Trong 110 năm lịch sử ngành điện ảnh Mỹ, chưa bao giờ có nhiều đảo lộn đến nhanh và trên nhiều mặt trận như thế.
“Hollywood như Ai Cập vậy: toàn những kim tự tháp đổ nát. Nó sẽ không
bao giờ phục hồi. Nó sẽ cứ đổ nát cho đến khi gió thổi bay đạo cụ quay
phim cuối cùng vào cát.”
Vine Cinema ở Hollywood đã đóng cửa vĩnh viễn
|
David O. Selznick, nhà sản xuất thời hoàng kim, đã đưa ra lời tuyên bố
nhụt chí đó vào 1951. Một công nghệ giải trí mới, truyền hình, đang hạ
bệ điện ảnh để thành thế lực văn hóa mới, và các hãng phim bắt đầu thành
hóa thạch thành những doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận. Theo lời
Selznick, Hollywood đã bị “một nhóm nhỏ những tay kế toán tóm lấy và
biến thành một ngành vứt đi.”
Từ đó, Hollywood đã nhiều lần viết
điếu văn cho chính mình. Nó đã chết khi những kẻ xen ngang như Gulf +
Western Industries bắt đầu mua lại các hãng phim vào những năm 1960. Và
lần nữa khi
Star Wars (1977) và
Superman (1978) biến
phim thành các quảng cáo đồ chơi. Thập niên 80 (băng hình), thập niên 90
(sự trỗi dậy của các siêu tập đoàn truyền thông), thập niên 2000 (bất
tận các phim giả tưởng phần tiếp theo) và thập niên 2010 (Netflix,
Netflix, Netflix) mỗi thập niên đều mang lại những vò đầu bứt tai hiện
sinh.
Tuy nhiên, bên dưới sự xáo trộn, bản chất của ngành điện
ảnh vẫn còn nguyên. Hollywood tiếp tục tin tưởng vào bản thân. Chắc
chắn, họ bơm ra những thứ vứt đi có mẫu số chung thấp nhất, các giám đốc
điều hành hãng phim sẽ chấp nhận món salad hơn 40 USD tại Polo Lounge.
Đó là cách họ đạt các con số hàng quý. Nhưng thi thoảng họ vẫn có thể
tạo ra tiếng sấm, với những bộ phim đầy tham vọng như
Get Out và
1917 và
Black Panther và
Once Upon a Time… in Hollywood xuất hiện trên màn ảnh rộng và dẫn dắt câu chuyện văn hóa trong nhiều tháng liên tục.
Nói liền một hơi: Tất cả đã mất! Công nghệ Lớn sẽ ăn tươi nuốt sống các hãng phim Hollywood.
Hơi tiếp theo: Mọi người vẫn yêu Hollywood. Cứ nhìn những người hâm mộ mắt to tròn mua vé đi.
Nhưng
khoảnh khắc khủng hoảng mà giờ đây Hollywood đang trải qua lại rất
khác. Trong 110 năm lịch sử điện ảnh Mỹ, chưa bao giờ có nhiều đảo lộn
đến nhanh và trên nhiều mặt trận như thế, khiến nhiều biên kịch, đạo
diễn, điều hành hãng phim, đại diện tài năng và các công nhân ngành phim
khác mất phương hướng và mất tinh thần — đi bơ vơ trong “bóng tối bao
phủ”, như một nhà sản xuất nữ lâu năm nói với khán giả. Đây là những
người bản chất là đa sầu đa cảm, nhưng nói chuyện với đủ người bọn họ
bạn sẽ cảm nhận rõ rệt nỗi sợ của họ lần này là thật.
Dịch vụ
trực tuyến, virus corona và các thách thức khác có phải đã hè nhau — lần
cuối cùng dứt khoát — thổi bay những tàn dư sau chót của Hollywood?
Biển quảng cáo Netflix trên Đại lộ Sunset ở phía tây Hollywood
|
“Chín tháng qua đã làm rung chuyển ngành điện ảnh tới tận xương tủy,”
Jason Blum, nhà sản xuất quyền lực mà thành tích có thể liệt kê từ chuỗi
phim
The Purge tới
BlacKkKlansman.
Cảm giác của một phim trường bị dỡ bỏPhát
trực tuyến, dĩ nhiên, đã làm rối loạn ngành giải trí một thời gian.
Netflix bắt đầu đưa ra phim lẻ và phim bộ qua mạng vào 2007. Đến 2017,
Disney đang cố tiếp siêu năng lượng cho tham vọng trực tuyến của họ bằng
cách đấu giá mua 21st Century Fox của Rupert Murdoch, cuối cùng nuốt
gọn phần lớn công ty với 71,3 tỉ USD trong nỗ lực mở rộng thư viện nội
dung và giành quyền kiểm soát Hulu.
Tuy nhiên, các tháng gần đây,
dịch chuyển tới trực tuyến đã được đẩy nhanh lên nhiều. Với hơn nửa
trong số 5.477 rạp phim ở Mỹ vẫn còn đóng cửa, hơn một tá phim ban đầu
được dành cho màn ảnh rộng đã đổi lộ trình lên các dịch vụ trực tuyến
hay các hạ tầng thuê phim trên mạng. Chuyến phiêu lưu mới nhất của
Pixar,
Soul, đã ra mắt độc quyền trên Disney+ vào ngày Giáng sinh. Nó cạnh tranh với
Wonder Woman 1984 (Warner Bros.), ra rạp và HBO Max vào ngày 25 tháng 12, một khoảnh khắc bước chân đi cấm kỳ trờ lại trong mắt các nhà phân tích.
Hiệp hội chủ rạp Hoa Kỳ thấy mình cầu xin một gói cứu trợ liên bang.
Không có gói cứu trợ đó, hiệp hội này cảnh cáo, “các rạp phim khắp cả
nước lâm nguy sẽ đóng cửa hoàn toàn”
|
Trong thời gian đó, chủ sở hữu Regal Cinemas, chuỗi rạp lớn thứ hai ở
Bắc Mỹ, vừa nhận khoản nợ khẩn cấp để tránh vỡ nợ. Cố gắng giữ công ty
của mình hoạt động, Adam Aron, giám đốc điều hành AMC Entertainment,
chuỗi lớn thứ nhất, trích lời Winston Churchill trong cuộc họp từ xa
thảo luận về tài chính gần nhất. (“Chúng ta sẽ chiến đấu trên bãi
biển!”) Và Hiệp hội chủ rạp Hoa Kỳ thấy mình cầu xin một gói cứu trợ
liên bang. Không có gói cứu trợ đó, hiệp hội này cảnh cáo, “các rạp phim
khắp cả nước lâm nguy sẽ đóng cửa hoàn toàn.”
Không lên màn ảnh
rộng, phim có còn là phim không? Vật lộn với câu hỏi đó thôi đã đẩy
Hollywood vào một khủng hoảng bản sắc toàn phần. Nhưng đồng thời ngành
điện ảnh đang đối phó với các thách thức khác. Phẫn nộ về vụ việc cảnh
sát giết George Floyd đã buộc thủ đô điện ảnh đối mặt với đóng góp của
nó cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự bất bình đẳng. Buộc phải
ngừng sản xuất vì virus corona đã khiến cả chục nghìn công nhân giải trí
mất việc. Hai hãng quản lý nhân tài lớn nhất, Creative Artists và
William Morris Endeavor, đã gặp khó khăn vì việc đóng cửa, dẫn tới hằng
hà sa số các đại diện, một số người còn đang mở các công ty cạnh tranh,
một sự sắp xếp lại trước giờ chưa từng nghĩ tới.
Người gác hàng
ngũ cao nhất của Hollywood đột ngột thay đổi, góp vào cảm giác chân
không quyền lực. Chín trong số 20 người quyền lực nhất ngành giải trí,
do
The Hollywood Reporter liệt kê năm ngoái, đã rời vị trí của
họ vì lý do này khác (nghỉ hưu, bê bối, bị tập đoàn trảm). Họ gồm có
người số 1, Robert A. Iger, đã rời vị trí giám đốc điều hành Disney vào
tháng 2, và Ron Meyer (số 11), đã kết thúc sự nghiệp 25 năm ở Universal
vào tháng 8 giữa một âm mưu tống tiền lòe loẹt.
Warner Bros., từ lâu là biểu tượng cho sự ổn định ở Hollywood, đã trải qua những thay đổi đáng kể dưới trướng chủ mới, AT&T
|
Cắt giảm nhân sự tại Warner Bros. còn làm bầm dập tâm lý của Hollywood.
Trong nhiều năm, khi các hãng phim khác bị bật qua bật lại giữa các chủ
sở hữu (Universal), thu nhỏ (Paramount) hoặc bị gộp một phần (20th
Century Fox), “Warners” hầu như không bị ảnh hưởng, nổi lên như một biểu
tượng của sự ổn định và chi tiêu. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây,
hãng phim đã được xén tỉa dưới tay chủ sở hữu mới năng nổ, AT&T,
dẫn đến sự ra đi của một số lượng giật mình các giám đốc điều hành đã ở
đó nhiều thập kỷ. Hiện tại, Warner Bros. có 10 phim trong lịch phát hành
rạp năm 2022, theo cơ sở dữ liệu MDbPro. Năm ngoái, họ phát hành 18
phim.
Đòn chốt đen tối: Việc ngừng hoạt động đã bóc trần văn hóa
nội bộ của Hollywood, những nghi lễ khác người (một số còn gọi là ngớ
ngẩn) từ lâu là nam châm hút nhiều người. Đã một năm rồi không có sự
kiện thảm đỏ. Không có các buổi tiệc trưa quyền lực thấy-và-được-thấy ở
Chateau Marmont. Zoom là khán phòng trao giải mới.
Trong cuộc nói
chuyện điện thoại cảm giác giống buổi trị liệu hơn, một nhà điều hành
Warner Bros. nói với tác giả “thị trấn” như một trường quay bị dỡ bỏ:
Những mặt tiền lấp lánh giả tạo đã bị hất đi để lộ những người phàm thơ
thẩn trong mớ hỗn độn.
On the Rocks chiếu tại bãi chiếu ngoài trời Vineland Drive-In ở
Thành phố Công nghiệp, Calif. Khi nào có vaccine, biết đâu các rạp chiếu
bóng sẽ trải nghiệm sự tăng vọt vì quá nhiều phim đã bị lùi sang 2021
|
Hoặc có lẽ, ông nói tiếp với điều kiện giấu tên để tránh xung đột với
người sử dụng lao động, ẩn dụ chuẩn là một phim — có lẽ là
The Remains of the Day,
bộ phim tâm lý năm 1993 có Anthony Hopkins đóng vai một quản gia người
Anh. Như Vincent Canby viết trong bài bình luận phim trên
The New York Times,
bộ phim của Merchant Ivory nói về “những hơi thở dốc đuối sức cuối cùng
của chế độ phong kiến lẽ ra phải biến mất từ nhiều thế kỷ trước.”
‘Bình thường là không đủ tốt’Không
phải ai ở Hollywood cũng đi lại ngơ ngác. Một số người còn ra vẻ hoạt
bát, đặc biệt những người đã dành sự nghiệp vung búa chèn chống lại hiện
trạng Hollywood. Ava DuVernay chẳng hạn, đã phát biểu về việc các hãng
phim cần làm mới bản thân — để đa dạng hóa rõ rệt những hàng ngũ cấp
trên của họ, tràn đồng nam da trắng, và ưu tiên một lăng kính vạn hoa
các giọng kể chuyện. Công ty sản xuất của cô, ARRAY, có câu khẩu hiệu là
“thay đổi do chúng ta tạo ra”.
“Tôi thấy đây là thời điểm của cơ
hội,” DuVernay nói với tác giả. “Đôi khi bạn phải hạ bệ những cột cái
và xây dựng thứ gì đó mới.”
Ava DuVernay: “Hollywood sẽ không trở lại như cũ, và chúng ta cũng không muốn vậy. Chúng ta muốn tiến lên”
|
Cô nói tiếp: “Hollywood sẽ không trở lại như cũ, và chúng ta cũng không
muốn vậy. Chúng ta muốn tiến lên. Tôi nghe mọi người nói họ nóng lòng
mong Hollywood trở về bình thường. Tôi phản đối điều đó. Bình thường
không đủ tốt. Mọi thay đổi trong thời gian ngắn này thực sự phơi trần
nền tảng lung lay ngay từ đầu.”
DuVernay, đã ghi danh qua các phim điện ảnh và truyền hình
Selma,
Queen Sugar và
When They See Us,
nói rõ hơn. “Một số người sợ hãi, và tôi thông cảm,” cô nói. “Nhưng đa
phần là những người bám vào ý tưởng Hollywood là của họ và được xây dựng
dựa theo họ, và họ sẽ làm mọi chuyện để bám lấy nó, kể cả nếu có nghĩa
là phá hủy nó.”
Cô kết bằng việc đảo mắt trước những chú gà con run sợ là việc đi xem phim đã hết.
“Nói quá,” cô nói. “Rạp chiếu bóng sẽ chẳng biến đi đâu cả, ít nhất là không phải tất cả.”
Ở Nhật Bản, hơn 3,4 triệu người đã ra rạp cuối năm ngoái xem phim hoạt hình, Demon Slayer: Mugen Train, vào cuối tuần mở màn
|
Thực tế, không chừng các chuỗi rạp có thể có một đợt tăng vọt hậu đại
dịch. Vì quá nhiều hãng phim đã lùi lịch các phim lớn nhất của họ, lịch
phát hành rạp hè năm 2021 nhìn như một thiên đường bom tấn:
Black Widow,
Fast & Furious 9,
The Conjuring: The Devil Made Me Do It,
Ghostbusters: Afterlife,
Minions: The Rise of Gru,
Top Gun: Maverick,
Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings của Marvel,
Hotel Transylvania 4,
Venom: Let There Be Carnage.
(Đó là vài cái làm ví dụ.) Chỉ cần tí may mắn, các nhà điều hành hãng
phim nói, đám đông mới được tiêm vaccine sẽ lũ lượt ra rạp, một phần vì
họ không coi trải nghiệm xem rạp là điều đương nhiên nữa.
Ở Nhật
Bản, nơi các rạp chiếu bóng đang hoạt động bình thường trở lại (phản ứng
với corona của quốc gia này đã giữ các ca nhiễm và tử vong ở mức thấp),
hơn 3,4 triệu người đã ra rạp cuối năm ngoái xem phim hoạt hình,
Demon Slayer: Mugen Train, vào cuối tuần mở màn. Kinh ngạc là một rạp ở Tokyo đã xếp tới 42 suất chiếu trong một ngày để đáp ứng nhu cầu.
Các hãng phim đang ngày càng nhấn mạnh những dịch vụ trực tuyến như Disney+, đã sản xuất phim bộ ăn khách như The Mandalorian
|
Bỏng ngô cho mọi người!“Có lý do mà Thập kỷ 20 Phóng
khoáng đến sau đại dịch 1918,” J.J. Abrams, chủ tịch Bad Robot
Productions nói qua điện thoại. “Chúng ta có nhu cầu dồn nén và tuyệt
vọng được gặp gỡ nhau — để giao lưu và có những trải nghiệm chung. Và
không có gì tôi nghĩ có thể phấn khích hơn là ngồi trong rạp với những
người bạn không biết, không nhất thiết thích cùng đội thể thao hay cầu
nguyện chung thần thánh hay ăn cùng loại thức ăn. Nhưng bạn hét với
nhau, cười với nhau, khóc với nhau. Nó là một nhu cầu xã hội.”
Dịch vụ trực tuyến và rạp xinê sẽ thu xếp để đồng tồn tại, ông dự đoán.
“Tôi
nghĩ ra rạp như đi nhà thờ và xem phim ở nhà như cầu nguyện ở nhà,”
Abrams nói. “Không phải là bạn không thể làm. Nhưng trải nghiệm là hoàn
toàn khác.”
Hết? Hollywood? Thôi nào. “Tôi đang làm việc và phấn khích và đầy hy vọng về một số dự án chiếu rạp,” Abrams nói.
Phim gần nhất của ông,
Star Wars: The Rise of Skywalker, mang về hơn 1 tỉ USD phòng vé toàn cầu. Nó là một trong chín phim đạt ngưỡng này năm 2019, với
Avengers: Endgame
thu về gần 3 tỉ USD. Tất tật cả ba, doanh thu vé đạt 42,2 tỉ USD, với
sự yếu thế ở Bắc Mỹ (11,4 tỉ USD) cân lại bằng mức tăng ở các thị trường
nước ngoài (30,8 tỉ USD).
Truyền thống chiếu phim lên màn ành
rộng già cỗi, đã có từ những năm 1890 tới nay, có thể có vô vàn thách
thức — trong đó 78% sa sút doanh thu vé nội địa của năm 2020 tính tới
thời điểm bài viết này lên trang chưa phải là thách thức lớn nhất. Nhưng
một doanh nghiệp với quy mô như vậy, như Abrams và những người khác sẽ
nói, sẽ không biến mất mãi mãi trong vòng vài tháng tự cách ly.
“Truyền thống điện ảnh mà chúng ta lớn lên cùng — yêu điện ảnh trong một rạp chiếu — đã hết,” một nhà sản xuất nói
|
‘Con người thay đổi thói quen’Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra
vào 2022, một khi niềm phấn khích đôi đàn cùng nhau đã nguôi ngoai, các
hãng phim đã tuồn hết tồn kho bom tấn và các dịch vụ trực tuyến mạnh hơn
bao giờ hết?
Những người trẻ — được huấn luyện trong đại dịch để quen kỳ vọng xem ngay phim mới như
Hamilton và
Borat Subsequent Moviefilm
— có thói quen ra rạp như cha mẹ ông bà họ từng không? Thế hệ Z hình
thành một lượng khán giả quan trọng: Khoảng 33% người xem phim ở Mỹ và
Canada năm ngoái dưới 24, theo Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ.
Đến lúc mà người ta kỳ vọng vaccine đã được phân phát rộng rãi thì phần lớn người trẻ đã không ra rạp tròn một năm.
“Đúng,
có nhu cầu dồn nén được xem phim ngoài rạp,” Peter Chernin, có sự
nghiệp trải dài bốn thập kỷ ở Hollywood. “Nhưng con người đã thay đổi
thói quen.”
Những người trẻ được huấn luyện trong đại dịch để quen kỳ vọng xem ngay phim mới
|
Chernin, đã quản lý việc phát hành các siêu phẩm phim chiếu rạp như
Titanic và
Avatar
trong khi điều hành đế chế của Murdoch từ 1996 tới 2009, đã ủng hộ bằng
hành động. Năm ngoái, ông liên kết Chernin Entertainment của mình với
Netflix, nơi ông có hơn 70 phim đang triển khai. Các phim đặc sản của
ông — phim tâm lý chất lượng cao như
Hidden Figures và
Ford v Ferrari — là một giống nòi đang chết dần trong rạp. Quá khó kiếm được tiền với các chiến dịch quảng bá bắt đầu từ 30 triệu USD.
Nhưng
khán giả cũng đã dịch chuyển. Xin lỗi, các vị trưởng giả điện ảnh: Đa
số mọi người có vẻ ổn để xem mấy phim này trong phòng khách nhà họ (đôi
khi, run rẩy, trên điện thoại thông minh).
“Điện ảnh như một loại hình nghệ thuật sẽ không chết,” Michael Shamberg nói, thế lực sản xuất đứng sau những phim như
Erin Brockovich,
The Big Chill và, phù hợp làm sao,
Contagion.
“Nhưng truyền thống điện ảnh mà chúng ta lớn lên cùng, yêu điện ảnh
trong rạp chiếu, đã hết. Điện ảnh cần được định nghĩa lại để dù bạn xem
nó ở đâu cũng không quan trọng nữa. Buồn thay, rất nhiều người, có vẻ
không sẵn sàng thừa nhận điều đó.”
Khách sạn Chateau Marmont ở Los Angeles. Nhận thức bản thân của
Hollywood đã bị khuấy động trong đại dịch, với nhiều đặc tính thông
thường của ngành nằm ngoài giới hạn
|
Nói cách khác, nghệ thuật có thể tồn tại, nhưng huyền thoại về màn ảnh
rộng là không gì sánh bằng đang bị phá bỏ triệt để và có lẽ không thể
thay đổi. Vì đại dịch, viện hàn lâm điện ảnh đã quyết định lần đầu cho
phép phim trực tuyến bỏ qua phát hành rạp hoàn toàn và vẫn đủ điều kiện
cho giải Oscar, đẩy Oscar giống với Emmy hơn. (Viện Hàn lâm gọi bước đi
này là ‘tạm thời’, nhưng một số người, bao gồm DuVernay, một trong 54
thành viên ban điều hành, nghĩ sẽ khó quay đầu lại.)
Tưởng tượng
xem điều đó có nghĩa là gì đối với nhận thức bản thân của Hollywood. Từ
bao đời, ngành phim đã ưỡn ngực đi vào mọi căn phòng nó từng bước vào —
Spielberg ở hàng một, Scorsese hàng hai. Không có gì ngoài việc “đảm bảo
di sản điện ảnh là loại hình nghệ thuật vĩ đại của thời đại” là một
trong những mục đích được đưa ra của Bảo tàng Điện ảnh của Viện Hàn lâm ở
Los Angeles.
Abrams, đứa trẻ thiên tài của cả truyền hình lẫn
điện ảnh, miêu tả sự khác biệt giữa màn ảnh nhỏ và màn ảnh rộng bằng
cách tổng kết vài điều ông đã nghe trên
National Public Radio.
Truyền hình, ông giải thích, là đứa trẻ và khán giả là cha mẹ. Nó nhỏ
hơn bạn. Bạn kiểm soát nó bằng cách chuyển kênh. Với điện ảnh, vai trò
bị đảo ngược. Bạn là đứa bé hơn. Bạn phải ngước lên nhìn chúng.
Với điện ảnh, bạn là đứa bé hơn. Bạn phải ngước lên nhìn chúng
|
Chính xác thì điều đó vận hành ra sao trong kỷ nguyên trực tuyến?
Không ngạc nhiên là Hollywood đã trải nghiệm, như
The Ankler gần đây đã nói, “một cơn đau tim được bọc bên trong một cơn suy nhược thần kinh.”
Vào tháng 12, cuộc đua Oscar đã đi vào guồng với việc phát hành rộng rãi
Mank
của David Fincher. Lấy bối cảnh phần lớn ở những năm 1930 và quay đen
trắng, bộ phim xoay quanh những ngày huy hoàng lãng mạn của Hollywood —
khi mà phim còn là phim — qua câu chuyện sáng tác
Citizen Kane. (Diễn viên Toby Leonard Moore người Australia vào vai David O. Selznick.)
Các nhà phê bình như được sang thế giới khác. “Sự huy hoàng nhuốm màu cỗ máy thời gian,” Owen Gleiberman viết trên
Variety.
“Một câu chuyện Hollywood Xưa chìm đắm trong Hollywood Xưa — sự hào
nhoáng và bóng bẩy của nó, hệ thống phân cấp nhiều tầng, sự phân rã và
vinh quang của nó — hơn bất kỳ phim nào bạn từng xem.”
Lấy bối cảnh phần lớn ở những năm 1930 và quay đen trắng, Mank xoay quanh những ngày huy hoàng lãng mạn của Hollywood — khi mà phim còn là phim
|
Bạn có thể xem
Mank trên Netflix.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times