Từ trái qua: Charlie Day trong vai Dan Arbus, Jason Sudeikis
trong vai Kurt Buckman và Jason Bateman trong vai Nick Hendricks
Horrible Bosses 2 có Jason Sudeikis, Jason Bateman và Charlie
Day quay lại với vai diễn của họ trong phim đầu, và lần này bộ ba tuyệt
vọng dính líu vào âm mưu bắt cóc cậu con trai (Chris Pine) của một doanh
nhân giàu có (Christoph Waltz) đã lừa họ một vố lớn. Đúng vậy, họ bị
giáng từ giết người xuống bắt cóc. Này, vận đen hết lần này đến lần
khác.
Nhưng phần tiếp theo có khủng khiếp không vậy? Hay là nên
bỏ qua và cứ đi ăn Lễ Tạ ơn (phim phát hành ở Mỹ vào cuối tuần rồi,
ngang qua Lễ tạ ơn - ND)? Đọc tiếp đi rồi quyết định!
1. Thực sự trong phần này chẳng có sếp nào cả
Ba nhân chính giờ đã tự mình làm chủ
Phim có tựa đề là
Horrible Bosses 2 nhưng thực sự chẳng có sếp
nào cả, thực chất là vậy. Các chàng trai giờ tự mình làm chủ, làm ăn
trong lĩnh vực thiết bị thời thượng, có tên gọi Shower Buddy phân phối
dầu gội đầu và dầu xả tự động qua vòi. Và có những lời đãi bôi kiểu giờ
họ tự mình làm chủ. Nhưng điều đó có làm cho họ trở nên đáng sợ không?
Khó hiểu quá.
2. Không hài hước chút nàoPhim đầu
thì đáng thưởng thức nhưng chung cuộc lại quá an toàn và công thức. Phần
tiếp theo này cũng y như thế (mà y như thế thì dở rồi). Có chuyện kéo
dài lê thê khiến bạn thấy khó mà nhận định, chính xác, thế nào thì được
cho là buồn cười, đừng nói chi đến cười ha hả với những cái gọi là trò
đùa. Mọi thứ đều buông tuồng cẩu thả và được cấu trúc kém.
3. Hầu hết diễn viên trong phần đầu đều quay lại
Jamie Foxx, trái, trong vai Dean 'MF' Jones
Có một cảm giác trung thành với đội ngũ
Horrible Bosses: ngoài
Sudeikis, Bateman và Day, còn có Jennifer Aniston và Kevin Spacey (vào vai hai
trong số các sếp dễ sợ ở phần đầu) xuất hiện trong vai khách mời mở
rộng, và Jamie Foxx trở lại vai tội phạm dẫn dắt mấy anh chàng ngốc vào
con đường bị mất quyền công dân. Chuyện đó hẳn phải có ý nghĩa gì chứ,
đúng không?
4. Chris Pine thì tuyệtAi biết Chris Pine có thể diễn hài nào? Năm 2014, Pine bắt đầu một số nhân vật hài xuất sắc, trong đó có Joe Carnahan của
Stretch (phim này đang có trên Netflix Instant! Xem liền đi!) và trong phim ca nhạc hoành tráng
Into the Woods sắp tới. Anh còn là một trong những điểm sáng ít ỏi của
Horrible Bosses 2,
trong vai nạn nhân bị bắt cóc lại đi a tòng và giúp các nhân vật chính
của chúng ta tống tiền cha mình. Diễn xuất của anh sôi nổi một cách chân
thực và anh nhập cuộc với sự náo động mà ba vai chính đã triển khai rất
tuyệt. Chris Pine: anh không chỉ là một gương mặt đẹp trai. Anh là
gương mặt đẹp trai biết làm cho bạn cười phá lên.
5. Christoph Waltz không được tận dụng
Christoph Waltz, trái, trong vai Bert Hanson, Chris Pine trong vai Rex Hanson
Buồn thay, trong vai cha của Pine, Waltz không được tận dụng một cách
đau đớn. Người đàn ông này đã đoạt hai giải Oscar đó nha, bà con! Thôi
được, hãy chờ anh trong phim dựa trên chuyện có thật của Tim Burton có
tựa đề
Big Eyes, trong đó anh sẽ thực sự tỏa sáng. Phim đó thì tuyệt. Phim này thì không.
6. Dài ơi là dài108 phút, ít nhất là dài quá 15 phút. Nhất là xét đến việc chẳng có gì đáng kể xảy ra trong phim.
7. Ba vai chính gớm ghiếc
Ba vai chính cùng đạo diễn Sean Anders (phải) trên trường quay
Sudeikis, Bateman, và Day đều là những cây hài tài năng và, tự mình, có
tính giải trí ‘khủng’. Nhưng hợp lại, ba người này thật ghê tởm. Có thể
nói cái kịch bản sáo mòn này có chỗ cho họ ứng biến, nhưng đạo diễn Sean
Anders cứ mặc họ quờ quạng, lúng túng trong lời thoại rõ ràng do họ tạo
ra và ứng khẩu tức thời. Và thoại trùng lắp nhiều hơn bình thường trong
phim của Robert Altman, nhưng không phải theo cách hay. Điều này buộc Day,
giọng nói vốn dĩ đã the thé, trở nên càng đồng bóng chịu không nổi. Đây
là bộ tam tệ hại mất phương hướng và một kịch bản nghèo nàn; chúng ta
thấy tội nghiệp họ hơn hết.
8. Bốn người viết ra kịch bản phim nàyJohn Francis Daley, Jonathan Goldstein, Sean Anders, và John Morris.
9. Nếu là thể loại "hài đen tối" thì phim này chả đen tối gì hếtMột
trong những ý kiến sai lầm lớn về phim đầu tiên đó là phim hài đen tối
sắc nét. Thực sự, phim nhạt toẹt, một phim hài máy móc gợi ra rất ít
khoảnh khắc thực sự, nếu có, để bạn tự hỏi liệu các nhà làm phim có đi
quá đà không. Phần tiếp theo thậm chí còn thuần hơn. Không có hài đen
tối gì cả. Bạn nghĩ xem, Waltz, hai lần đoạt Oscar với phim của Quentin
Tarantino, ít nhất cũng có thể hài hước một cách đen tối, máu me mà.
Christoph Waltz trong một cảnh phim
10. Bạn sẽ không nhấp nhổm chờ phần thứ baLoạt phim này
tiêu rồi. Xong. Hết. Trừ khi, phim làm ra cả tỉ bạc ở tuần đầu ra mắt,
đương nhiên. Khi ấy thì không nghi ngờ gì sẽ có phần ba trong một chuỗi
phim mà hãng phim sẽ cố làm thành "bộ ba phim". Nhưng một lần nữa, chả
ai cần phim tiếp theo hết, vậy thì ai mà cần biết chứ?
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi