Bình luận phim

Batman v Superman: Giới phê bình, 'fan' và 'thành kiến'

26/03/2016

Hãy làm rõ với nhau. Áp đặt cấm vận cho tới sát lúc phát hành không biểu thị rằng hãng phim có trong tay bom xịt.

Quái vật Điện ảnh: Với sự trông đợi cùng bao nhiêu tranh cãi dành cho Batman v Superman: Dawn of Justice trong thời gian qua, cuối cùng khi cuộc chiến giữa hai tượng đài truyện tranh thực sự lên màn ảnh thì cũng là lúc nổ ra cuộc chiến giữa hai "phe": giới phê bình và người hâm mộ. Ý kiến trái ngược nhau về một bộ phim giữa giới phê bình và người xem nói chung là mâu thuẫn cố hữu, nhất là với dòng phim giải trí. Lường trước điều này, nên việc chậm lên tin bình luận phim là chủ ý của chúng tôi. Và đây là lần đầu tiên, chúng tôi không chọn dịch hẳn một bài bình luận phim từ những nguồn mà Quái vật Điện ảnh tin cậy và đánh giá là có sự khách quan (lẫn nghiệt ngã nhưng thể hiện quan điểm rõ ràng). Chúng tôi đã chọn bài viết không bình phim dưới đây, thay vào đó, bình về mối quan hệ thường là trái chiều giữa giới phê bình với người hâm mộ, cùng những thành kiến vốn có. Chính qua Batman v Superman, những mâu thuẫn và thành kiến trong mối quan hệ này trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, đáng để người xem phim bình thường chúng ta ngẫm nghĩ và rút ra phán xét của riêng mình, hoặc cân nhắc quyết định xem phim nếu cần.
Phim phát hành ở Việt Nam với tựa Batman đại chiến Superman: Ánh sáng công lý.

Khi chỉ còn cách ngày phát hành một tuần, Star Wars The Force Awakens mới chiếu cho giới phê bình xem và vẫn nhận được những bài bình luận khen ngợi và thành công ‘khủng’.

Tuy nhiên, chuyện có vẻ mờ ám khi ‘fan’ được phép phát biểu ý kiến trên mạng trước khi giới phê bình được quyền nêu quan điểm của họ. Bạn không cần phải là nhà lý luận về thuyết âm mưu mới thấy ngờ vực rằng có một chiến lược khôn ngoan đang được tiến hành. Cho phép những người cuồng nhiệt, hào hứng bởi việc xem lướt qua bộ phim, trở nên quá cuồng trước khi những nhà phê bình xuất hiện với những xô nước lạnh.

Chao ơi, đó là chuyện xảy ra với Batman v Superman: Dawn of Justice. Vào tối thứ hai (21/3), “Batpeople” và “Superfolk” (tức ‘fan’ của Batman và Superman) từ những suất chiếu trước đồng loạt tuyên bố bộ phim của Zack Snyder là (đúng nghĩa đen) “một kiệt tác”. Cô Norma nói: “Đứng dậy vỗ tay sau một cuộc phiêu lưu cảm xúc quặn thắt. Phim siêu anh hùng hay nhất từ trước đến nay. Phim siêu anh hùng hay nhất ít nhất trong vòng năm năm trở lại đây.” Cậu Tom ‘tweet’: “Thật may mắn có mặt trong buổi chiếu ra mắt #BVS tối qua và tôi vẫn không thể tin nổi sao mà tuyệt vời đến thế. Không phải hay. Không phải tuyệt. Mà là kỳ diệu.” Vân vân và vân vân.

Bạn có thể thấy chuyện này tác dụng ra sao. Trong vòng 24 giờ toàn những lời tốt đẹp. Một tình cảnh hơi ngớ ngẩn. Hàng chục nhà phê bình đã xem phim, nhưng họ bị cấm bình luận với công chúng mà phải chờ đến một ngày sau đợt sóng phản hồi đầu tiên. Như đến lúc này bạn đã thấy, các bài phê bình chuyên nghiệp đều rất kém mê mẩn xuất phẩm u ám, hỗn loạn của Snyder. “Một chút Batman chỗ này rồi quậy lên một chút Superman nhãn hiệu riêng chỗ kia. Chuyện sẽ xảy ra như thế,” tác giả bài này đã viết. “Nếu có công lý, bình minh hay gì khác, ở rạp chiếu, khán giả sẽ hắt hủi cái mớ hỗn độn siêu anh hùng ì ạch, chết ngay từ đầu này của Zack Snyder,” Joshua Rothkopf của Time Out nói. Còn nhiều nữa. (Nếu bạn quan tâm đến bình luận của giới phê bình, thì vào lúc này, bộ phim đang đạt 37% ‘fresh’ trên Rotten Tomatoes.)

Với những người thích xem tranh cãi từ xa chúng ta, phản ứng trên mạng hết sức nhộn nhịp. Không có giận dữ hay nghi ngờ gì nhiều; đây là cảm giác không tin tưởng. Làm sao… Cái gì… Nhưng… Tất cả những người đã xem buổi chiếu ra mắt, sau khi những ca ngợi vang dội lắng xuống, tuyên bố rằng đây là một phim kinh điển thuần chất. Nếu bạn đang theo dõi những màn tranh cãi này trước khi bạn sẽ biết rằng có những ‘fan’ tưởng tượng ra một cuộc chiến văn hóa toàn thế giới giữa DC (nhà sáng tạo Batman và Superman) với Marvel (người đứng sau gia tộc Avengers). Vì một số thuyết âm mưu nào đó rõ ràng đang hoạt động, những kẻ cuồng được thuyết phục tin rằng Marvel hẳn đã trả tiền cho giới phê bình để nện BvS tơi bời. Chuyện này đã từng xảy ra. Gợi ý buồn cười như thế đó đã được ném vào mặt số rất ít những nhà phê bình không ưa các phim Dark Knight. Chỉ một số ít ý kiến công bằng, nhưng rất nhiều ý kiến cho rằng giới phê bình “thành kiến” (như cái từ “khuôn sáo” muôn đời được sử dụng làm tính từ) chống DC và ưu ái Marvel.

Giờ đây, một sự mỉa mai có phần đẹp hơn. Đó là: giới phê bình chuyên nghiệp (nếu may mắn) được trả tiền để viết những bài phê bình chê bai bất cứ phim nào trước mặt họ để xuất bản. Chỉ có kẻ gàn dở mới tin rằng một hãng phim đối địch lại đi mua chuộc các nhà phê bình. Tuy nhiên, những tay ‘comment’ mồi hôm thứ hai được hãng phim mời xem phim miễn phí và sau đó mặc tình ‘tweet’. Cái thành kiến ưu ái bộ phim nào đó lại không có khả năng xảy ra trong những tình huống nhất định ư? À, tác gả bài viết này giờ cũng giống những kẻ cuồng.

Dù sao, có những bài học thú vị về tiếp thị phim trong thế giới hiện đại.

Hãy đi xem và tự mình định đoạt lấy.

Những lời phê bình tàn bạo dành cho bộ phim

Phim không có tính hài hước

Nối tiếp chuỗi phim Dark Knight, đạo diễn Zack Snyder nỗ lực làm một bộ phim hết sức nghiêm túc. Và giới phê bình không thích điều đó.

"Không có chút hài hước hay hay tự ti, như tông điệu của Joss Whedon trong The Avengers; không diễn xuất nào có chiều sâu khác thường, như Heath Ledger bật lên trong The Dark Knight; và không có sức sống của sự chỉn chu, một tính cách mà Superman của Christopher Reeve có thừa," Time Out New York viết.

Và IndieWire chỉ ra một thất vọng lớn: "Mất gần 90 phút để Batman v Superman: Dawn of Justice diễn giải cái tựa, và 30 phút nữa để trật đường rầy."

