Trong buổi thảo luận kéo dài một giờ, nhiều bí mật về hệ thống xếp loại
khắt khe của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (Motion Picture Association of America
- MPAA) đã bị vạch trần và được Joan Graves, chủ tịch Ủy ban Phân loại
và Xếp hạng của MPAA giải thích, khi Scott Weinberg - nhà phê bình của
trang Twitch Film, đạo diễn Vincenzo Natali và Travis Stevens - Giám đốc
điều hành Cheap Thrills Movies đưa ra các ý kiến về việc xếp loại có
ảnh hưởng thế nào đến phim. Rủi thay, tuy
Evil Dead chỉ được
nhắc đến rất ít (Weinberg nhấn mạnh nói chung ông không bận tâm một phim
kinh dị sẽ bị gắn mác gì, đặc biệt là một phim mới nhưng nếu đã làm lại
Evil Dead thì phải chắc như đinh đóng cột rằng phim xếp loại
R), Graves chưa xem nên bà không thể trình bày lý do phim "qua cửa" và
tránh được NC-17 (và chính phim này đưa ra các bằng chứng về hoạt động
nội bộ của MPAA). Nhưng đừng sợ, còn nhiều chuyện thú vị mà. Đây là 10
điều hay ho mà chúng ta biết được.
Cảnh trong phim Evil Dead (2013)
1. Các tổ chức tôn giáo không tham gia quá trình phân loạiGraves
cho biết khi hệ thống phân loại lần đầu xuất hiện, các tổ chức tôn giáo
đã rất giận dữ, xem đây như là "một con cáo đang canh giữ chuồng gà,”
nhưng cơn thịnh nộ của họ tăng gấp 10 khi một hội đồng thẩm định gồm các
chủ rạp và các nhà phân phối được thành lập. Để xoa dịu họ, MPAA đồng ý
để hai thành viên của hai tổ chức có ghế quan sát viên trong hội đồng,
nhờ đó họ có thể chứng kiến cuộc thảo luận và tự mình thấy rằng không ai
có ý đồ xấu hay sở thích cá nhân, nhưng họ không được tham gia theo bất
kỳ hình thức nào - bao gồm cả đưa ý kiến - và chắc chắn không thể bình
chọn.
2. Cảnh người lớn không phải là nguyên nhân xếp loại RKhi
Splice
được chiếu cho Hiệp hội Điện ảnh Mỹ xem, Natali lo ngại rằng ông sẽ
nhận NC-17 vì nội dung phim và sự thật là dù phim được quay một cách
thẩm mỹ thì vẫn có cảnh các loài giao phối với nhau. Graves giải thích
rằng chủ đề chỉ khiến phim bị xếp PG-13, và từ đấy chỉ là việc chủ đề đó
được nói ra như thế nào mà có thể đẩy phim vượt qua lằn ranh sang loại R
hay NC-17. Nên chuyện kinh khủng là một cảnh tình dục chứa đựng cả loạn
luân và những âm thanh thú tính lại chỉ bị gắn nhãn PG-13. Nhờ có bối
cảnh xung quanh và tính thẩm mỹ mà bản thân cảnh nóng này không bước
chân vào lĩnh vực NC-17.
3. Xếp loại chỉ dành cho phụ huynh - Trừ khi kiếm tiền là vấn đềVới
các nhà làm phim độc lập, họ thực sự không thể xem nhẹ xếp loại. Phim
chỉ được trình chiếu giới hạn tại rạp, và cuối cùng thì thành công hơn
qua băng đĩa. Mặt khác, với những phim lớn muốn có mặt tại 3.000 rạp và
thu nhiều tiền, thì sự khác biệt giữa PG-13 và R là điểm cực kỳ then
chốt, và thường đóng vai trò trong quá trình làm phim. Graves lặp lại
nhiều lần rằng ủy ban có 12 vị là phụ huynh (sáu ông bố và sáu bà mẹ),
đến từ khắp nơi trên nước Mỹ, và mục tiêu duy nhất là cho phụ huynh một
sự chỉ dẫn về cái gì phù hợp với con cái họ. Hệ thống này là "tự nguyện"
— nếu các nhà làm phim độc lập không lo lắng về tiền bạc hoặc thị
trường cha mẹ/con cái, thì họ hoàn toàn có thể bỏ qua xếp loại và vẫn
phát hành, phân phối phim thông qua các công ty nhất định (như
Killer Joe
đã làm). Graves thậm chí còn chỉ ra rằng khi họ nói chuyện với NATO và
các chuỗi rạp trả lời bình chọn về việc có trình chiếu phim NC-17 hay
không, thì chỉ có một chuỗi rạp trả lời là không.
4. Nhận thức của chúng ta về điều đang làm tê liệt ngành điện ảnh có thể bị lung layWeinberg
đã đưa ra một nhận định tuyệt vời khi bàn về tính bạo lực trong phim.
Ngay lúc này, bạo lực đẫm máu tàn bạo hầu hết đều bị dán nhãn R, trong
khi bạo lực quá mức và rõ ràng là giả với độ sinh động tối thiểu (chẳng
hạn ta thấy 75 người bị bắn trong một cảnh hành động quan trọng, nhưng
không thấy những mảnh xác vương vãi của họ) có thể nhận PG-13. Weinberg
giải thích rằng với ông, xem bạo lực mà không thấy hậu quả còn nguy hiểm
hơn gấp bội so với việc thấy một phần máu chắc chắn phải có khi bị súng
bắn hay đấu kiếm. Có lẽ chuẩn đo quyết định xếp loại đang cần một cuộc
đại tu mạnh mẽ.
. .
5. 9 to 5 phá hoại tất cảNăm 1980,
9 to 5
ra mắt được gắn nhãn PG, bất chấp chỉ có một cảnh hút cần sa rất đáng
nhớ. Nhiều phụ huynh gọi đến Hiệp hội Điện ảnh Mỹ than phiền, và từ đó
có một sự chuyển đổi về thể loại và tần suất xuất hiện ma túy được xem
là phù hợp với khán giả dưới 18 tuổi.
6. Mỗi khu vực có mối quan tâm chủ yếu khác nhauGraves
đề cập đến việc mỗi khi một phụ huynh gọi đến than phiền, bà hỏi họ đến
từ đâu ở nước Mỹ và nhận thấy phần đông miền Nam thì than phiền về ngôn
ngữ, Trung Tây thì về tình dục và vùng ven biển đặc biệt tức giận với
bạo lực.
7. Thực sự có một lý do để tình dục bị đánh giá khắt khe hơn bạo lựcTrong
một lần có phụ huynh gọi đến than phiền về cảnh tình dục trong phim,
Graves hỏi: “Vậy chị không lo lắng về tính bạo lực trong phim à?” Người
này trả lời là không, bà không muốn con mình bạo lực, nhưng bà biết tình
dục là không thể tránh khỏi, nên muốn giảm bớt mức độ nội dung mà con
bà xem.
8. Chỉ được nói tục một lầnChính xác là
như vậy. Nếu chửi thề được chêm vào hai lần hoặc hơn, bộ phim đang được
xem xét tự nhiên sẽ bị đóng ít nhất là mác R. Nếu nói tục mang tính gợi
dục - dù chỉ một lần - thì mặc nhiên phim sẽ bị gắn nhãn R. Chỉ được nói
tục một lần, nên nếu muốn phim xếp loại PG-13, thì hãy sử dụng một cách
khôn ngoan.
9. Titanic không thoát PG-13 dù có nhà làm phim James CameronGraves biết chính xác cuộc thảo luận về
Titanic
diễn ra như thế nào và có thể chứng minh chỉ có hai thành viên trong
ban kiểm duyệt (đều là nam) muốn gắn mác R cho phim vì yếu tố tình dục -
cảnh khỏa thân của Kate Winslet. Họ thấy cảnh đó không cần thiết và quá
khêu gợi, nhưng số người phản đối áp đảo trong ủy ban, vì thế phim gắn
nhãn PG-13. Bà nhấn mạnh rằng một nhà làm phim không bao giờ có ảnh
hưởng đến ủy ban dù bằng cách nào đi nữa. Nhưng…
Kate Winslet trong Titanic
10. Bully suýt nữa thì thoát nhờ Harvey WeinsteinMỗi năm ủy ban đánh giá từ 750-900 phim. Trong số đó, khoảng 10 phim đến tay ủy ban trọng tài và ba phim chắc chắn bị loại. Khi
Bully
nhận mác R vì 12 lần nói tục, Weinstein “nắm lấy cơ hội”, tổ chức một
chiến dịch công khai về việc phim xứng đáng được khán giả trẻ thưởng
thức, những người bị cấm xem. Sau cùng phim cũng được duyệt lại, với
nhiều cảnh nói tục bị cắt bỏ, nhưng phần bị cắt đến tay hội đồng thẩm
định vẫn vượt mức một phim PG-13 cho phép. Song, dù là lý do gì đi nữa,
một quy tắc có từ hàng thập kỷ nay đã bị gạt phăng và phim vẫn xếp loại
PG-13 y như cũ. Liệu điều đó có xảy ra nếu thế giới không để ý đến quyết
định của MPAA? Chắc là chúng ta chẳng bao giờ biết.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi