Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem 300: Đế chế trỗi dậy

18/03/2014

Năm 2007, Zack Snyder đã vẽ nên một sử thi bằng đồ họa và đẫm máu từ câu chuyện có thật về trận chiến Thermopylae năm 480 trước Công nguyên được Frank Miller/Lynn Varley diễn dịch thành tiểu thuyết tranh.

Bảy năm sau, đạo diễn Noam Murro (Smart People) nhận lãnh vai trò chỉ đạo 300: Rise of an Empire (phát hành ở Việt Nam với tựa 300: Đế chế trỗi dậy). Phim này là một kiểu tiếp theo lấy bối cảnh đồng thời với phim đầu, tiết lộ trận chiến giữa thủ lĩnh Hy Lạp Themistocles (Sullivan Stapleton) và hải quân của Xerxes (Rodrigo Santoro), do huyền thoại Artemisia (Eva Green) dẫn dắt.

Mục bình luận phim của chúng tôi sẽ giúp bạn cân nhắc xem liệu phim có đáng để bạn bỏ thời gian đi xem hay không, còn bài này sẽ chỉ tập trung vào việc sử dụng 3D. Được cân nhắc qua bảy hạng mục, 3D hay không 3D đánh giá toàn bộ phạm vi của trải nghiệm xem 3D. Hãy xem đây là hướng dẫn mua sắm cho việc đi xem phim.

Tính phù hợp - 5/5

Có vô số cảnh hành động có thể tăng thêm sự hoành tráng ối chà từ 3D. Mọi thứ từ máu me cho đến vũ khí và sóng biển vỗ đập theo cách có thể chộp lấy khán giả bằng 3D. Và việc phần lớn bộ phim này dựa vào đồ họa vi tính và hiệu ứng thị giác, có rất nhiều chất liệu để dựng 3D.

Kế hoạch & công sức - 3/5

Từ lúc phần đầu ra rạp cho đến phần tiếp theo này, có một sự thay đổi lớn trong cách tung ra phim hành động. Avatar là người thay đổi hoàn toàn cuộc chơi, dù tốt hay xấu, đòi hỏi phim hành động có bản 3D. Với việc phần phim đầu đã kiếm được con số ấn tượng là 456 triệu đôla toàn cầu, bạn có thể chắc cú rằng Warner Bros. háo hức muốn làm phồng con số đó lên bằng các suất chiếu cái nhãn giá 3D. Thế nên hãy giả định rằng 3D đã được bàn thảo từ đầu. Chỉ đáng xấu hổ cho việc quay phim và cả đống hiệu ứng thị giác không tính đến việc sử dụng 3D nhiều hơn một chút. Nhiều hơn ở hạng mục dưới đây…

Trước màn ảnh - 4/5

Đây là khía cạnh hào nhoáng nhất của 3D, trong đó các yếu tố của bộ phim bay vào khán phòng. Và 300: Rise of an Empire không thiếu chi mảnh vỡ để ném vào khán giả. Máu me, mồ hôi và nước mưa, mảnh vụn từ giáo gãy, và gươm đâm chém nhô ra từ màn hình. Nhưng Murro thường xuyên cắt ngắn hiệu ứng này bằng cách lia tán tàng ống kính ảo. Một hiệu ứng có thể thú vị ở 2D lại không hợp ở 3D, nơi mà rào cản giữa bộ phim và khán giả được gỡ bỏ. Tương tự, những yếu tố tiền cảnh mờ ảo đôi khi làm hại hiệu ứng này.

Sâu trong màn ảnh - 3/5

Khía cạnh 3D này thì ngược lại, trong đó thế giới của bộ phim dường như mở sâu vào màn ảnh. Có một số cảnh chiến đấu xuất sắc mà chiều sâu của chiến trường bổ sung thêm chiều sâu kịch tính, cho chúng ta cảm nhận đầy đủ hơn về những chiến thuyền vĩ đại hoặc cuộc tàn sát ẩn dưới bề mặt đại dương. Nhưng đấy là những khoảnh khắc hiếm hoi. Hầu hết, các nhân vật chẳng có gì làm nền ngoài bầu trời báo điềm u ám hoặc những cấu trúc mờ ảo, không sử dụng gì công cụ 3D.

Độ sáng - 4/5

Kính 3D vốn dĩ làm tối lờ mờ, thế nên khi áp dụng 3D các nhà làm phim cần nhớ điều chỉnh cho việc giảm độ sáng này. Nhìn chung phong cách tương phản cao của 300: Rise of an Empire giúp giữ hình ảnh rõ ràng. Nhưng quả là có những lúc sự u ám của bộ phim hợp cùng sự lờ mờ của cặp kính khiến một vài khoảnh khắc phim khó xem.

Thử bỏ kính - 4/5

Muốn biết phim sử dụng 3D nhiều hay ít ư? Gỡ kính ra trong giây lát và xem độ nhòe của hình ảnh trên màn hình. Khi mang kính trở lại, mọi thứ sẽ nổi lồi trước mắt bạn. Ghi nhận cho phần này, 300: Rise of an Empire đã nỗ lực hết mình để đưa 3D vào mọi cảnh mà tác giả bài viết thử bỏ kính. Nhưng phim thực sự dữ dội trong những cảnh chiến đấu trên thuyền.

Sức khỏe khán giả - 2/5

Có một quyết định sáng tạo về phong cách chung cuộc của 300: Rise of an Empire là hoàn toàn bí ẩn đối với người viết: thâm dụng ống kính mờ. Không phải kiểu nghệ thuật như Star Trek của J.J. Abrams, mà một kiểu bồng bềnh mờ nhạt hơn, vàng vọt hơn trong vô số cảnh. Điều này khiến bộ phim tất nhiên là khó xem, và có lúc tác giả đã phải thử xem liệu có phải hiệu ứng này là trong bộ phim không hay là do cặp kính của tác giả làm sao đấy lại bị mờ. Rốt cuộc, điều này khiến bộ phim làm người ta phải căng mắt, như đôi mắt của tác giả đã cố gắng trong vô vọng để tập trung vào một bộ phim đã được làm kém rõ ràng.

BẢNG ĐIỂM
Tính phù hợp
5
Kế hoạch và công sức
3
Trước màn ảnh
4
Sâu trong màn ảnh
3
Độ sáng
4
Thử bỏ kính
4
Sức khỏe của khán giả
2
Tổng điểm
25 (trên tối đa 35 điểm)

Kết luận Điểm số này thật khó nghĩ. Hai phần ba thời lượng bộ phim, tác giả đã muốn đề nghị xem 300: Rise of an Empire bản 3D. Chắc chắn, có những sai lầm trong việc sử dụng 3D, nhưng một số cảnh chiến đấu quả thực rất 'ngầu' trong 3D. Nhưng đến cuối, sự lựa chọn ống kính mờ ảo kỳ cục quả đã khiến 3D làm cho phim khó xem đến mức mắt của người viết phải cố tính cách làm sao mà tập trung. Tác giả có hỏi những bạn đi xem phim liệu họ có cùng vấn đề với sự mờ ảo hay không, và tất cả đều nhất trí. Tuy nhiên đồng thuận chung là về tổng thể thì 3D cũng ổn.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi