Sức mạnh tuyệt vời đến cùng với trách nhiệm lớn lao. Nhưng với một kinh
phí lớn hơn được phân bổ cho một phần phim tiếp theo quy mô lớn, liệu
đạo diễn Marc Webb có cảm thấy một trách nhiệm to lớn để phải quay hiệu
ứng 3D trong phim The Amazing Spider-Man 2?
Anh chàng giăng lưới nhện trèo tường này xem ra được đo ni đóng giày cho
hiệu ứng 3D, quăng lượn qua những con hẻm sâu hút của thành phố New
York khi anh đánh nhau với những ác nhân biến hình phức tạp như Electro
và Green Goblin. Bộ phim này có hiệu quả với 3D không?
Bài bình luận phim The Amazing Spider-Man 2
đã đánh giá phần phim mới của siêu anh hùng này có đáng được bạn dành
thời gian không. Mục 3D hay không 3D sẽ chỉ tập trung vào việc vận dụng
3D của bộ phim. Cân nhắc qua bảy hạng mục, bài viết đánh giá toàn diện
trải nghiệm xem 3D. Hãy xem đây là hướng dẫn tiêu dùng mà bạn có thể
tham khảo để quyết định xem
The Amazing Spider-Man 2 ở định dạng nào.
Tính phù hợp - 4/5
Người Nhện là một người hùng năng động dành vô khối thời gian của mình
để đung đưa khắp New York trên những sợi tơ nhện mỏng manh. Các nhà làm
phim đã từng xử lý Người Nhện trên màn ảnh hiểu rằng phần hấp dẫn của
nhân vật là đặt khán giả vào hoàn cảnh của Người Nhện khi anh bay vút
lên và chiến đấu với đủ loại kẻ thù. Người Nhện – một người hùng – được
dành cho 3D, và việc Marc Webb tiếp tục sử dụng những cảnh quay từ góc
nhìn của nhân vật (point-of-view shot) nâng thêm hiệu ứng thị giác cho
chuỗi phim này.
Kế hoạch & Công sức - 4/5Với
câu chuyện gốc của Peter Parker, giải thích làm thế nào cậu bé đầy mâu
thuẫn này lại trở thành một người hùng sức mạnh vô song, giờ đây Marc
Webb có thể làm xiếc với Người Nhện.
The Amazing Spider-Man 2 có
nhiều cảnh hành động kích thích (nhất trong một phim Người Nhện mà ta
xem được đến nay), và Webb xây dựng tất cả những cảnh đó trong tâm trí
với 3D. Sau một màn dạo đầu đầy ắp hành động, phim gài số tốc độ cao với
một pha rượt đuổi trên không giữa Người Nhện và một gã xấu xa người
Nga.
Sau đó, Người Nhện đụng độ Electro (Jamie Foxx) lần đầu tiên trong một
cảnh cực kỳ sinh động ở Quảng trường Thời Đại lấp đầy từng xăng-ti-mét
trên màn ảnh bằng những màu đậm. Cuộc đối đầu cuối cùng trên tháp đồng
hồ trông thật ngoạn mục ở 3D. Những pha hành động trong
The Amazing Spider-Man 2 thực sự được dàn dựng tốt để tận dụng hết lợi thế của 3D lẫn IMAX, thế nên nếu bạn xem TO với
The Amazing Spider-Man 2 sẽ dẫn đến trải nghiệm xem phim tốt hơn.
Trước màn ảnh - 2/5Đáng ngạc nhiên,
The Amazing Spider-Man 2
lại thiếu sót khoản này. "Trước màn ảnh" nói đến bất cứ thứ gì vọt ra
khỏi màn ảnh về phía khán giả. Và Người Nhện có biết bao cơ hội để ra
khỏi màn ảnh với lưới nhện, nẹt điện, thân hình của nhân vật chính và
rất nhiều thứ thú vị khác như thế. Không hề xảy ra. Thậm chí cả cảnh mà
Peter và Harry Osborn (Dane DeHaan) lia đá trên hồ nước, mà cảnh này ắt
hẳn chỉ để sử dụng 3D. Thế mà những viên đá dừng lại ngay trên màn ảnh.
Quái gở.
Sâu trong màn ảnh - 4/5
Thay vào đó, tiêu điểm 3D với Webb và êkíp của anh dồn cả vào độ sâu của môi trường mà Người Nhện hoạt động.
The Amazing Spider-Man 2
chứa đựng vô số cảnh đáng nhớ diễn ra ở những vị trí thị giác có tính
toán – như Quảng trường Thời Đại, Park Avenue, và nhà máy điện bị
Electro chiếm lấy. Nếu bạn không chú trọng cái nhìn vào hành động, bạn
sẽ nhận ra 3D đã khiến cho những địa điểm này trở nên sâu thẳm trên màn
ảnh như thế nào. Công nghệ 3D hiện tại cho các phim bom tấn chiều sâu
thực sự, và
The Amazing Spider-Man 2 không là ngoại lệ.
Độ sáng - 4/5Một lời phê bình dành cho
The Amazing Spider-Man 2
của Marc Webb đó là phim hơi quá hoạt hình trong hành động, với màu sắc
phóng lên đến cực điểm mức độ truyện tranh. Quyết định này có thể là
nhằm tăng cường cho hiệu ứng 3D, và nó có tác dụng. Hầu hết cảnh hành
động trong
The Amazing Spider-Man 2 diễn ra vào ban ngày – một
nước cờ có chủ ý của Marc Webb. Và kể cả khi Người Nhện chiến đấu vào
ban đêm, đó cũng là những chỗ sáng sủa như Quảng trường Thời Đại hay
tháp đồng hồ no nê ánh sáng nhân tạo. Lờ mờ quả không là vấn đề trong
The Amazing Spider-Man 2.
Thử bỏ kính - 3/5Điểm "Thử bỏ kính" đo lường mức độ 3D
bạn nhận được. Gỡ kính ra, và hình ảnh trên màn hình phải mờ ảo và
biến dạng đi. Tuy nhiên,
The Amazing Spider-Man 2 trông không
mờ ảo mấy, gợi ý rằng lượng 3D thực sự không cực độ. Tác giả bài viết đã
thử bỏ kính trong những cảnh đối thoại và chậm; trong những pha hành
động. Cũng có mờ ảo. Nhưng bạn có thể xem cả phim
The Amazing Spider-Man 2 mà không cần đeo kính, và tác giả ngờ rằng hãng phim muốn thế.
Sức khỏe khán giả - 4/5Hành động trong
The Amazing Spider-Man 2
lưu động một cách đáng ngạc nhiên. Ngay cả khi Webb đặt chúng ta vào vị
trí của Người Nhện trong những màn đung đưa nghẹt thở khắp Manhattan,
chúng ta cũng không bị hiệu ứng rung giật của máy quay có thể khiến khán
giả phải ôm bụng chờ phim tái lập tiêu điểm. Webb giật lại từ hành
động, dựa vào điểm chết (bullet-time) để hãm sự hồi hộp, và đảm bảo bạn
có thể xem cảnh đáng thưởng thức mà không phải lo sợ bị nôn nao vì hiệu
ứng thị giác.
Kết luận: Nếu điểm số "trước màn ảnh" không gây thất vọng thì
The Amazing Spider-Man 2
đã đạt thứ hạng cao trên thang điểm 3D rồi. Tác giả bài viết này rất
ngạc nhiên trước điều đó, vì mặc dù đã xem phim, việc thiếu các xảo
thuật "trước màn ảnh" khiến tác giả nghĩ rằng 3D là điều không cần
thiết. Tác giả thừa nhận rất muốn xem Người Nhện quăng mình ra khỏi màn
ảnh nhiều hơn… nhưng vậy không có nghĩa là tác giả có thể lờ đi tất cả
những quyết định 3D mà phim đã làm đúng (từ Độ sáng đến Sức khỏe khán
giả). Nhìn chung, vé 3D cũng đáng tiền, vì giúp thêm một yếu tố vào bộ
phim mà Marc Webb đã xây dựng cho ‘fan’ của Người Nhện. Và IMAX, là phải
xem, tác giả tin thế.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi