Mười năm trước, tổng doanh thu của phim Trung Quốc chỉ là 1,1 tỉ nhân
dân tệ (tương đương 165,4 USD). Đến cuối năm 2013, phim tại đây đã kiếm
được số tiền khổng lồ là 21,7 tỉ tệ.
Tuy nhiên, sau những con số đáng kể đó, sự thay đổi khổng lồ ở bản chất thị trường phim Trung Quốc mới là thứ đáng nói hơn.
Phim
của các đạo diễn mới là những chú “ngựa ô” ngầm của điện ảnh Trung
Quốc, còn các phim kinh phí lớn có vai trò giúp phim Trung Quốc qua mặt
bom tấn Hollywood.
Một cảnh trong Personal Tailor [Ảnh: CFP]
Những bước đột pháNăm 2013, doanh thu phòng vé tăng
27,51% so với năm 2012. Trong số 4,7 tỉ nhân dân tệ doanh thu, phim
Trung Quốc chiếm gần 96%, lần đầu tiên chứng tỏ phim Trung Quốc có thể
cạnh tranh với bom tấn Hollywood.
Bảy trong số mười phim có doanh
thu cao nhất năm 2013 tại đây là phim Trung Quốc, là sự kiện trước nay
chưa có. Vòng xoáy này mạnh hơn vào nửa đầu năm 2013, lúc
Journey to the West: Conquering the Demons / Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện,
Finding Mr. Right,
So Young và
American Dreams in China thu về hơn 500 triệu USD. Dù ở nửa năm sau tốc độ có giảm, nhưng
Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon / Địch Nhân Kiệt: Rồng biển trỗi dậy trong tháng 9 và
Personal Tailor trong tháng 12 đều cực kỳ nổi danh.
Năm 2013 đáng chú ý vì những đạo diễn đầu tay có phim gây tiếng vang.
So Young do nữ diễn viên nổi tiếng Triệu Vy đạo diễn,
Lost in Thailand của diễn viên Từ Tranh và
Tiny Times
của biên kịch Quách Kính Minh đều thu về doanh thu 'khủng', cũng như
dấy lên nhiều tranh luận về câu chuyện và quá trình làm phim.
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện
Đạo diễn Tạ Phi, giảng dạy những đạo diễn tương lai tại Học viện Điện
ảnh Bắc Kinh, nói rằng ông nghĩ xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong
khán giả Trung Quốc.
“Tuổi trung bình của khán giả xem phim tại
Trung Quốc là 21, điều này có thể giải thích tại sao phản ứng của giới
phê bình và doanh thu phòng vé không khớp nhau,” ông nói với tờ
Beijing Times. Theo ý ông, thành công của
Tiny Times,
So Young và
Finding Mr. Right là dấu hiệu chủ chốt cho thấy thế hệ đạo diễn cũ đang dần được làn sóng mới trẻ trung hơn thay thế.
"Khán
giả thường nói rằng Trung Quốc chỉ có ba đạo diễn, Trương Nghệ Mưu,
Trần Khải Ca và Phùng Tiểu Cương. Nhưng phần lớn khán giả giờ ở độ tuổi
đôi mươi, làm sao các phim của đạo diễn tuổi đã lục tuần hợp khẩu vị họ
được?” Tạ Phi nói. "[
Finding Mr. Right] có những chủ đề và cảm xúc được người xem trẻ chấp nhận.”
Bước tiến của giới lão làngNhững đạo diễn kỳ cựu của Trung Quốc cũng không ngủ quên trên vinh quang.
The Grandmaster
Từ
The Grandmaster của đạo diễn Hồng Kông Vương Gia Vệ đầu năm 2013, đến
The White Storm của Trần Hạo Dân và
Firestorm của Viên Cẩm Lân cuối năm, tất thảy đều nhận được lời khen từ khán giả và giới phê bình;
The Grandmaster
còn được đề cử ở hai hạng mục tại Oscar. Khác với những chỉ trích trước
đó về các tác phẩm hợp tác giữa các nhà làm phim Trung Quốc Đại lục và
Hồng Kông, những phim này mang các tác phẩm hợp tác lên tầm cao mới.
American Dreams in China và
Young Detective Dee: Rise of the Sea Dragon có nét của phim Đại lục và khán giả khó nhận ra ngay đó là phim Hồng Kông, dù đều do các đạo diễn Hồng Kông chỉ đạo.
Dù
Personal Tailor của
đạo diễn kỳ cựu Phùng Tiểu Cương đã đứng đầu phòng vé vì thu vào 700
triệu tệ trong năm 2013, phim cũng đã gây nên một trận khẩu chiến trong
khán giả, vì nhiều người cho rằng phim này kém hơn các tác phẩm trước
đây của Phùng Tiểu Cương.
Sự thoái tràoMột trong
những đặc điểm hiện hiện của thị trường phim Trung Quốc năm 2013 là một
phim càng gây nhiều tranh cãi thì doanh thu phòng vé càng cao. Một số
phim có doanh thu cao, nhưng không nhận được nhiều tán thưởng. Trong số
những phim bị giới phê bình chê bai,
Tiny Times đứng thứ chín trong danh sách đứng đầu doanh thu phòng vé, với 480 triệu tệ, và
Switch thu được 300 triệu tệ.
The Chef, the Actor, the Scoundrel và
Badges of Fury đều là phim có ý kiến trái chiều.
Cảnh trong American Dreams in China [Ảnh: CFP]
Dù doanh thu nhìn chung có tăng, trong hai thời khắc cao điểm của khán
giả ra rạp, là đợt nghỉ lễ Quốc khánh tháng 10 và cuối năm vào tháng 12,
thì doanh thu quý cuối năm 2013 gây thất vọng. Quý này có doanh thu chỉ
4,4 tỉ tệ, giảm 9,8% so với tổng doanh thu năm 2012, lần đầu tiên có
giảm doanh thu trong năm năm gần đây, theo dữ liệu từ Entgroup Inc, một
công ty tư vấn giải trí ở Bắc Kinh.
Entgroup cho rằng sự suy giảm này là vì chất lượng phim tồi trong quý cuối, cả về phong cách và quá trình làm phim.
Dự đoán năm 2014Không
nghi ngờ gì, phim Trung Quốc đã rất thành công tại quê nhà năm 2013.
Khi Tết âm lịch đã qua, có vài phim tại đây gây được tiếng vang trong
vài tuần đầu năm 2014.
Where Are We Going, Dad?
The Monkey King, mở màn ngày 31/1, ngày đầu năm âm lịch, đã thu
về 110 triệu tệ trong ngày đầu ra mắt, và tăng lên thành 300 triệu tệ
trong vòng ba ngày. Cũng ra rạp vào ngày 31/1,
Where Are We Going, Dad? đã mang về 500 triệu tệ tính đến ngày 7/2. Những con số này cho thấy một năm tươi vui cho phim Trung Quốc.
Nhưng
phim Hollywood vẫn là thách thức lớn cho phim nội địa. Nhà phê bình
phim Be Chenggong không thấy ngạc nhiên về thất bại của phim nước ngoài
năm 2013: “Vì năm ngoái là năm ‘ăn nhỏ’ của Hollywood, năm 2014 mới đáng
sợ.”
Hollywood có một chuỗi các bom tấn phần sau phát hành trong năm 2014, gồm có
The Amazing Spider-Man 2: Rise of Electro, X-men: Days of Future Past và
Transformers: Age of Extinction, cũng như
The Hobbit: Desolation of Smaug, có thể làm cho hoài bão của nhà làm phim Trung Quốc không được viên mãn.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi