Người ta thường nói, bạn phải chi tiền để kiếm tiền. Nhưng số tiền bỏ ra
thường không tương xứng với số tiền kiếm được. Đây là lý do tại sao
những khoản ngân sách phim mất kiểm soát tiếp tục đe dọa những nhà điều
hành Hollywood lẫn những người đi theo ngành công nghiệp đó như chúng ta
đây, dù nhiều phim đắt nhất mọi thời đại hóa ra cũng là những phim có
lời nhất.
Cảnh phim The Lone Ranger
Cứ một thành công (các phim
Avatar và
Pirates of the Caribbean: At World’s End) lại có một thất bại to lớn (
John Carter và
Cutthroat Island), và ngay lúc này đây, sau khi chịu lỗ cho phim
John Carter, hãng Disney có lý do chính đáng để lo rằng bộ phim
Lone Ranger của họ, với sự tham gia của Armie Hammer và Johnny Depp, cũng sẽ giống hai phim gần đây.
Những tin tức gần đây cho thấy việc sản xuất phim
Ranger
bị trễ kế hoạch và chi phí còn lên đến 250 triệu đôla, cái giá mà trước
đó được xem là điều không thể chấp nhận với hãng phim. Mặc dù có thể
cắt giảm thêm các cảnh hành động được coi như dùng một lần rồi bỏ của
phim
Ranger, nhưng các nhà làm phim – gồm có nhà sản xuất Jerry Bruckheimer của phim
Pirates,
đạo diễn Gore Verbinski cùng các nhà biên kịch Terry Rossio và Ted
Elliott – có thể thận trọng với việc loại bỏ quá nhiều giá trị của phim
trong quá trình. Xét cho cùng thì một số trong những cảnh bị cắt lại có
thể là điều thu hút nhiều khán giả hơn.
Đáng tiếc là khó có thể
nói những cảnh đó thu hút khán giả nhiều đến mức nào. Trong khi khán giả
bình thường không phải luôn bị hấp dẫn xem những phim đắt tiền hơn
những phim không đắt (đặc biệt là do chi phí sản xuất phim không ảnh
hưởng đến giá vé cho khách hàng), những khán giả hay đến rạp trong thời
điểm kén chọn này muốn một tí hào hứng cho đồng tiền của hãng phim cũng
như cho chính mình. Nếu họ không thấy được tiền của họ đi vào đâu, có
khả năng họ sẽ chọn một cái gì có vẻ được quan tâm và bỏ công sức nhiều
hơn.
Men in Black 3 không đem đến được bao nhiêu mới mẻ xứng với kinh phí 225 triệu đôla
Đó là lý do vì sao James Cameron có thể thực hiện hiệu quả với ngân sách
của mình. Ông có thể chi nhiều và kiếm nhiều tiền với các phim của ông,
mà chính là niềm đam mê của ông trong việc cho chúng ta điều gì đó xuất
hiện trên màn ảnh mà chưa từng thấy trước đây. Khi so sánh, phim
Men in Black III
– không kể lợi nhuận kiếm được từ doanh thu trên toàn thế giới – cho
khán giả chỉ đôi điều mới mẻ, nói chi đến việc xứng với chi phí 225
triệu đôla, vì đa phần mọi người liên quan đến phim dường như chỉ việc
thông qua một xuất phẩm. Thời gian vui vẻ khi làm phim thường chuyển
thành thời gian vui vẻ khi xem phim, và tương tự, sự quan tâm được đặt
vào bộ phim có thể tương ứng với sự quan tâm của những ai trải nghiệm bộ
phim.
Tuy nhiên, những dự án sôi nổi không nên bị nhầm lẫn với những dự án đam mê, như bộ phim
Battlefield Earth
thất bại của John Travolta đã chứng minh. Các nhà làm phim sôi nổi có
thể lấy thứ mà dường như chẳng ai muốn (có lẽ ngay cả bản thân họ),
chẳng hạn như phim phiêu lưu mạo hiểm chuyển thể, hay thể loại dở điển
hình, chẳng hạn như chuyến phiêu lưu của cướp biển, và thực hiện một
phim giải trí rất được yêu thích.
Bom tấn khoa học viễn tưởng Battlefield Earth năm 2000 đã không thành công
Đáng buồn thay, bằng chứng liên tục về việc có những người ở Hollywood
không biết gì vẫn đang chơi đùa với những dự án kinh phí lớn gần đây. Do
khán giả Mỹ không đổ xô đến những phim kỳ vọng thành công được nhiều
người biết đến và có vẻ đó là khán giả của những phim như
Battleship,
John Carter và
MIB3, các nhà điều hành hãng phim nghĩ họ cần cẩn thận hơn. Tuy nhiên, như chúng ta thấy hiện giờ với tin tức của phim
The Lone Ranger, không phải lúc nào họ cũng chọn con đường an toàn.
Một
thất vọng phòng vé khổng lồ nữa có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Vậy nên điều tốt nhất các hãng phim nên làm bây giờ là rút ngân sách các
phim bù lỗ (là các phim bom tấn được hy vọng sẽ bù đắp cho các phim
thất bại – ND) để cho những phim mới, ngay cả những phim dựa trên tài
liệu có sẵn được yêu thích, và chờ xem bán cái gì. Sau đó họ có thể
quăng cả đống tiền vào những cái tên được minh chứng giống như họ từng
làm với phần tiếp theo của các phim
Pirates,
Harry Potter và
Dark Knight (nhưng với điều kiện là những tài năng sôi nổi ở phim đầu quay lại).
Tuy
nhiên, các hãng phim không nên, mà cũng sẽ không, hoàn toàn quay lại
như cách họ từng làm ở những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70.
Ngay lúc này đây, chúng ta cần những phim bom tấn tạo sự kiện hơn bao
giờ hết. Nếu không, chúng ta sẽ ở nhà với những chương trình truyền hình
thú vị hơn. Một vấn đề lớn hơn nữa đó là thời bây giờ chúng ta phải
ráng đến rạp chứ không phải là trả bất kỳ giá vé nào, và tương tự vấn đề
lớn hơn đối với Hollywood là phải nỗ lực khiến chúng ta đến rạp hơn là
chấp nhận bất kỳ chi phí sản xuất nào. Cuối cùng thì chúng ta chỉ cần
những phim được làm tốt, dù đó có nghĩa là kịch bản thông minh, hiệu ứng
thông minh hoặc cả hai cũng được. Người ta nói, bạn phải cho đi nhiều
nếu muốn nhận lại nhiều.
Dịch: © Minh Châu @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi