Tin tức

Từ Tam thể đến Phồn hoa: Cách chuyển thể tác phẩm văn học kinh điển của bốn phim gần đây

29/01/2024

Không có cái gọi là chuyển thể hoàn toàn trung thành.

Trong giới truyền hình và điện ảnh có câu: “Tiểu thuyết hạng hai làm nên phim điện ảnh và phim truyền hình hạng nhất; tiểu thuyết hạng nhất làm nên phim hạng hai.” Cứ mỗi một Bố già vượt trội tư liệu gốc thì có hàng tá thất bại dựa trên tác phẩm văn học kinh điển.

Khi Tencent bắt đầu chuyển thể Tam thể của Lưu Từ Hân thành phim bộ người đóng vào năm ngoái (ảnh), họ đã tiếp cận dự án với thái độ tôn trọng y như cách mà đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã dành cho các bản chuyển thể truyền hình tứ đại danh tác họ sản xuất vào những năm 1990

Điều này cũng đúng không kém ở Trung Quốc, nơi mà sự trung thành với tác phẩm nguồn thường được đặt lên hàng đầu. Khi Tencent bắt đầu chuyển thể Tam thể của Lưu Từ Hân thành phim bộ người đóng vào năm ngoái, họ đã tiếp cận dự án với thái độ tôn trọng y như cách mà đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã dành cho các bản chuyển thể truyền hình tứ đại danh tác họ sản xuất vào những năm 1990 — thậm chí đến độ tái hiện những đoạn đối thoại dài như trong sách.

Tuy không hoàn toàn ở cùng đẳng cấp, nhưng dịch vụ phát trực tuyến iQiyi cũng thực hiện chiến thuật tương tự cho phim bộ sáu tập chuyển thể tiểu thuyết Moses on the Plain của nhà văn vùng đông bắc Trung Quốc Song Tuyết Đào, dày công tái tạo bầu không khí đầy tâm trạng của nguyên tác.

Phim bộ sáu tập iQiyi chuyển thể tiểu thuyết Moses on the Plain của nhà văn vùng đông bắc Trung Quốc Song Tuyết Đào, dày công tái tạo bầu không khí đầy tâm trạng của nguyên tác

Có những lợi ích rõ ràng khi theo sát theo tác phẩm văn chương danh tiếng; như vậy sẽ làm hài lòng người hâm mộ cuốn tiểu thuyết lẫn người xem tò mò về nguyên tác. Nhưng đó không phải là cách duy nhất, thậm chí cũng không phải luôn là cách tốt nhất, để chuyển thể văn học lên màn ảnh. Một số bản chuyển thể hay nhất là khi người sáng tạo được trao quyền diễn giải tác phẩm theo cách hiểu của riêng họ, thay vì buộc phải chiều theo lượng khán giả rộng lớn nhất có thể.

Đó là lý do tại sao thật phấn khởi khi thấy công chúng đón nhận hai tác phẩm chuyển thể gần đây không coi nguồn tư liệu là bất khả xâm phạm: Only the River Flows — đạo diễn Ngụy Thư Quân chuyển thể truyện ngắn Mistakes by the River / Sai lầm ven sông của Dư Hoa — và phim truyền hình 30 tập Phồn hoa của Vương Gia Vệ dựa trên tiểu thuyết cùng tên từng đoạt giải thưởng của Kim Vũ Trừng.

Trong Only the River Flows, Ngụy Thư Quân chuyển phong cách lạnh lùng, ngắn gọn của cuốn tiểu thuyết thành hình ảnh trữ tình

Trong Only the River Flows, Ngụy Thư Quân chuyển phong cách lạnh lùng, ngắn gọn của cuốn tiểu thuyết thành hình ảnh trữ tình, ngay cả khi anh chuyển trọng tâm từ tính nực cười của thân phận con người sang sự phi lý của trái tim con người.

Nếu Ngụy Thư Quân chắp ráp tư liệu nguồn của mình, thì Vương Gia Vệ gần như đảo lộn tất cả. Không chỉ loại bỏ hai phần ba cuốn tiểu thuyết và cô đọng ba nhân vật chính thành một nhân vật chính duy nhất — A Bảo — ông còn thêm vào những tuyến truyện mới biến Phồn hoa thành một câu chuyện tình yêu, phiêu lưu và số phận theo phong cách Vương Gia Vệ.

Ông cũng không giới hạn mình trong việc thay đổi cốt truyện tiểu thuyết của Kim Vũ Trừng: Phong cách hình ảnh của bộ phim thể hiện sự đảo ngược gần như hoàn toàn so với nguyên tác.

Với quyết tâm đạo diễn Phồn hoa như đạo diễn các bộ phim điện ảnh, cuối cùng Vương Gia Vệ đã cuốn hút người xem bằng tham vọng to lớn của mình

Trong khi Kim Vũ Trừng nhấn mạnh sự điềm tĩnh trầm lặng được đánh giá cao trong văn hóa “Thượng Hải cổ” — được minh họa qua việc lặp lại cụm từ bưu tưởng, tức “im lặng” trong tiếng Thượng Hải — thì Vương Gia Vệ lại thoải mái thể hiện hình ảnh khoa trương, mang phong cách riêng của mình. Ông phóng đại các chi tiết, nâng những chủ đề tầm thường thành chuyện sống chết, và khuếch đại sự yên tĩnh bưu tưởng thành cự đại — sự chối tai.

Ban đầu, có vẻ như Vương Gia Vệ đã đi quá xa và khán giả chỉ trích. Nhưng với quyết tâm đạo diễn Phồn hoa như đạo diễn các bộ phim điện ảnh, cuối cùng Vương Gia Vệ đã cuốn hút người xem bằng tham vọng to lớn của mình. Đây không phải là bản chuyển thể trung thực từ nguyên tác của Kim Vũ Trừng, nhưng vẫn thu hút được trí tưởng tượng của khán giả theo cách tương tự.

Không chỉ loại bỏ hai phần ba cuốn tiểu thuyết của Kim Vũ Trừng và cô đọng ba nhân vật chính thành một nhân vật chính duy nhất — A Bảo — ông còn thêm vào những tuyến truyện mới biến Phồn hoa thành một câu chuyện tình yêu, phiêu lưu và số phận theo phong cách Vương Gia Vệ

Những chuyển thể táo bạo có thể mang lại sức sống mới cho ngay cả những tác phẩm văn học hay nhất. Đối với những tiểu thuyết nổi tiếng như Tam thể thì không thành vấn đề, nhưng làm đúng cách thì có thể giúp những tác phẩm nhỏ hơn, ngách hơn như Sai lầm ven sông hay Phồn hoa tiếp cận được nhiều khán giả hơn.

Vậy không có nghĩa các bản chuyển thể nên bỏ qua hoàn toàn tư liệu nguồn. Nhà sản xuất của cả bốn bản chuyển thể được liệt kê ở đây đều hiểu rõ và gắn bó với tác phẩm mà họ chuyển thể, dù họ có thực hiện những thay đổi sau đó. Nhưng không có cái gọi là chuyển thể hoàn toàn trung thành.

Không có cái gọi là chuyển thể hoàn toàn trung thực mà nên hiểu tác phẩm chuyển thể điện ảnh và truyền hình như một kiểu phê bình văn học

Tốt hơn nên hiểu tác phẩm chuyển thể điện ảnh và truyền hình như một kiểu phê bình văn học: chúng kể lại câu chuyện gốc đồng thời phân tích, đánh giá, rã ra và dựng lại thông qua lăng kính chủ quan của chính người sáng tạo.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone