Tin tức

Phim khoa học giả tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn quan trọng

27/06/2018

Nhà văn khoa học giả tưởng Lưu Từ Hân đã nhiều lần nói rằng muốn thấy tiểu thuyết bán chạy nhất của mình, The Three-Body Problem, được thể hiện trên màn ảnh rộng, hoặc tốt hơn là, chuyển thể thành phim truyền hình.

Bản điện ảnh của tác phẩm – thực tế là tập đầu của bộ ba Remembrance of Earth's Past / Chuyện xưa của Trái Đất của Lưu Từ Hân, nhưng nổi tiếng với độc giả Trung Quốc thành tựa đề của bộ ba tiểu thuyết - đã bắt đầu hồi tháng 3 năm 2015, và ban đầu dự kiến khởi chiếu năm 2016. Mặc dù kỳ vọng cao của công chúng khán giả Trung Quốc, việc phát hành phim bị hoãn vài lần kể từ đó, và giờ được cho là đến năm 2019.

Tác giả Lưu Từ Hân bên tác phẩm đoạt giải Hugo của ông

Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ lạc quan về chất lượng phim này, đa phần vì Trung Quốc cho đến giờ chưa từng sản xuất một phim khoa học giả tưởng nào thành công sánh với chất lượng của Hollywood chẳng hạn như Interstellar năm 2014, 2001: A Space Odyssey năm 1968, hoặc thậm chí là Annihilation năm nay, chuyển thể từ tác phẩm đoạt giải Nebula 2015 đã đánh bại Three-Body Problem của Lưu Từ Hân.

Về phần đạo diễn Lý Hiểu Phong, phim khoa học giả tưởng Trung Quốc sẽ chỉ có thể cải thiện nếu thể loại này được khán giả Trung Quốc chấp nhận rộng khắp và đi vào chính thống, hơn là thu hút một lượng khán giả khiêm tốn như hiện nay.

Lý Hiểu Phong, đạo diễn của Ne Zha and Ash, đang sản xuất một phim điện ảnh được chuyển thể từ truyện ngắn của Hàn Tùng, Cold War and Messenger. Đây là câu chuyện khoa học giả tưởng về tình yêu và bối cảnh thời gian là cuộc Chiến tranh lạnh ở tương lai gần.

“Phim khoa học giả tưởng đối với điện ảnh như ngành công nghiệp nặng đối với ngành công nghiệp nói chung,” ông nói. “Vì đối với tôi, phân nửa là về sản xuất, chẳng hạn làm những vật nhỏ trong Blade Runner (1982) hoặc trang phục mà Bolaji Badejo cao 1,9 mét mặc để vào vai quái vật ngoài hành tinh trong Alien (1979). Mất thời gian và năng lượng để đạt được trình độ thủ công cao.”

Cảnh trong phim The Three-Body Problem

“Theo kinh nghiệm làm phim trong những năm gần đây của tôi, các bộ phận khác nhau của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc được tổ chức một cách lỏng lẻo đến nỗi rất khó đạt được kết cầu ‘công nghiệp nặng’ trong một bộ phim,” ông nói.

“Chúng ta vẫn tụt hậu so với Hollywood về phương diện thiết kế ý tưởng và chọn một cách tiếp cận hiệu quả, có tổ chức tốt cho xuất phẩm trong ngành công nghiệp điện ảnh của chúng ta.”

Song người Trung Quốc khao khát làm những phim khoa học giả tưởng vĩ đại, Hàn Tùng nói. Một trong những tác giả khoa học giả tưởng nổi tiếng nhất Trung Quốc ngày nay, tác phẩm của Hàn Tùng đã đoạt nhiều giải thưởng khoa học giả tưởng lớn của Trung Quốc bao gồm giải Galaxy và Xingyun cho Tiểu thuyết khoa học giả tưởng Trung Quốc toàn cầu.

Mary Shelly đã hoàn thành bộ tiểu thuyết khoa học giả tưởng đầu tiên trên thế giới, Frankenstein, vào năm 1818. Và về phía Trung Quốc, ba làn sóng của cơn sốt khoa học giả tưởng bắt đầu và cuối triều Thanh (1644-1911) và kéo dài cho đến 2006, khi Lưu Từ Hân bắt đầu ra từng kỳ bộ ba The Three-Body Problem của ông trên tạp chí Science Fiction World và đỉnh cao vào năm 2010 khi bộ ba được xuất bản dưới dạng sách, không chỉ là một bước ngoặt quan trọng. Mà còn dự đoán sự ra đời của làn sóng khoa học giả tưởng Trung Quốc thứ tư, mà Hàn Tùng cho là “chưa từng có”.

Trên trường quay The Three-Body Problem

Ông gắn cơn sốt này, thành công của Lưu Từ Hân là tác giả châu Á đầu tiên đoạt giải Hugo, với những thành tưu về kinh tế, xã hội và khoa học ở Trung Quốc.

“Tại sao bộ sách này ra mắt năm 2010? Đó là bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc. Đó là năm mà những người sinh năm 1980 bước sang tuổi 30. Thế hệ này rất khác với những thế hệ trước đó. Đó là năm Thượng Hải tổ chức Triển lãm thế giới và Trung Quốc mở cửa với thế giới, mà tôi nghĩ là quan trọng hơn Thế vận hội Bắc Kinh 2008,” Hàn Tùng nói.

Về kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới năm 2010. Và, cũng trong năm đó, Trung Quốc lần đầu tiên vượt mặt Mỹ trở thành nước có giá trị sản lượng chế tạo nhiều nhất thế giới.

Và một năm sau đó, lần đầu tiên trong lịch sử lâu đời Trung Quốc là một nước nông nghiệp, dân số thành thị vượt dân số khu vực nông thôn.

Uông Miễu (Phùng Thiệu Phong), chuyên gia công nghệ vật liệu nano mang thiết bị để log-in vào trò chơi ba-cơ thể

“Tất cả những điều đó đánh dấu tiến bộ to lớn mà Trung Quốc đạt được trên con đường hiện đại hóa,” Hàn Tùng nói.

Kể từ năm 2010, một số tiền khổng lồ đã được đầu tư vào lĩnh vực khoa học giả tưởng, hiện trở nên phát đạt. Và người Trung Quốc quyết tâm hơn bao giờ hết để làm một phim khoa học giả tưởng tuyệt vời như Interestellar, theo Hàn Tùng.

“Tại sao? Vì Trung Quốc là quốc gia có chuỗi chế tạo hoàn chỉnh nhất trên thế giới.” Và khoa học giả tưởng, ngành công nghiệp nặng của điện ảnh, có thể được xem là biểu tượng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong những lĩnh vực tiên tiến như phát triển trạm không gian, động cơ ô tô hoặc vi mạch.

“Bạn có thể hiểu tại sao chúng tôi rất muốn làm một phim khoa học giả tưởng hay,” Hàn Tùng nói.

Hàn Tùng, nhà văn khoa học giả tưởng Trung Quốc

“Giống như tất cả thể loại văn học, khoa học giả tưởng phản ánh hiện thực.”

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily