Tin tức

8 điều về 300: Đế chế trỗi dậy

12/03/2014

Hồi năm 2007, 300 của Zack Snyder ra mắt và làm ai nấy kinh hồn bạt vía.

Dựa theo một tiểu thuyết truyện tranh của Frank Miller, cũng kiểu tương tự như Sin City năm 2005, phim kể câu chuyện về người Sparta cổ đại, do Vua Leonidas (Gerard Butler) lãnh đạo, một đoàn quân chỉ có 300 chiến binh, chống lại lực lượng đáng kể của Vua Xerxes (Rodrigo Santoro). Bộ phim thật huy hoàng và đẫm máu -- một phim máu văng tung tóe thiên về tốc độ hơn là miêu tả nhân vật hoặc cốt chuyện mạch lạc.

Nay, sau bảy năm dài đăng đẵng, phần tiếp theo có tên 300: Rise of an Empire (phát hành ở Việt Nam với tựa 300: Đế chế trỗi dậy), lại dựa theo một truyện tranh khác của Frank Miller, tuy nhiên truyện này, tính đến thời điểm viết bài, không được xuất bản. Lần này, phim tập trung vào Themistocles (Sullivan Stapleton), người dẫn dắt đoàn quân Athen chiến đấu trong một cuộc chiến tương tự (nhưng nhiều nước hơn) chống lại Xerxes (vẫn do Santoro đóng). Nhưng phim vẫn kiểu như thế hay mở rộng những chiều kích mới đầy kích thích? Hãy đọc tiếp để biết.*

Đại cảnh thuyền chiến trong 300: Rise of an Empire

1. Không hẳn là tiếp theo...

Trong khi được chào bán là một phần tiếp theo, đây là một phần phim chuyện bên lề thì đúng chính xác hơn, như các tài liệu tiếp thị ban đầu đã gợi ý (trước khi những cái đầu lành mạnh đánh đổ ý tưởng này và người ta thôi không nói tới chuyện bên lề nữa). Phần lớn bộ phim có thể được miêu tả là bản điện ảnh tương đương của bản truyện tranh với màn chính xảy ra cùng thời gian với các sự kiện của 300. Màn cuối của bộ phim chỉ là một phần của câu chuyện xảy ra sau những gì đã diễn ra trong 300, với một người đưa tin nói "Tiện thể cho hay Leonidas đã bị giết." Buồn quá!

2. ...Nhưng bạn sẽ được thấy một số gương mặt quen thuộc

Mặc dù bạn chẳng được bao nhiêu yếu tố tiếp theo trong 300: Rise of an Empire (thậm chí có những thứ xảy ra trước 300 nữa kia), bạn sẽ gặp lại một số gương mặt quen thuộc. Lena Headey trong vai hoàng hậu Gorgo là một vai phụ tầm cỡ, cũng như David Wenham trong vai Dilios, một trong số ít chiến binh sống sót của 300 tinh binh Sparta và, biết đâu còn có một vài nhân vật khác từ phim đầu tiên xuất hiện lại, tác giả bài viết này không chắc lắm (bảy năm là một thời gian dài).

3. Nhân vật nam chính không chừng là do vi tính tạo ra

Sullivan Stapleton trong vai Themistocles

Vì lý do nào đó, các nhà làm phim quyết định giao vai cho Sullivan Stapleton, nam diễn viên này trông có vẻ rất giống người lẽ ra phải được giao vai chính trong loạt phim Spartacus nhưng, trong phim này, có sức thu hút cũng cỡ cái bàn phím mà tác giả bài viết đang gõ lên. Thật kỳ lạ, vì Stapleton, một nam diễn viên Australia, trước đây từng rất thú vị, đóng những phim tâm lý tội phạm như Animal Kingdom The Hunter, bộ phim hồi hộp lạ kỳ, tài tình của Willem Dafoe (anh cũng có một vai phụ trong Gangster Squad). Nhưng ở phim này anh hủy hoại bất cứ thứ gì dù liên can xa xôi hay gần gũi. Anh đẹp trai, hẳn rồi, với những múi cơ bụng nở nang. Nhưng anh không có dáng dấp uy nghi của Butler hay Michael Fassbender (cùng đóng trong phim đầu) hay bất kỳ ai khác, thật đó. Anh chỉ như chiếm chỗ trên màn hình, không cho khán giả được điều gì để thực sự quan tâm. Thật đáng xấu hổ vì đây lẽ ra là một vai diễn có thể biến ai đó thành sao, giống như Butler.

4. Kém tính thần bí

Một trong những điều thú vị về phần phim đầu đó là sự pha trộn giữa kỳ ảo và hiện thực. Có vẻ như, đây là một phim dựa theo lịch sử, mặc dù cũng nhồi nhét chủ nghĩa thần bí kỳ quái. Một trong những khía cạnh đáng nhớ nhất xoay quanh chuyện này: những nhà tiên tri sở hữu một cô gái trẻ khỏa thân có linh hồn u tối, gã gù phản bội bán đứng Sparta, và không khí chung là thế giới linh hồn và thế giới vật chất không tồn tại bên nhau mà xoắn xuýt vào nhau. Đáng buồn thay, hầu hết sự thần bí đó biến mất trong phần phim này, dù có một số khoảnh khắc chết người khi chúng ta thấy những con rắn biển điên cuồng, thật sự 'ngầu'.

Rodrigo Santoro trong vai Vua Xerxes

5. Zack Snyder không đạo diễn phần này, nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận sự hiện diện của anh

Zack Snyder, đạo diễn của phần đầu, không đạo diễn 300: Rise of an Empire, phần lớn vì anh bận tái kích hoạt huyền thoại Siêu Nhân với Man of Steel thoảng bi kịch vào hè năm ngoái. Nhưng sự hiện diện của Snyder có thể cảm nhận được, chắc chắn, trong vai trò đồng biên kịch và nhà sản xuất, trong việc sử dụng thừa thãi phương pháp quay chậm, trong phông nền và các sinh vật CGI, và trong cách mọi thứ được cách điệu đến mức độ gần như hội họa. Công nghệ đã tiến hóa đôi chút trong bảy năm qua, và Snyder cùng đạo diễn mới Noam Murro đã sử dụng những tiến bộ công nghệ đó để làm mọi thứ hậu hĩ và siêu thực hơn.

6. 3D thực sự hấp dẫn

Nếu có điều gì đột phá trong 300: Rise of an Empire, thì đó là cách sử dụng 3D. Theo truyền thống, các vật thể sẽ “xồ” vào khán giả theo những cách táo bạo, nổi bật. Cái kiểu những khoảnh khắc này được chuyển đến khán giả tự nhiên và thuần phác, không có gì nổi bật trong cách một vật thể nhô ra lẫn bản thân khán giả. Điều mà Murro và Snyder làm trong 300: Rise of an Empire là sáng tạo chiều kích giữa "máy quay" với vật thể -- luôn có một mức độ khuếch tán. Sương mù tràn màn hình, mưa lộp độp trên ống kính ảo, máu phọt ra và lửa bùng cháy. 3D thường được tối đa hóa cho những khoảnh khắc quan trọng, nhưng với 300: Rise of an Empire, chức năng chủ yếu của 3D là tạo bầu không khí. Và điều đó rất tuyệt.

7. Eva Green chiếm lĩnh buổi diễn

Eva Green trong vai Artemisia

Tuy nhiên, đặc biệt hơn bất kỳ hiệu ứng đặc biệt nào trong 300: Rise of an Empire, là diễn xuất của Eva Green trong vai Artemisia, một phụ nữ Hy Lạp chiến đấu cho phía Ba Tư. Cô ta độc ác. Và cũng tuyệt vời. Và cô ta gừ gừ, "Ngươi đánh giỏi hơn ngươi đxx". Mọi thứ về cô đều tuyệt vời – trang điểm mắt, trang phục, ừm, tài sản của cô. Cô thêm nếm cho nhân vật theo cách mà không ai khác trong 300: Rise of an Empire làm được (à, có thể có Santoro) và thỉnh thoảng xem ra cô tỏa sáng từ người khác. Phần lớn thời lượng, khi Eva Green không có trên màn ảnh, bạn sẽ cứ thắc mắc cô đâu rồi và chờ cô quay lại. Cô quả là vai diễn hay nhất của bộ phim này.

8. Hãy nán lại phần ‘credit’ cuối phim

Mặc dù nhạc nền, của nhà soạn nhạc điện tử người Anh Junkie XL, rất ầm ĩ, khoảnh khắc nhạc hay nhất suốt bộ phim là khi gần hết phần ‘credit’ cuối phim. Là bản War Pig của Black Sabbath bằng kèn đi kèm những hình ảnh kiểu truyện tranh.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone


* Quái vật Điện ảnh chọn lọc giới thiệu từ tin gốc.

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi