Phim hoạt hình G.I. Joe mỗi sáng thứ bảy trên tivi (ở Mỹ) không hề ở
định dạng 3D, và loạt truyện tranh cũng vậy. Thế thì tại sao một bộ phim
dựa theo chúng lại phải là phim 3D?
À, câu trả lời ngắn gọn là "vì đây là một phim bom tấn, và hầu hết phim
bom tấn ngày nay đều ở định dạng 3D," nhưng điều đó chắc bạn đã biết
rồi.
G.I. Joe: Retaliation (phát hành ở Việt Nam với tựa
G.I. Joe: Báo thù)
bị đẩy lùi ngày phát hành tròn chín tháng để hậu chuyển đổi 3D, và đây
là phim bom tấn đầu tiên của một năm mà sẽ toàn 3D ở hầu như tất cả
những phim lớn đủ để biện minh cho việc đó. Nhưng liệu
Retaliation
có xứng tầm không? Liệu phim này có thuộc vào số những phim 3D hậu
chuyển đổi thực sự đáng đồng tiền bát gạo? Chúng ta sẽ phân tích chuyện
này trong bài viết mới nhất của mục
3D hay không 3D giúp bạn quyết định nên mua vé xem định dạng nào.
Tính phù hợpDựa trên một loạt truyện tranh và đồ chơi và phim hoạt hình truyền hình sáng thứ bảy,
G.I. Joe: Retaliation
vừa vặn tương tự với những phim hoạt hình mà bạn nghĩ là 3D sẽ phù hợp.
Quan trọng hơn, đây còn là một bom tấn khổng lồ, mà thời buổi bây giờ
luôn được đòi hỏi đi với định dạng 3D. Nhưng đây cũng là một phim hành
động cỡ
Jack the Giant Slayer / Jack và đại chiến Người khổng lồ chẳng hạn, và không có nhiều CGI bằng
Transformers,
chẳng hạn. Tất nhiên, những cơ bắp khổng lồ của The Rock trông thật
tuyệt ở định dạng 3D – nhưng bị kịch thay, không được bao nhiêu cảnh
phim để mà bù đắp hoàn toàn được.
Điểm: 3/5
Kế hoạch & Công sứcG.I. Joe: Retaliation là một sự thụt lùi trở về thời kỳ tồi tệ hậu
Avatar
3D, khi các hãng phim đưa những phim đã hoàn tất chuyển thành 3D chỉ vì
muốn kiếm thêm tiền, dù không ai lên kế hoạch 3D cho những phim đó.
Retaliation
lẽ ra đã phải được trình chiếu cách đây gần cả năm mới phải, cho đến
khi Paramount đẩy lùi lịch phát hành chỉ để chuyển đổi phim sang 3D, "vì
chúng tôi thấy phim có thể làm ăn tốt hơn ở phòng vé quốc tế." Ít ra
thì họ trung thực về chuyện này, và không tìm cách giả vờ là vì có lý do
nghệ thuật nào đó cho việc chuyển đổi.
Điểm: 1/5Trước màn ảnhMột
phim được quay 3D hay ít nhất là đã được trù tính đưa 3D vào có thể tận
dụng yếu tố "trước màn ảnh" của công nghệ 3D, để đưa các vật thể bay
vèo vèo ra khỏi màn ảnh vào mặt khán giả.
G.I. Joe đâu có được
tính toán như thế, vì thế không tồn tại những khoảnh khắc trước màn ảnh
trong phim. Đây không hẳn là loại phim lúc nào cũng tận dụng được yếu tố
đó, chắc chắn rồi, nhưng lẽ ra thì rất thú vị để thêm vào trong những
cảnh hành động đồ họa.
Điểm: 1/5
Sâu trong màn ảnh"Sâu trong màn ảnh," thuật ngữ này để
chỉ độ sâu 3D, là thứ mà bạn có thể tận dụng nhiều hơn đôi chút trong
hậu chuyển đổi 3D, và
Retaliation đã có những khoảnh khắc sâu
thẳm đáng ngạc nhiên. Cảnh hành động nổi bật, với các ninja đu dây
cáp bay qua bề mặt ngọn núi dốc đứng, vận dụng chiều sâu một cách xuất sắc,
khiến những khán giả gan lì nhất cũng phải chóng mặt. Nhưng những cảnh
khác, trong phòng hoặc tại căn cứ quân sự vào ban đêm, thì chẳng được
sâu chút nào – đa phần vì người ta đâu có tính toán để tận dụng điều đó.
Điểm: 3/5Độ sáng
Nhiều phim 3D hậu chuyển đổi thậm chí không nỗ lực tính đến việc màn ảnh
trở nên mờ ảo hơn đến mức nào khi mang cặp kính 3D vào. Rõ ràng trong
quá trình hậu chuyển đổi người ta đã phải tăng thêm độ sáng cho tất cả
các cảnh quay. Nhưng có hai cảnh hành động lớn mở đầu phim diễn ra vào
ban đêm, và 3D không hỗ trợ gì được. Nếu bạn có thể chịu đựng được cỡ 20
phút đầu phim thì độ sáng không thành vấn đề, nhưng các cảnh mở màn tối
tăm chính là thêm một lập luận nữa cho việc tại sao chuyển đổi 3D là
không hề cần thiết.
Điểm: 3/5Thử bỏ kínhThử
bỏ kính là một cách thử thô sơ để ước định xem 3D được sử dụng nhiều
đến mức nào. Hình ảnh càng nhòe khi không có kính thì hiệu ứng 3D càng
nhiều khi bạn đeo kính trở lại. Làm phép thử này với nhiều cảnh khác
nhau trong
Retaliation cho bạn những kết quả khác nhau, và bạn
biết đó, những cảnh ít hành động nhất – như cảnh tổng thống đọc diễn văn
hoặc cảnh gia đình Joe gặp nhau trong nhà – không thấy có gì mờ ảo cả.
Như mọi khía cạnh khác về 3D trong bộ phim, điều này không ấn tượng
nhưng cũng chẳng phản cảm.
Điểm: 2/5Sức khỏe của khán giả
Đạo diễn Jon Chu lần đầu làm phim hành động, nên bạn phải thông cảm cho
anh một chút vì những pha hành động nhảy từ cảnh này qua cảnh khác mà
không giúp bạn hiểu được mình đang ở đâu. Nhưng khó mà tha thứ cho
Paramount cái việc đắp thêm tầng 3D, chỉ khiến khán giả thấy khó định hướng mình trong những cảnh hành động vốn dĩ đã quá nhanh rồi. Tác
giả bài viết này thường chẳng mấy chóng mặt khi xem phim 3D, nhưng mà
phải liên tục mất định hướng – vậ nếu như "thất vọng" được coi là làm
giảm điểm cho mục sức khỏe khán giả, thì quả là tác giả đã hết sức nhọc
khi xem phim này.
Điểm: 1/5
BẢNG ĐIỂM
|
Tính phù hợp
|
3
|
Kế hoạch và công sức
|
1 |
Trước màn ảnh
|
1 |
Sâu trong màn ảnh
|
3 |
Độ sáng
|
3 |
Thử bỏ kính
|
2 |
Sức khỏe của khán giả
|
1 |
Tổng điểm
|
14 (trên tối đa 35 điểm)
|
Kết luận Bạn đã nghĩ là giờ đây các hãng phim học được bài học
rằng thật là một ý tưởng tồi tệ đem chuyển đổi 3D những phim không hề
được quay 3D từ đầu hoặc có ý tưởng về 3D từ đầu khi làm phim. Ít nhất
thì chúng ta cũng có thể hy vọng
G.I. Joe: Retaliation là lần
cuối cùng một hãng phim tìm cách bòn rút tiền của người xem phim. Thật
không may cho chúng ta, bây giờ khó tìm được suất chiếu không 3D của các
phim bom tấn cỡ này. Nhưng nếu bạn định đi xem
G.I. Joe: Retaliation
– thực sự là một phim thú vị, ai cũng nói thế – hãy cố hết sức tránh
cái phụ phí 3D. Hãy gửi đi thông điệp rằng khán giả chúng ta đủ thông
minh để không thèm xem những bản phim chuyển đổi kém phẩm chất như thế
này.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi