Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Đại gia Gatsby

25/06/2013

Làm sao The Great Gatsby (phát hành ở Việt Nam với tựa Đại gia Gatsby) lại là bộ phim 3D đầu tiên của Baz Luhrmann chứ?

Nhà đạo diễn người Úc đã định nghĩa sự cường điệu với phim Moulin Rouge! và thể hiện sự sẵn sàng để chơi đùa với những tác phẩm kinh điển trong Romeo + Juliet; ông ấy dường như đúng là người sẽ nắm lấy công nghệ mới của định dạng 3D để tạo ra những điều mới mẻ cho một câu chuyện quen thuộc, và giờ đây ông đã làm chính xác điều đó với The Great Gatsby. Nếu bạn sắp chuyển thể tiểu thuyết kinh điển của F. Scott Fitzgerald và đưa thêm hip-hop và nhạc Lana del Rey vào phần nhạc phim, tại sao lại không cho nó vào định dạng 3D luôn thể?

Nhưng khi bạn xem The Great Gatsby dịp cuối tuần này, bạn sẽ có thể lựa chọn liệu mình có muốn trả phần phụ phí cho 3D hay không – và đó là chỗ của chúng tôi. Bài mới nhất của mục 3D hay không 3D sẽ xem xét từng bước một những hiệu ứng 3D của bộ phim, để giúp bạn biết bạn có nên đeo lên chiếc kính 3D vào cuối tuần này hay không.

Tính phù hợp

À, còn tùy thuộc chúng ta đang nói đến cái gì. Quyển tiểu thuyết kinh điển The Great Gatsby có phải là cuốn đầu tiên bạn nghĩ đến khi tưởng tượng về những quyển sách phải trở thành phim 3D không? Tuyệt đối không. Có phải Baz Luhrmann là đạo diễn dường như được sinh ra đã mang sẵn cặp kính 3D không? Dứt khoát là có. Và mặc dù hầu hết chúng ta ước rằng công nghệ 3D đã xuất hiện khi Lurhmann làm phim Moulin Rouge!, cảnh phim bữa tiệc hoang dại của Gatsby hơn hẳn những cảnh đối thoại lặng lẽ và khiến bộ phim phù hợp một cách khá tự nhiên với định dạng này.

Điểm: 4/5

Kế hoạch & công sức

Kể cả trước khi chính thức thực hiện bộ phim, Luhrmann đã xem xét làm nó ở định dạng 3D, ngay khi quay những cảnh thử với DiCaprio và Maguire để xem những chiếc máy quay 3D hoạt động thế nào. Ông quay bộ phim sử dụng máy quay 3D Red Epic, và ông và hãng phim thậm chí hoãn lại ngày phát hành để họ có thể làm hiệu ứng 3D thậm chí hoàn hảo hơn. Cứ nói những gì bạn muốn về lựa chọn dùng 3D, nhưng một khi đã tận tâm làm, Luhrmann chắc chắn mình làm đúng.

Điểm: 5/5

Trước màn ảnh

Đây là một bộ phim tâm lý thời đại về một chuyện tình bất hạnh – có bao nhiêu cơ hội những vật thể 3D bay ra ngoài màn ảnh về phía bạn? Và câu trả lời là, rất nhiều. The Great Gatsby gần như chắc chắn có túi hoa giấy lớn nhất lịch sử điện ảnh, với hai cảnh tiệc tùng khác nhau hoàn toàn bị phủ đấy thứ này, và tất cả chúng bồng bềnh xaung quanh bạn liên tục. Trên hết thảy những thừ đó là những bông hoa tuyết, sương mù bao phủ Long Island Sound, những nút bần rượu champagne - bạn cứ kể thêm vài thứ nữa, bay ra và bay thẳng vào bạn. Điều lạ là, hiệu ứng "xồ ra" này không "kêu" bằng những bộ phim khác dùng chung kỹ xảo. Lurhrman rõ ràng muốn bạn cảm nhận 3D theo cách của riêng bạn, nhưng ông không nỗ lực hết mình.

Điểm: 4/5

Sâu trong màn ảnh

Như trong tất cả các phim khác của Baz Luhrmann, có rất nhiều thứ nhồi nhét vào từng khung hình của The Great Gatsby, từ những đám đông khổng lồ tại bữa tiệc của Gatsby trong các biệt thự của Long Island Sound với khung cảnh đồ họa vi tính mở rộng của thành phố New York những năm 1920. Hiệu ứng 3D chỉ làm tăng độ sâu của nó, và cho bạn cơ hội để nhận thấy những bộ trang phục tuyệt đẹp hoặc nhân vật nam kỳ lạ ở hậu cảnh mà lẽ ra đã bị lướt qua. Bằng với điểm số mục “trước màn ảnh”, tuy nhiên, hiệu ứng ở đây không hiệu quả một cách lạ lùng. Bạn cảm thấy độ sâu thêm vào của hiệu ứng 3D, nhưng bạn không cảm thấy nó tận cùng như bạn có thể cảm thấy trong các bộ phim khác. Giả sử Luhrmann đã cạn kiệt với gần như tất cả các hiệu ứng khác của bộ phim, không hoàn toàn tận dụng lợi thế của định dạng này là một sự lựa chọn kỳ lạ.

Điểm: 4/5

Độ sáng

Có thể nói rằng đây là bộ phim 3D đầu tiên sáng quá chăng? Như bạn chắc chắn đã nhìn thấy trong trailer, The Great Gatsby tắm trong mọi màu sắc dưới ánh mặt trời, và giữa bối cảnh với đồ trang sức trên trang phục luôn có ánh sáng khắp nơi. Quay bằng máy quay 3D chắc chắn chỉ giúp đảm bảo rằng mọi thứ vừa đủ sáng để việc đeo kính 3D lên không làm mờ ảo đi chút nào.

Điểm: 5/5

Thử bỏ kính

Đây là lúc bạn thực sự có thể nhìn thấy kết quả của những gì tác giả bài viết đã nói trước đó, về việc hiệu ứng 3D của phim đáng chú ý như thế nào, nhưng không ấn tượng mạnh mẽ như bạn chờ đợi. Khi bạn bỏ kính của bạn ra ở giữa của một cảnh phim – ví dụ, một trong những bữa tiệc đông đúc của Gatsby - bạn sẽ nhận thấy có sự mờ ảo xung quanh các nhân vật. Càng nhòe, càng nhiều hiệu ứng 3D bạn sẽ thấy khi đeo kính trở lại. Gatsby hoàn toàn không có nhiều sự nhòe hình ảnh, rõ ràng là một sự lựa chọn có ý thức, nhưng điều này giúp bạn tổng hợp lý do vì sao hiệu ứng 3D trong phim này không hề nổi bật như lẽ ra là phải thế.

Điểm: 2/5

Sức khỏe của khán giả

Nếu bất cứ điều gì trong The Great Gatsby khiến bạn phát bệnh, nó sẽ không liên quan đến định dạng 3D. Luhrmann ưa thích những cảnh quay xoay tròn và cắt cảnh nhanh, và rất nhiều cảnh trong phim cố tình làm bạn mất phương hướng. Nhưng hãy công nhận sự thật – hiệu ứng 3D đặc biệt được dùng không phải để làm tăng cảm giác buồn nôn trong bạn. Đó có thể là một lý do chính vì sao hiệu ứng độ sâu không được như lẽ ra là phải thế. Nên trong khi những đợt oanh tạc ánh sáng lấp lánh có thể làm cho bạn cảm thấy hơi choáng váng, không nên đổ lỗi cho hiệu ứng 3D.

Điểm: 5/5

BẢNG ĐIỂM
Tính phù hợp
4
Kế hoạch và công sức
5
Trước màn ảnh
4
Sâu trong màn ảnh
4
Độ sáng
5
Thử bỏ kính
2
Sức khỏe của khán giả
5
Tổng điểm
29 (trên tối đa 35 điểm)


Kết luận: Nếu bạn xem The Great Gatsby ở định dạng 3D, bạn có thể thấy mình rất bối rối - tại sao tất cả cảnh quay hoa giấy đều bắn ra ngoài màn hình? Kéo gần thành cận cảnh một thứ gì dường như không quan trọng để làm gì? Định dang 3D, mặc dù gần như không ấn tượng mạnh mẽ hoặc có ảnh hưởng lớn như nó có thể đạt đến, thì vẫn là một yếu tố quan trọng theo cách bộ phim được thực hiện. Và nếu bạn đang quan tâm đến Luhrmann với tư cách đạo diễn và những màn biểu diễn hoành tráng điên cuồng mà ông ấy có thể mơ đến, bạn nên xem phim này theo cách ông đã dự tính. Trong The Great Gatsby không có bất kỳ điều gì có thể làm thay đổi mãi mãi cách bạn xem phim 3D như phim Hugo đã làm được, nhưng nếu bạn chọn làm người tuyên truyền cho thương hiệu về sự cường điệu của Luhrmann, tại sao không trả thêm một ít?

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi