Không ngờ là lại ra thế này.
Chúng ta sống trong kỷ nguyên mà nền công nghiệp điện ảnh được xây dựng
hầu như chỉ trên những gì chắc ăn. Mạo hiểm (đến một mức độ bất kỳ
thứ gì “mạo hiểm” trong cái thế giới giải trí nhiều tỉ đôla này) là dành
cho sách, truyện tranh, phim truyền hình, chuyện thực tế và (thi
thoảng) ý tưởng mới nguyên mà những bộ phim lớn được làm từ đó. Vào cái
thời buổi bất cứ gì ở mức độ trở thành phim tầm cỡ thành công tài
chính là rất quan trọng, bản thân bộ phim phải tự chứng minh là một
thương hiệu có khả năng kiếm được đủ số cần thiết để có lời trên kinh
phí đã bỏ ra, sản sinh những phần tiếp theo sinh lời, và nhiều vật phẩm
ăn theo.
Hollywood hiện đại đã biến điều này thành khoa học – ngoại trừ những lúc không được như vậy.
Hãy làm rõ một điều ngay từ đầu:
Batman v Superman: Dawn of Justice
không là “bom xịt”. Phim làm ra tiền, sẽ tạo ra lợi nhuận, và có khả
năng sẽ là một món hàng bán được thường xuyên khi ra đĩa Blu-ray và phát
trên những hạ tầng dịch vụ xem phim. Việc
BvS gây thất vọng
cho Warner Bros đó là câu chuyện giải trí vĩ đại nhất thế giới lúc này
không được đánh giá bằng thang điểm thất vọng mà bằng độ hiếm của khả
năng xảy ra những thất vọng đến thế. Lập kế hoạch một phim ‘khủng’ như
Warner Bros đã xây dựng xung quanh
Batman v Superman (ắp lẫm
bom tấn nhiều năm tới đây của hãng đều là những phần tiếp theo hoặc ăn
theo của một phim này) hoàn toàn không phải để diễn ra sai trật thế này,
đúng cái kiểu này.
Lúc này chẳng cần bàn bạc ầm ĩ chi tiết làm
chi: Phòng vé ư? Vô khẳm lúc đầu. Bài phê bình? Đáng thất vọng. Sự sụt
giảm? Rớt thẳng cẳng. Trong ba chỉ số này, chính sự sụt giảm có khả năng
làm các nhà điều hành Warner Bros bạc mặt ra – vì nó nói lên rằng sự
truyền miệng là rất tệ hại. Và khi những lời nói xấu kết hợp với thâm
hụt doanh thu và những bài phê bình chê bai tạo nên một câu chuyện
khó lòng bác bỏ: Bất luận bao nhiêu ‘fan’ trung thành của
Dawn of Justice hài lòng đi nữa, “câu chuyện” được quan tâm trong văn hóa đại chúng đến nay, đó là
Batman v Superman
là một phim thực sự không được ưa thích, không đem lại điều hãng phim
mong muốn, và đặt rủi ro lên những kế hoạch dài hạn đã dự tính phái
sinh từ đó.
Nếu bạn cần thêm bằng chứng hỏng chuyện, chỉ cần xem xét
chu trình tin tức hậu phát hành. Đây là một bộ phim phần lớn bao gồm
“những cảnh đáng tiền” trong truyện tranh được đưa lên màn ảnh và được 'fan' làm thành ảnh chế (meme) đem lại tác dụng marketing, nhưng
hình ảnh liên quan đến phim này được nói đến nhiều nhất lại là Ben
Affleck trông buồn bã trong một phỏng vấn (một buổi phòng vấn mà giới
báo chí hỏi toạc móng heo về những bài phê bình chê bai). Thay vì nháy
mắt ranh mãnh với ‘fan’ (“Đợi mà xem…”) về cái kết lơ lửng của câu
chuyện, các nhà làm phim được yêu cầu giải thích tại sao cả một cốt
truyện lớn như vậy không đem lại chút ý nghĩa gì. Cuối cùng thì, câu hỏi
hàng đầu đã được đặt ra, và giải đáp cho nhiều phim ăn theo thuộc Thế
giới điện ảnh mở rộng của DC (DCEU) mà phim đã “nhá hàng”, không phải là
về cốt truyện… mà là về giọng điệu. ‘Fan’ của
BvS có vẻ không
bị mất hứng bởi gợi ý rằng những phim DCEU tương lai cũng sẽ đen tối,
nhưng khi hãng phim đang muốn mở rộng khán giả, và thu hút người xem
phim bình thường, thì việc bênh vực cho giọng điệu của Warner Bros. sẽ
cũng như là định mời ai món khác tại bữa tiệc tối chỉ để nghe người đó
hỏi: “Hương vị sẽ không giống món đầu, phải không?”
