Bình luận phim

Big Hero 6: Hoạt hình Disney gặp hoạt hình Nhật Bản

07/11/2014

Cậu bé và con rôbô.

Một quan hệ ấm áp, ít ra trong thế giới khoa học giả tưởng, trải dài từ những phim truyền hình Gigantor Lost in Space thời bùng nổ dân số đến những xuất phẩm giải trí hiện đại, tinh tế hơn như The Iron Giant và, đúng rồi, Terminator 2: Judgment Day.

Big Hero 6 của Disney rơi vào khoảng giữa.

Một nỗ lực quá tính toán để khai thác cả phong cách hoạt hình Nhật lẫn thu hút khán giả quốc tế, câu chuyện lấy bối cảnh kiểu California của Blade Runner, thành phố yêu thích này của Tony Bennett giờ được gọi là San Fransokyo.

Nhưng đây không phải địa ngục trần gian hậu tận thế (bất chấp một vài khuôn sáo xấu xa như những sào huyệt đỏ đen). Và đây là quê hương của Hiro và Tadashi, hai đứa trẻ choai người Mỹ gốc Á thích rôbô và — trong thời thơ ấu của Hiro — chạy cùng khắp và vướng vào rắc rối.

Nhưng rồi Tadashi gặp rắc rối thực sự. Và Hiro quyết định rằng chỉ có sáng chế mới nhất của Tadashi, một rôbô bé bự, mới giúp được.

Thật không may, rôbô bé bự này lại mềm như gối, dễ thương ngờ nghệch và được lập trình vĩnh cửu là "bồ tèo y tá" không biết mệt, cung cấp những chẩn đoán lo lắng, vô tận băng cá nhân và, thi thoảng, những cái ôm siết quan tâm.

Không phải người máy không biết sợ mà Hiro cần. Trừ phi cậu lập trình lại...

Thế là xong, và rôbô Baymax — với giọng lồng tiếng đáng yêu của Scott Adsit — là một nhân vật thực sự kỳ diệu, đi đứng dễ thương và khuyên lơn như mẹ giữa lúc nguy hiểm.

Những cảnh rôbô và Hiro — đầu tiên, khi chúng làm quen nhau và sau đó, kịch tính hơn nhiều, khi chúng học cách phụ thuộc lẫn nhau — thực sự cảm động, và là những cảnh hay nhất trong phim.

Tuy nhiên, phần còn lại, trong đó Hiro — do Ryan Potter lồng tiếng tương thích — tuyển mộ bốn tay chuyên gia công nghệ từ trường của Tadashi. Và đó là chỗ cỗ máy điện ảnh bắt đầu biểu diễn, khi Hiro vận lên người trang phục siêu anh hùng và sức mạnh cùng cả nhóm, hợp với Baymax, sẽ trở thành Big Hero 6.

Có một cô nàng dữ dằn (thích xe mô tô) và một cô khác con gái từ đầu đến chân. Một cậu chàng kiểu tay nghiện và một cậu Mỹ gốc Phi. (Thật đó, các biên kịch chỉ làm được đến thế: cậu ta da đen.)

Cả nhóm nhanh chóng dọ thám một kẻ xấu bí ẩn đeo mặt nạ Kabuki — một nhân vật ít ra cho bộ phim này chút hương vị — và hành động bắt đầu. Nhưng ngoài việc thêm vào thành viên tên Fred do T.J. Miller lồng tiếng, những người này chẳng có sức sống hay thú vị gì.

Hiệu ứng thị giác rất tốt, tất nhiên rồi — thậm chí còn thấy cả những vệt mưa trên kính cửa sổ in bóng trên tường — nhưng mọi việc và mọi người có cảm giác máy móc vô tri.

Và thế rồi phim đi đến kết, theo đúng cách hầu hết phim siêu anh hùng thời nay phải kết thúc — với việc phát hiện ra một nguồn năng lượng khổng lồ, sự tàn phá một phần lớn thành phố, những hy sinh bi hùng và hứa hẹn một phần tiếp theo ắt phải có.

Một lần nữa, như những câu chuyện cậu bé-và-con rôbô, phim này tầm tầm trong số đó.

Tuy nhiên, thú vị là phim bắt đầu bằng một phần thưởng thêm, một phim hoạt hình không liên quan nói về người và chó có tựa đề Feast. Phim nói về niềm vui chung, tình yêu đích thực và thức ăn nhanh, kể câu chuyện giản dị không lời thoại và có vẻ chắc ăn một suất đề cử Oscar cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc.

Có lẽ là vì — không như phim chính — phim không tạo cảm giác được làm bằng máy.

Lưu ý phân loại: Phim có nội dung bạo lực.

Big Hero 6 (xếp loại PG) Disney (102 phút)
Đạo diễn: Don Hall, Chris Williams. Với các diễn viên lồng tiếng chính: Scott Adsit, Ryan Potter

Đánh giá: ★ ★½

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi