa trên thực tế: các công ty như Kellogg’s và Omega thực sự đã hợp tác với NASA để có một số cơ hội tài trợ nhất định.

Những chi tiết khác, như việc cô thuê các diễn viên lôi cuốn để đóng giả làm kỹ sư của NASA cho các cuộc phỏng vấn trên màn ảnh, (có lẽ là) chưa bao giờ xảy ra. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy Neil Armstrong được mớm ý tưởng cần nói gì khi lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng — mặc dù trong phim, ngay cả Kelly cũng thừa nhận rằng “một bước đi nhỏ của con người, một bước tiến lớn của nhân loại” hay hơn bất kỳ câu nói nào mà cô có thể soạn trước.

do giám đốc phóng tàu NASA Cole Davis, do Channing Tatum thủ vai, chỉ huy

Một yếu tố quan trọng khác trong việc tập hợp sự ủng hộ là quyết định gắn một camera ở bên ngoài con tàu Apollo 11, đưa vụ phóng đến với lượng khán giả lớn nhất có thể. Theo trang Astronomy, nhóm truyền thông của NASA đã phải tranh cãi để ủng hộ việc phát sóng, vì “một số kỹ sư lo ngại việc phát triển thiết bị đó sẽ làm phân tán nỗ lực cho mục tiêu hạ cánh lên mặt trăng.” Nhưng Scott cho biết việc tiếp thị và quay phim chuyến đi của con người lên mặt trăng “hoàn toàn cần thiết để chúng tôi có thể thực hiện chương trình đó.”

Nhưng đây là lúc mọi thứ trở nên rắc rối. Trong Fly Me to the Moon, chính quyền Nixon lo lắng về Apollo 11 và đưa ra một kế hoạch dự phòng trường hợp nó thất bại. Kế hoạch này được gọi là Dự án Artemis (cũng là tên đầu tiên của bộ phim khi Chris Evans được giao đóng vai chính với Jason Bateman làm đạo diễn), và kế hoạch này bao gồm việc dàn dựng một cuộc hạ cánh giả lên mặt trăng sẽ được phát sóng trên truyền hình nếu nhiệm vụ thật thất bại. Moe nói với Kelly, “Đây không phải là cuộc đua vào không gian, mà là cuộc chiến hệ tư tưởng nào sẽ điều hành đất nước này.” Cô miễn cưỡng đồng ý với âm mưu đó và nhờ đạo diễn Lance Vespertine (Jim Rash), người mà cô gọi là “Kubrick của quảng cáo”, thực hiện sứ mệnh quan trọng nhất trong đời.

Moe nói với Kelly, “Đây không phải là cuộc đua vào không gian, mà là cuộc chiến hệ tư tưởng nào sẽ điều hành đất nước này”

Đây là một ám chỉ rõ ràng đến thuyết âm mưu đã bị loại bỏ nhiều lần, nhưng chẳng hiểu sao vẫn tồn tại lâu nay, rằng đạo diễn Stanley Kubrick đã dàn dựng cuộc đổ bộ lên mặt trăng. Quan niệm đó, được giải thích trong một bộ phim ngắn năm 2022 cũng như trong bộ phim tài liệu năm 2012 Room 237, nói như sau:

Một năm sau khi thuê các chuyên gia hàng không và kỹ sư hàng không vũ trụ thiết kế nội thất tàu vũ trụ cho bộ phim 2001: A Space Odyssey năm 1968 của ông, Kubrick được cho là đã được thuê quay cảnh hạ cánh giả của Apollo 11. Phần lớn cái gọi là bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết này có thể được “tìm thấy” trong phim The Shining của Kubrick, mà một số người đã diễn giải là lời thú nhận của đạo diễn về việc làm giả cảnh hạ cánh lên mặt trăng. Những người theo thuyết âm mưu chỉ ra “bằng chứng” như chiếc áo len “Apollo” mà Danny Torrance mặc và chìa khóa “Phòng số 237” của Khách sạn Overlook, các chữ cái trên đó có thể được sắp xếp lại để đánh vần là “Phòng Mặt trăng”. Vivian, con gái của Kubrick, đã công khai phủ nhận lý thuyết này, gọi đó “rõ ràng là một lời nói dối thô thiển.”

Kelly miễn cưỡng đồng ý với âm mưu đó và nhờ đạo diễn Lance Vespertine (Jim Rash), người mà cô gọi là “Kubrick của quảng cáo”, thực hiện sứ mệnh quan trọng nhất trong đời

Các thuyết âm mưu liên quan đến việc đáp xuống mặt trăng đã tồn tại nhiều thập kỷ nay. Năm 1976, Bill Kaysing, một trong những người đầu tiên phủ nhận việc đáp xuống mặt trăng, đã tự xuất bản một cuốn sách có tên We Never Went to the Moon: America’s Thirty Billion Dollar Swindle. Gần 28% người Mỹ đồng ý với ý tưởng của ông vào thời điểm đó, theo một cuộc thăm dò của Gallup năm 1976.

Năm 1978 chứng kiến sự ra mắt của Capricorn One, phim hư cấu trong đó một nhà báo (Elliott Gould) phát hiện ra trò lừa bịp của chính phủ về việc đáp xuống sao Hỏa, trong đó O.J. Simpson là một trong những phi hành gia. Năm 2002, Buzz Aldrin, khi đó 72 tuổi, người đàn ông thứ hai đáp xuống mặt trăng, bên ngoài một khách sạn ở Beverly Hills đã đấm vào mặt kẻ theo thuyết âm mưu Bart Sibrel vì đã gọi phi hành gia này là “kẻ hèn nhát”, “kẻ nói dối” và “kẻ trộm”. Sau đó, Sibrel cố gắng đệ đơn kiện Aldrin tội tấn công, nhưng tòa án đã bác bỏ vụ kiện.

Trong phim, phiên bản dàn dựng cuộc đổ bộ lên mặt trăng được quay mà NASA không hề hay biết

Với lịch sử thông tin sai lệch nguy hiểm này, Greg Berlanti, đạo diễn Fly Me to the Moon từ kịch bản của Rose Gilroy (Keenan Flynn và Bill Kirstein được ghi nhận là tác giả câu chuyện), muốn đùa giỡn có trách nhiệm với ý tưởng tái hiện cuộc đổ bộ lên mặt trăng. “Tôi không chắc mình sẽ tham gia nếu không biết rằng NASA cũng hâm mộ câu chuyện này như tôi,” ông nói với Deadline. “Thời buổi bây giờ không thể thực hiện một câu chuyện xoay quanh một trong những thuyết âm mưu đầu tiên mà không nhận thức được thực tế rằng chúng ta đang sống trong thời đại chính trị hóa cực độ. Mặc dù bộ phim tôn vinh NASA và thực sự tôn vinh những gì đã đạt được, nhưng nó cũng muốn nói tại sao sự thật lại quan trọng và nói điều đó theo một cách vui vẻ.”

Trong phim, phiên bản dàn dựng cuộc đổ bộ lên mặt trăng được quay mà NASA không hề hay biết, lý giải cho sự chấp thuận của tổ chức này. Một số cảnh thậm chí còn được quay tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida.

“Tôi sẽ không biến con tàu này thành một tấm biển quảng cáo biết bay,” Cole của Tatum nói, nhân vật lấy cảm hứng từ phi công Không quân chuyển sang làm nhân viên NASA Deke Slayton

Cảnh báo tiết lộ nội dung: Trong phim, cuộc đổ bộ lên mặt trăng là có thật — khiến việc sử dụng bản dàn dựng trở nên không cần thiết. Sau đó, Moe chỉ thị rằng mọi tài liệu liên quan đến phiên bản giả mạo đều phải bị hủy. “Tên của bạn sẽ bị xóa khỏi sách lịch sử,” ông nói, “câu chuyện sẽ được viết lại.”

Trên thực tế, không có cơ sở nào để tin rằng một vụ che đậy như vậy thực sự từng xảy ra. Như bộ phim đã chỉ ra, hơn 400.000 người đã làm việc trong hơn một thập kỷ cho sứ mệnh Apollo 11. Bản thân quy mô của dự án cho thấy việc làm giả kết quả mong muốn là không có khả năng (và khó khăn) như thế nào.

“Mặc dù bộ phim tôn vinh NASA và thực sự tôn vinh những gì đã đạt được, nhưng nó cũng muốn nói tại sao sự thật lại quan trọng và nói điều đó theo một cách vui vẻ,” đạo diễn Greg Berlanti nói

“Nếu thực sự, động lực chính để tin vào trò bịp mặt trăng là bạn không tin tưởng chính phủ, bạn không tin tưởng các nhà lãnh đạo của chúng ta, bạn không tin tưởng chính quyền, thì bạn nghĩ xem làm sao mà 400.000 người giữ im lặng trong 50 năm?” nhà thiên văn học Rick Feinberg, khi đó là nhân viên báo chí của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ, đã hỏi kênh History vào năm 2019. “Điều đó thật vô lý.” 

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vanity Fair