Vậy giờ tính sao?
Trong
tình hình này, điều khiến cho đây trở thành câu hỏi thú vị là: toàn bộ
công việc làm ăn đó là một vùng đất chưa có bản đồ. Cái khái niệm “vũ trụ
điện ảnh” vẫn còn thần thoại theo như ngành này biết, thế nên chẳng có
dữ liệu gì để từ đó dựng bản vẽ chi tiết đáng tin cậy. So sánh gần
gũi nhất, tất nhiên, là Marvel Studios… ngoại trừ việc đến nay chưa có
dự án nào của họ gặp phải sự đón nhận tương tự như
Dawn of Justice. Bạn có nghĩ gì đi nữa, phản hồi mà Warner Bros nhận được từ hệ tư tưởng văn hóa thời đại
Batman v Superman
là: “Chúng tôi quan tâm đến điều này, nhưng chắc chúng tôi không muốn
có thêm – ít nhất là không trong hình dạng hiện tại.” Vậy mà hãng
phim đã sắp đặt “thêm nữa” ở dạng phim ảnh, và cỗ máy lớn này khó lòng
tắt đi hay chuyển hướng.
Những so sánh đã được làm lâu nay theo kiểu Sony dành cả năm trời nói với công chúng và các nhà đầu tư của họ rằng
The Amazing Spider-Man 2
sẽ mở ra một “vũ trụ-Người Nhện” các phim ăn theo (những phim phần tiếp
theo của nó, một phim về Venom, một phim Black Cat, một phim toàn nữ
chưa xác định, và một phim Sinister Six) thế rồi… không xong, khi phim
thực sự ra rạp và làm ăn kém cỏi. Nhưng có hai khác biệt quan trọng là:
Thứ nhất, các kế hoạch của Sony cuối cùng bị quản lý cấp cao hơn của
công ty mẹ đánh đắm, họ có những quan tâm khác (hàng điện tử và video
game). Warner Bros, tuy là đơn vị con của Time Warner, không được cơ cấu
kiểu đó: phim ảnh là mặt hàng WB làm. Trách nhiệm dừng ở Kevin
Tsujihara, CEO của Warner Entertainment. Thứ hai, loạt phim
Amazing Spider-Man
tiêu tùng phần nào bắt đầu từ việc không có kế hoạch thực sự, chỉ là
những phim đầy ắp tình tiết mơ hồ đủ để sau đó bật ra và dẫn tới “đâu
đó”. Thế nên, mặc dù một số phim đã ở vào giai đoạn tiền sản xuất, cũng
không đến nỗi có cả một cỗ máy sầm sầm phải tắt đi.
Ngược lại, DCEU đã vận hành rồi.
Justice League sắp khởi quay, với đạo diễn của
Dawn of Justice là Zack Snyder chỉ đạo.
Wonder Woman
đã đi vào sản xuất mấy tháng nay. Bản điện ảnh của Flash, Cyborg và
Aquaman đều xuất hiện trên màn hình lúc này. Bây giờ mà loại bỏ những
phần chủ chốt thì cũng tương đương với việc chỉnh đốn lại những chiếc xe
đang phóng với tốc độ tàu tốc hành – và cho dù có đủ tin cậy để Warner
Bros quyết định (công bố) rằng một xuất phẩm nào đó đang còn chiếu rạp,
đang cố gắng kiếm lời, và thúc đẩy kinh doanh vật phẩm ăn theo, là một
sai lầm mà họ sẽ không có kế hoạch ủng hộ nữa… thì làm vậy tức khắc
hủy hoại triển vọng lợi nhuận của công ty.
Hiện tại, chiến lược kinh doanh dài hạn của Tsujihara được xây dựng xung
quanh DCEU, LEGO và chuỗi phim Harry Potter chống đỡ cho toàn bộ công
việc làm phim còn lại của hãng. Vì chưa rõ liệu ‘fan’ có sẽ ủng hộ
Potter, loạt phim chính đã kết thúc, hay LEGO (ngoài một phim siêu thành
công) không, nghĩa là các dự án siêu anh hùng của hãng là điều gần nhất
với một chuỗi phim bom tấn đáng tin cậy mà hãng phim có (ít nhất trong
ngắn hạn). Thậm chí loại DCEU ra khỏi chương trình nghị sự thì chỉ khiến Warner Bros. càng không chắc ăn, mà nhà đầu tư thì không thích cái việc
thiếu sự chắc ăn. Nói toạc ra:
Batman v Superman không kiếm đủ tiền để có khả năng chọn lựa tồn tại khác để kiếm ra tiền gì hết.
Đơn giản là những ‘fan’ nào trông chờ sự thất vọng của
BvS
dẫn đến những thay đổi lớn cho DCEU đã lên kế hoạch hết rồi thì nên
chuẩn bị cho những thất vọng thêm nữa đi là vừa. Những thay đổi đột ngột về
“toàn cảnh” đang được tung hê trên mạng xã hội, chẳng hạn Zack Snyder
bị loại khỏi
Justice League hay đạo diễn
Mad Max
George Miller đang được mời chào để thay vai (vì ông từng suýt làm một
phim Justice League) không hề gây chưng hửng. Đúng, Marvel có thể êm
xuôi thay Edgar Wright đạo diễn
Ant-Man bằng Peyton Reed sau khi nhà biên kịch/đạo diễn/người ủng hộ
Ant-Man
lâu năm này ra đi, nhưng đó là một phim kinh phí thấp hơn và hầu hết
khán giả chưa quen thuộc với Edgar Wright. “Ném đá” một đạo diễn tên
tuổi như Snyder từ một dự án ‘khủng’ cỡ
Justice League sẽ là câu chuyện nghề nghiệp khó chịu nhất hàng nhiều tháng trời.
Và trong khi những kịch bản giả định không tưởng như Snyder “tự nguyện”
rút lui, bề ngoài có vẻ là vì lý do “cá nhân” nào đó không hẳn là không
có khả năng thì điều đó chỉ khiến chiếc ghế đạo diễn bỏ trống không dễ
gì điền vào. Những chuyên gia bom tấn có thành tích phòng vé như Snyder
đang tiếp tục làm việc đa phần là vì các nhà làm phim có khả năng quán
xuyến dàn đồng diễn nặng hiệu ứng đặc biệt kinh phí ‘khủng’ liên quan
đến hãng phim tầm cỡ nhiều như lá mùa thu. Đạo diễn nào có khả năng làm
và sẵn sàng/yên tâm tiếp quản một xuất phẩm ai khác từng trông nom cho
đến tận lúc bắt đầu quay? Một danh sách cực kỳ ngắn – và hầu hết những
cái tên trên danh sách đó có khả năng làm cho ngay cả kẻ gièm pha Zack
Snyder nhất cũng phải tái mặt sợ hãi.
Hơn nữa, làm vậy nghĩa là
đi ngược lại văn hóa công ty của Warner Bros và lịch sử bao thập kỷ nay
trong cách hãng này phát triển tài sản của họ. Bất kể thiên hạ nói gì về
hãng này đi nữa, danh tiếng là một nhà làm phim lớn và thuộc vào loại
hãng phim thân thiện với nhà làm phim ở Hollywood là xứng đáng và không
dễ gì vứt bỏ. Lời rao hàng ban đầu cho DCEU, để khác biệt với Thế giới
điện ảnh Marvel, bằng cách cho đạo diễn được tự do phát triển phim của
họ mà không phải lo lắng quá nhiều về tính liền lạc hay bàn tay can
thiệp thô bạo của một Kevin Feige (không có “nhà giám sát” đối với tài
sản của DC – cho đến nay) phản ánh trí lực của hãng phim nuôi dưỡng
những nhà làm phim “có tầm nhìn” biết chơi bóng như Snyder (cũng như
Peter Jackson và chị em nhà Wachowski) và đối đãi với Ben Affleck không
như một lao động thường xuyên mà là đứa con cưng.
Đó cũng là hãng phim có lịch sử tránh né những quyết định vội vàng. Loại
Man of Steel 2 để ưu tiên cho một phim Batman kết hợp và hấp tấp đóng thùng
Justice League
thực sự được xem là một bước đi “trong trang thái kinh hoàng” không
điển hình đối với Warner Bros, chưa kể thành phẩm vẫn bao gồm những
nguyên liệu thô mà bao thập kỷ nay hãng phim vẫn đang sàng lọc. Cấu
trúc câu chuyện cơ bản (Lex Luthor lừa Batman ăn cắp Kryptonite và tìm
cách giết Superman) đa phần được “đạo” từ bộ phim
Batman vs. Superman
chưa làm của Wolfgang Petersen, tuy nhiên ở phim đó âm mưu ‘khủng’ của
Luthor liên quan đến việc nhân bản The Joker (phiên bản Jack Nicholson –
tức là cách đây đã lâu). Còn mạch truyện “thương hiệu dơi”? Là từ
Batman Year One
chưa làm của Frank Miller và Darren Aronofsky, trong đó chiếc nhẫn mang
khắc chữ TW (“Thomas Wayne”) của Bruce Wayne để lại dấu hằn trên người
những tội phạm lại được hiểu nhầm thành ký hiệu dơi, đem lại tên tuổi
Người Dơi cho Hiệp sĩ Bóng đêm. Ngày phán xét? Tận thế? Warner Bros đã
từng cố gắng làm phim
Death of Superman từ khi truyện được xuất bản.
