Thành công từ cốt truyện đơn giảnKhông như nhiều phim kinh phí lớn với cốt truyện hành động đánh đấm tưởng tượng,
You Are the Apple of My Eye
kể chuyện về những con người bình thường. Phim không có phép thuật,
không hiệu ứng đặc biệt, và không có những cuộc chiến đậm chất sử thi.
Kết quả là một câu chuyện gần gũi, có duyên về tâm tính thất thường tuổi
thiếu niên, cùng sự chia sẻ thẳng thắn về tình yêu đơn phương và đau
khổ thất tình khiến bộ phim trở nên trọn vẹn.
Dù nhiều người trong chúng ta từng trải qua nỗi buồn thời thiếu niên nhưng thời nay chỉ có vài phim chọn chủ đề đó.
You Are the Apple of My Eye
như luồng khí tươi mới, thu được phản hồi mạnh mẽ tích cực từ phía khán
giả, đặc biệt là những người được sinh ra trong thập niên 1980.
Phim You Are the Apple of My Eye được khán giả Đại lục chào đón nồng nhiệt [Ảnh: CFP]
“Đây không phải câu chuyện độc nhất vô nhị, thậm chí còn không quá lý
thú,” khán giả Cheng Cheng 27 tuổi bình luận sau khi xem phim hôm 30/12.
“Tuy vậy, câu chuyện bình thường này đã đưa tôi quay lại với những ký
ức thời trung học... Tôi luôn nghĩ những kỷ niệm đó quá trẻ con không
nên đề cập, nhưng giờ tôi bắt đầu nhận ra rằng đó là một trải nghiệm
tuyệt vời.”
Cheng không phải người duy nhất cảm động bởi chuyện
phim: nhiều khán giả Hồng Kông đã yêu thích bộ phim. Kể từ lúc phát hành
ở Hồng Kông vào tháng 10/2011,
You Are the Apple of My Eye cứ thu tiền vé đều đều. Bộ phim đã phá kỷ lục phòng vé của phim Hoa ngữ ở Hồng Kông, được
Kung Fu Hustle xác lập vào năm 2005, với hơn 61,29 triệu đôla Hồng Kông (7,89 triệu đôla Mỹ) doanh thu phòng vé.
Thành
tích của phim ở Đài Loan cũng đáng chú ý. Doanh thu phòng vé đạt 410
triệu Đài tệ (13,56 triệu đôla Mỹ) trong vòng bốn ngày.
Ngày 2/1, bốn ngày trước khi bộ phim ra rạp ở đại lục, giám chế Sài Trí Bình nói rằng bà hy vọng
You Are the Apple of My Eye sẽ thu được hơn 300 triệu nhân dân tệ (47,55 triệu đôla).
Khi
bộ phim lần đầu ra mắt ở Trung Quốc hôm 6/1, các rạp chiếu đáp lại sự
mong đợi của khán giả bằng việc đưa phim của đạo diễn Kha lên ưu tiên
hàng đầu ở các phòng chiếu, giống như đã từng làm với
Long Môn phi giáp và
Kim Lăng thập tam thoa. Việc tiếp nhận bộ phim ở các rạp Trung Quốc đang thẳng tiến đến giấc mơ của bà Sài Trí Bình.
Sức hấp dẫn của những câu chuyện thời thiếu niên
Những phim Đài Loan khác tập trung vào tuổi trẻ, chẳng hạn như phim
Blue Gate Crossing năm 2002 và
Holiday Dreaming
năm 2004. Nhưng thời đó, những phim như thế không được phát hành rộng
rãi và không gây chú ý nhiều. Thay đổi diễn ra vào năm 2006, với một số
phim được yêu thích như
Mùa hè vĩnh cửu và
Summer’s Tail dẫn đầu, và những phim khác, ví dụ như các phim do ca sĩ nổi tiếng Châu Kiệt Luân làm đạo diễn là
Secret (2007) và
Kung Fu Dunk (2008) theo sau.
Những phim này chạm đến khán giả với vấn đề đơn giản của họ bằng cách gợi lên sự luyến tiếc thời thiếu niên.
“Lớn
lên, chúng ta mất đi sự chân thành và trung thực có được khi còn là trẻ
nhỏ. Bạn phải đeo một chiếc mặt nạ giết chết tâm hồn mình,” anh kỹ sư
họ Chu 32 tuổi nói. “Sự bệnh hoạn trong thế giới người lớn làm cho thời
thiếu niên giống như Vườn địa đàng vậy.”
Nghệ thuật mô phỏng cuộc sống chứ không phải là biến đổi cuộc sống
Các phim Đại lục, bao gồm
Thiên trường địa cửu (
Heaven Eternal) (2009),
High School Musical: China (2010) và
Chuyện tình cây sơn tra
(2010), những năm gần đây cũng tập trung vào đề tài trải nghiệm thời
thiếu niên. Tuy nhiên, không bộ phim nào có thể gây nhiều ấn tượng cho
khán giả.
Giáo sư Tô Mục tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh tin rằng
nguyên nhân là do phim Đại lục không chân thực bằng phim Đài Loan. So
sánh hai phim
Chuyện tình cây sơn tra và
You Are the Apple of My Eye,
ông Tô nói chuyện tình được kể trong phim đầu thì “tưởng tượng”, trong
khi ở phim sau là “câu chuyện thực” xảy ra với bản thân đạo diễn. Đây là
lý do tại sao Kha Cảnh Đằng có thể khiến khán giả cảm động với bức
tranh thực và đơn giản về cuộc sống của những người trẻ.
Ông Tô
chỉ ra một thiếu sót khác của phim Đại lục: tập trung quá nhiều vào
ngoại hình nhân vật và xao lãng cốt truyện. Giáo sư Tô giải thích rằng
chúng ta thường thấy các nam nữ diễn viên đẹp trong phim Đại lục, nhưng
rất ít tác phẩm có được câu chuyện nhân sinh thực thụ.
“Tựa như muốn gãi chỗ ngứa ở chân mà không chịu cởi giày,” ông nói.
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi