Tin tức

Phim hành động Hollywood: Liệu còn có thể tệ hơn?

15/05/2014

Một tối đầu tháng 4, tác giả bài viết này cuối cùng đã xem cặp phim hành động sinh đôi - White House Down / Giải cứu Nhà TrắngOlympus Has Fallen / Nhà Trắng thất thủ.

White House Down, với Channing Tatum thủ vai chính, là một trong những thất bại gây ra thất thu lớn cho hãng Sony Pictures Entertainment năm 2013 - vụ thua lỗ dẫn đến việc cắt giảm 216 nhân viên tại tổng hành dinh ở Culver City của hãng hồi tháng 3. Olympus Has Fallen, với Gerard Butler, ngốn ít kinh phí hơn và bán được kha khá. Tuy nhiên, sự tương phản về doanh thu phòng vé là một trong một số ít điều khiến hai phim khác nhau.

Trong quá trình sản xuất, mọi người đều biết có hai phiên bản phim nói về vụ tấn công Nhà Trắng đang được thực hiện và, khi phát hành, nhiều người đã nhận ra những nét tương đồng đáng kể giữa chúng. Nếu một người xem không biết hai phim được làm cùng thời điểm, họ rất dễ nghĩ rằng phim này là phần làm lại của phim kia.

Tatum vào vai một cảnh sát bị từ chối ứng cử vào vị trí mật vụ trong Nhà Trắng. Butler đóng vai một mật vụ bị trục xuất khỏi Nhà Trắng và làm việc bàn giấy. Trong cả hai phim, khi những nhóm khủng bố bắt đầu làm nổ tung thủ đô và bắt cóc tổng thống làm con tin, những mật vụ ngoài luồng này là những người duy nhất bị kẹt trong Nhà Trắng để cứu rỗi. Cả hai phim đều đẩy những đứa bé vào chỗ nguy hiểm. Cả hai đều có những vị tổng thống đáng kính, cương quyết (hiếm thấy trong kỷ nguyên của House of CardsScandal). Cả hai đều biến người phát ngôn Nhà Trắng thành nhân vật trung tâm. Còn những điểm tương đồng sâu xa hơn nữa.

Nếu đây là quyển sách hay bài báo, có người sẽ nghi ngờ có sự sao chép ở đây. Tuy nhiên, thực tế các phim hành động Hollywood thì khác. Có những công thức chắc chắn mọi người sẽ dùng. Trong trường hợp White House Down Olympus Has Fallen, đó là công thức đáng tôn sùng của Die Hard đã rất thành công trong loạt phim của Bruce Willis. Nếu hai nhà biên kịch áp dụng đúng công thức đó vào cuộc tấn công Nhà Trắng thì những phim đều giống như nhân bản lẫn nhau.

Trong màn ba của phim - bốn mươi lăm phút cuối cùng khi mọi thứ nổ tung và anh hùng và tên trùm gian ác đối mặt nhau - đó là cảnh mà mọi phim hành động đều có. Những điểm cao trào dễ đoán này hiếm khi thú vị. Một trong những phim hành động hay hơn trong năm 2013, Man of Steel / Người đàn ông thép, và sự tái sáng tạo nguyên bản của truyện Superman, nhưng trận chiến cao trào cũng chỉ xoay quanh việc lạm dụng tiếng ồn và sự lộn xộn.

Man of Steel kết thúc với màn đấu tay không truyền thống trong các phim hành động

Man of Steel kết thúc với một màn đấu tay không kịch tính - truyền thống không thể lay chuyển trong các phim hành động. Nhưng với nhiều lôgic lạ lùng, anh hùng và kẻ tội đồ, mặc kệ vũ khí và sức mạnh của họ, phải kết thúc bằng cuộc chiến tay không, như thể họ là hai gã cao bồi trong quán rượu.

Điều đó có thể hay, nhưng chỉ một lần, để gây bất ngờ. Hãy nhớ khoảnh khoắc trong Raiders of the Lost Ark khi Harrison Ford đối mặt với một sát thủ người Ảrập vung vẩy một thanh gươm khổng lồ? Chỉ trong một nhịp, Ford, trong vai Indiana Jones, liệu trước một trận chiến tay đôi. Sau đó ông nhận ra một ý tưởng kỳ quặc, móc khẩu súng lục ra và bắn vào gã sát thủ. Điều này ngoài mong đợi và nó rất hài hước. Điều này chơi xỏ truyền thống.

Đó là điều chúng ta nên ước được thấy trong những phim hành động trong tương lai: ít vụ nổ hơn và nhiều bất ngờ hơn.

Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi