Tin tức

Isle of Dogs: Tranh luận về văn hóa xung quanh bộ phim nhìn từ quan điểm của Nhật Bản

29/05/2018

Isle of Dogs của Wes Anderson là phim hoạt hình stop-motion với các nhân vật chó trong bối cảnh nước Nhật ở tương lai gần. Trong khi những con rối chó nói tiếng Anh, các nhân vật con người lại nói tiếng Nhật — nhưng lời thoại của họ không được chuyển ngữ cho khán giả Mỹ. Tuy nhiên, đối với những người hiểu tiếng Nhật, sự lộn xộn hai ngôn ngữ tạo nên một rối rắm thú vị.

Atari, con nuôi của thị trưởng, đến Đảo Rác tìm chú chó Spots yêu quý của mình

Câu chuyện diễn ra 20 năm sau tính từ bây giờ ở thành phố Megasaki, một trận cúm chó bắt đầu tràn lan trong cư dân chó. Tuyên bố rằng bệnh có thể lây sang người dân thành phố, Thị trưởng Kobayashi ban hành quyết định trục xuất tất cả những con chó ra một bãi rác thải được gọi là Đảo Rác. Để đi đầu, ông đã gửi Spots, con chó vệ sĩ của gia đình Kobayashi, đi lưu đày.

Vài tháng sau, trên một hòn đảo đầy những con chó bị đi đày, mấy con chó có tên gọi là Rex đầu đàn, King, Boss, và Duke tạo thành một băng thống lĩnh. Màn chính bắt đầu khi Atari, con nuôi của thị trưởng, đến đó tìm chú chó Spots yêu quý của mình.

Thành phố Megasaki hư cấu của Nhật Bản trong phim

Bàn luận về ảnh hưởng của các đạo diễn Nhật đối với bộ phim là phi lý

Anderson liệt kê Kurosawa Akira và Miyazaki Hayao trong số các nhà làm phim Nhật Bản mà anh kính trọng. Thị trưởng Kobayashi xuất hiện trong phim được mô phỏng dựa trên nhân vật do Mifune Toshirō thủ vai trong phim High and Low của Kurosawa (1963), với trang phục và kiểu tóc. Tuy nhiên, không có phần nào của câu chuyện có vẻ chịu ảnh hưởng cụ thể của vị đạo diễn Nhật Bản này. Trong bộ phim tài liệu năm 2015 Hitchcock/Truffaut, Anderson nhiệt tình phân tích những điều thú vị trong phim của Alfred Hitchcock. Tuy nhiên, phong cách của anh không có gì gợi nhớ kiểu ly kỳ Hitchcock. Trong khi Anderson đánh giá cao và lấy ý tưởng từ các đạo diễn khắp thế giới, anh có cách tiếp cận và thế giới quan đã định hình khiến khó mà phát hiện bất kỳ mức độ ảnh hưởng điện ảnh nào ngoài sự kính trọng.

Đối với những người ủng hộ tác phẩm của Anderson lâu nay, việc anh dẫn tên Miyazaki Hayao là đáng ngạc nhiên, thậm chí khó hiểu. Phim của Anderson không có sự hài hước đen tối nào của Miyazaki và thương hiệu kỳ ảo của họ cũng khác hẳn nhau. Các tác phẩm của Miyazaki biến đổi khung cảnh quen thuộc thành những thế giới bí ẩn thông qua những sinh vật tưởng tượng như Totoro hay Cat Bus. Ngược lại, trong phim hoạt hình của mình, Anderson kể những câu chuyện về động vật với phong cách đặc trưng con người giữa bối cảnh đẹp về mỹ học và phức tạp. Với phong cách khác biệt giữa họ, thật phi lý làm sao khi lại dậy lên việc bàn luận về ảnh hưởng của các đạo diễn Nhật Bản đối với Isle of Dogs.

Bối cảnh ngoại lai và uyển ngữ chính trị

Bộ phim diễn ra trên hòn đảo rác thải tưởng tượng và ở Megasaki, phản ánh Nhật Bản đương đại bất chấp bối cảnh tương lai gần. Các khía cạnh mang tính biểu tượng của văn hóa Nhật Bản như trống sumo và taiko xuất hiện trên màn hình, nhưng đó là tái tạo sững sờ hiện thực về những khía cạnh hàng ngày của cuộc sống đời thường, như nhà trọ và quán mì ramen, thật bắt mắt. Mặc dù có một số cường điệu để phù hợp với phong cách hoạt hình, nhưng không bao giờ không trung thực hoặc không chính xác. Ngược lại, hòn đảo nơi những con chó bị cô lập hoàn toàn hư cấu. Chó là nhân vật chính ở đây, chúng nói tiếng Anh và có tên tiếng Anh, do đó, không có cảm giác đây là một địa điểm của Nhật Bản.

Có người đã chỉ trích Isle of Dogs là không đúng đắn về chính trị. Thời đại bây giờ ngày càng đòi hỏi những nhà sáng tạo thận trọng với văn hóa của các nước khác và chú ý tránh sai sót và bất kính. Nếu không làm được như vậy, họ có thể trông chờ sai sót của họ bị mạng xã hội vạch trần.

Cuộc sống đời thường, như nhà trọ và quán mì ramen, phản ánh Nhật Bản đương đại

Khi đặt bối cảnh một bộ phim ở một quốc gia khác, được đồng thuận 100% là không thể nào. Với những trường hợp này, điều quan trọng cho một nhà làm phim là nghiên cứu kỹ lưỡng văn hóa đó và có thái độ thận trọng và tôn kính, đồng thời có can đảm tự do lao động nghệ thuật và tạo ra những bước nhảy giàu trí tưởng tượng.

Một ví dụ điển hình là bộ phim bom tấn toàn cầu năm nay Black Panther. Bộ phim Hollywood này đặt bối cảnh chủ yếu ở một đất nước châu Phi hư cấu, và giành được những lời khen ngợi cho sự kết hợp thành công các khía cạnh của nhiều địa phương và nền văn hóa trên khắp lục địa này với văn hóa Mỹ đương đại. Nhưng ngay cả Black Panther cũng bị chỉ trích vì thể hiện những phong tục bây giờ đã lạc hậu. Cả hai lập luận đều có giá trị, và không có cách nào tránh được các phản ứng trái chiều.

Trong khi những con rối chó nói tiếng Anh, các nhân vật con người lại nói tiếng Nhật

Một cách tiếp cận cẩn thận

Cá nhân người viết không nghĩ rằng có bất kỳ vấn đề uyển ngữ chính trị nào với Isle of Dogs, nhưng có thể có một số vấn đề trong việc xử lý ngôn ngữ. Những con chó được miêu tả nói tiếng Anh và chúng hiểu được tiếng Nhật của con người, mà không có phụ đề, như hiểu một ngoại ngữ. Đã có những chỉ trích cho rằng những từ đơn giản của các nhân vật người Nhật so với các cuộc trò chuyện tiếng Anh phức tạp của những con chó dẫn đến sự rập khuôn. Vì có giới hạn về lượng phụ đề hoặc lồng tiếng có thể thực hiện khi hai ngôn ngữ riêng biệt nói qua nói lại, người viết nghĩ lẽ ra Anderson nên cân nhắc cái khó khi làm việc bên ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ của anh.

Cũng có thể có một số khán giả Nhật Bản cảm thấy không thoải mái với ý tưởng một đạo diễn người Mỹ sử dụng Nhật Bản làm bối cảnh cho câu chuyện trong đó những con chó mắc bệnh buộc phải bị cách ly. Tuy nhiên, nếu họ thấy sự mô tả cẩn thận văn hóa Nhật Bản thể hiện xuyên suốt, họ sẽ hiểu rằng đất nước này không bị coi thường. Bộ phim kể về câu chuyện của một con chó đi lạc đã chai sạn học cách quan tâm trở lại nhờ gặp gỡ cậu bé yêu chó. Trên hết, thế giới các con rối của Anderson hết sức quyến rũ.

Hòn đảo nơi những con chó bị cô lập hoàn toàn hư cấu

Cả người sáng tạo lẫn người xem đều nhạy cảm với uyển ngữ chính trị. Nhất thiết phải tránh việc thu hút sự chú ý đến thành kiến đối với các nhà làm phim. Đồng thời, nếu ai đó tạo ra những bước nhảy sáng tạo dựa trên niềm đam mê sâu sắc đối với một quốc gia khác, hiểu lầm và bướng bỉnh không chấp nhận động cơ của người đó là phản ứng không tinh tế.

Isle of Dogs: Đảo của những chú chó

Do Wes Anderson viết kịch bản, sản xuất và đạo diễn. Tại Liên hoan phim quốc tế Berlin 2018, Anderson đã giành giải Gấu bạc đạo diễn xuất sắc nhất cho tác phẩm của anh. Dàn diễn viên lồng tiếng toàn sao bao gồm Bryan Cranston, Bill Murray, Edward Norton, Scarlett Johansson, Greta Gerwig, Frances McDormand và Ono Yōko. Cùng với việc đồng biên kịch và tư vấn tiếng Nhật, Nomura Kun’ichi đã cung cấp tiếng nói cho Thị trưởng Kobayashi.

Edward Norton lồng tiếng cho Rex, Jeff Goldblum vào vai Duke, Bill Murray là Boss, Bob Balaban nói cho King và Bryan Cranston là chó đầu đàn trên đảo

Phim ra rạp ở Việt Nam vào ngày 1/6/2018 với tựa Đảo của những chú chó.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Nippon.com