The Hollywood Reporter chất vấn sự hợp tác giữa hai nhân vật truyện tranh: "Khó nói chuyện gì phải xảy ra giữa Batman và Superman trong tương lai, dù, quả thực, nếu họ lại cùng chia sẻ màn ảnh lần nữa."

Phiên bản Superman này không dễ thương

Đây là lần thứ nhì Henry Cavill (ảnh) vào vai nhân vật, tiếp sau Man of Steel năm 2013, và nhiều nhà phê bình đã mất hứng với một Kal-El có vẻ mệt mỏi hơn sự khắc họa nhân vật này chúng ta đã xem trong quá khứ.

"Mất gì cũng được để xem Clark Kent mở áo sơmi ra, để lộ chữ 'S' to tướng rồi bay lên đi cứu thế giới trong tiếng nhạc vang rền. Còn Superman này không phải Superman đó," Uproxx viết.

Tờ New York Post tin rằng, "Cavill bị mắc kẹt trong một nhân vật mất quá nhiều thời gian để phản ứng lại những người khác, bất luận đó là những lời chế nhạo của Batman hay khúc dạo đầu lãng mạn của Lois Lane (Amy Adams)."

Trong khi đó, Chicago Tribune cho rằng Cavill là "một Superman quá yêu bản thân mình mà bạn từng thấy."

Đạo diễn Zack Snyder quá chú trọng việc làm nổ tung các thứ hơn kể chuyện

Đạo diễn Snyder (ảnh trên, phải), chịu trách nhiệm cho các chuyển thể truyện tranh trước đó như 300 The Watchmen, đang gặp tác dụng ngược nặng nề. Nhiều nhà phê bình cảm giác anh quá chằm hăm vào hiệu ứng thị giác trong Batman v Superman.

"Tuy đạo diễn Zack Snyder là bậc thầy về hình ảnh, tất cả những gì anh có ở đây là những hình ảnh và cảnh hành động lớn (và rối rắm)," The Star-Ledger nói.

"Snyder đầy kỹ năng và ý tưởng," Chicago Tribune viết, "nhưng khi một nhà phê bình nhận ra mình mâu thuẫn với gần như mọi khía cạnh của cách tiếp cận về hình ảnh của đạo diễn như phim này, chất liệu trở nên không có gì thích thú."

Bộ phim khó hiểu một cách bực mình và không đi đến đâu

Tuy giới phê bình nói chung khen ngợi diễn xuất của Gal Gadot trong vai Wonder Woman và nhiều người tin Affleck đã làm tốt nhân vật Batman, vấn đề về thời lượng và cốt truyện thiếu nhất quán dẫn đến chỉ trích cay nghiệt.

"Có nhiều thứ ngớ ngẩn trong Batman v Superman: Dawn of Justice, nhưng ngớ ngẩn nhất chính là cái tựa phim," The Guardian viết. "Thực sự tôi không hiểu được tại sao hai anh chàng này lại đánh nhau. Phim mất thời gian để sắp đặt Superman thành người ngoài hành tinh bị truy nã... nhưng tôi có cảm giác nếu ai đó hiểu được bản sắc của việc làm một siêu anh hùng, thì đó chính là Bruce Wayne."

"Phim quá dài vậy mà vẫn không đủ thời gian làm cho bất cứ nhân vật nào hiệu quả, thay vì vậy tập trung vào triển khai không ngừng nghỉ cốt truyện quá sức phức tạp, không mục đích," Birth Movies Death viết.

Còn The New York Times tin rằng Batman v Superman đúc kết vấn đề toàn diện với phim siêu anh hùng: "Các hãng sản xuất những phim thế này, và những người làm thuê đầy tham vọng ký hợp đồng làm chúng, không có động cơ nào ngoài sự tô vẽ của riêng mình. Giải trí không phải là sản phẩm phụ, và thành công thương mại của các chuỗi phim siêu anh hùng tăng lên thì sự cạn kiệt sáng tạo của họ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết."


Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Irish TimesBusiness Insider