Vậy chuyện gì có khả năng xảy ra? À, kiểm soát thiệt hại, đối với những phim đề máy. Chúng ta đang bắt đầu thấy rồi đó, với
Suicide Squad phải quay lại (điều từng được coi là sự nghĩ lại một cách lập dị về
Batman v Superman giờ đây có thể sẽ là phim biện hộ cho DCEU) và những người làm các phim ăn theo, như
Aquaman, nói với giới truyền thông rằng phim của họ giọng điệu sẽ tươi sáng hơn. Snyder chắc chắn vẫn sẽ đạo diễn
Justice League Part 1, nhưng hoàn toàn có khả năng một ai khác chịu trách nhiệm
Part 2.
Vấn đề là chính xác có bao nhiêu xe thùng đầy ắp tiền cần trút ra để
Ben Affleck ngay lập tức ký hợp đồng và nhanh chóng triển khai bộ phim
về Batman được đồn đoán là do anh viết kịch bản/đạo diễn/đóng chính chắc
chắn phải được các kế toán của hãng phim cân nhắc hết sức nghiêm túc;
trong khi đó,
Wonder Woman của Patty Jenkins có thể bình yên vô sự – nhờ nhân vật này được đón nhận tích cực trong
Dawn (chưa kể hãng phim biết họ đã bắt được đài PR nhờ lẩy ra một dự án phim tập trung vào nhân vật nữ duy nhất có sẵn trong tay).
Ngược lại, những dự án nào không nhất thiết phải triển khai? Phải tinh
tế đấy. Đó là những dự án tốn kém, và sẽ không ngạc nhiên gì lớn khi
thấy Warners bắt đầu có “quyết định rắn” về cắt giảm kinh phí – chưa kể
cái khả năng Warners thực sự tăng mức độ rủi ro với DCEU và đầu tư ít hơn. Suy cho cùng, việc luận bàn này đã chẳng xảy ra nếu
Batman v Superman
kiếm được cũng bấy nhiêu doanh thu phòng vé mà chi phí sản xuất không
tốn kém khủng khiếp ngay từ đầu. Không khó hình dung có những đạo diễn
rút lui trong hoàn cảnh này, và thấy các phim “bị hoãn”. Những hy vọng
xa vời của ‘fan’ như thêm nhiều phiên bản truyền hình nổi tiếng hơn về
Flash, Arrow hay Supergirl được chuyển lên màn ảnh rộng nhằm thu hút
khán giả truyền hình thông thường thì sao? Gần như chắc chắn là không –
nhất là vì
Dawn of Justice đã giới thiệu phiên bản The Flash. Còn với Green Arrow và Supergirl? Hãy đọc ngạn ngữ về “giao trứng cho ác.”
Kết
luận là, bất kể bao nhiêu ‘fan’ đang hy vọng hoặc về một sự đại tu DCEU
hoặc nó tiếp tục đúng như kế hoạch đã định “mặc kệ những người ghét
bỏ”, không thái cực nào sẽ diễn ra chính xác như điều họ muốn. Khả năng
lớn nhất là, vào lúc này, một sự căn chỉnh từ từ và thận trọng, có khả
năng ẩn dưới chiêu bài “fan-yêu cầu” với nhà sản xuất (đưa vào những cái
tên 'fan' yêu thích, chẳng hạn, Geoff Johns hay Bruce Timm làm “tư vấn”
ở từng phim, biến họ thành tương đương một Kevin Feige của WB/DC [đã
nghe cái ý tưởng điên rồ này rồi]), và hy vọng khán giả (phần lớn) sẽ
tiếp tục theo cuộc chơi – nồng nhiệt với DCEU khi thế giới này mở ra và
rút kinh nghiệm từ những loạng choạng ban đầu.
Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống cấp bậc quản lý của hãng phim sẽ phải nổ
tung và được dựng lại từ đầu. Có lẽ không thế đâu, nhưng này – nền kinh
tế kỳ lạ lắm; chỉ mới vài tháng trước chẳng ai tin thiên hạ lại không ùn
ùn đi xem Batman ‘bụp’ Superman đấy thôi.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant