Tin tức

Diễn viên da đen vẫn còn quá tốt, quá tệ hoặc vô hình

26/03/2013

Một nô lệ da đen bị lũ chó cắn xé, trong khi đám quản đốc da trắng hả hê tận hưởng cảnh tượng ấy, và một gã thợ săn tiền thưởng da đen khác chỉ đứng nhìn một cách thụ động sau lớp màn.

Một ông bố da đen chỉ cho cô con gái nhỏ cách để bẻ một con cua bằng tay không, sau đó gồng “khoe” cơ bắp nhỏ xíu hệt những một gã hậu vệ ở giải Bóng bầu dục Quốc gia.

Một phi công da đen hít một hơi cô-ca-in sau một đêm trụy lạc, chỉ vài phút trước khi cất cánh, không quên “nốc” thêm một vài chai rượu.

Một phụ nữ da đen nói với Tổng thống Lincoln rằng Chúa sẽ dẫn đường cho ông xóa đi chế độ sở hữu nô lệ nhưng lại không hề suy suyển quan niệm về người da trắng thượng đẳng.

Theo chiều kim đồng hồ từ góc trái: Jamie Foxx trong Django Unchained, Denzel Washington
trong
Flight, Dwight Henry trong Beasts of the Southern Wild, và David Oyelowo trong Lincoln

Bốn bộ phim được đề cập ở đây là Django Unchained, Beasts of Southern Wild, Flight Lincoln, từng là đối thủ của nhau tại giải Oscar. Trong năm mà một tổng thống da màu lần đầu tiên tái đắc cử ở Mỹ, một số bộ phim lừng danh của Hollywood, tất cả đều có đạo diễn da trắng, xử lý mối quan hệ chủng tộc đen – trắng hay xoay quanh những nhân vật da đen, là khá hiếm hoi. Lần đầu tiên trong một thời gian dài, vấn đề chủng tộc trở thành trung tâm trong các cuộc tranh luận về Oscar. Nhưng vấn đề nhân quyền của các nhân vật da đen vẫn còn khá mơ hồ. Những bộ phim này lại nêu lên một câu hỏi cũ mèm: liệu những nhà làm phim da trắng đã sẵn sàng chấp nhận diễn viên da đen trong khung hình của họ.

Hãy xem xét những bộ phim được đề cử Oscar, chúng ta nên hỏi rằng: Liệu những nhân vật da đen đã được trao cho một câu chuyện thật sự và động lực ở thế giới thật? Họ có là đại diện cho số phận riêng của họ, hay chỉ là nền cho các nhân vật da trắng? Họ có quá cao quý không có thật? Hay họ quá thấp kém không phải con người? Có nhân vật nào trong số đó chỉ ra một con đường tiến tới?

Trước hết là bối cảnh: Suốt những thập kỷ đầu của thời kỳ hậu-dân-quyền, người da đen thường có xu hướng xem hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là phim ảnh, thông qua lăng kính “tích cực” hoặc “tiêu cực”. Những thuật ngữ đơn giản này là một dạng kiểm tra tâm lý bằng hình ảnh có thể khiến cộng đồng da đen thoải mái hoặc không thoải mái. Denzel Washington vào vai một người lính Đồng minh anh hùng, kiên cường bất khuất trong Glory (1989) được nhìn nhận là tích cực. Vẫn Denzel Washington vào vai một cảnh sát Los Angeles biến chất trong Traning Day (2001) là tiêu cực. Anh đoạt giải Oscar cho cả hai vai diễn, nhưng vai diễn cảnh sát tham nhũng bị phân cực, vì nó ám chỉ sự phản bội của người da đen, với sự dửng dưng của người da trắng, trong tội phạm đô thị.

Denzel Washington (phải) trong vai một cớm Los Angeles biến chất trong Training Day (2001)

Kiểu ngôn ngữ nhị nguyên này có nguồn gốc, một phần, từ những lý do di truyền qua các thế hệ. Những người còn nhớ đến tình trạng phân biệt chủng tộc và gia trưởng trong các bộ phim Hollywood cổ điển vẫn còn cảnh giác. Tầng lớp xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng. Những khán giả trình độ đại học, thường nhạy cảm hơn với các chi tiết nhỏ, có nhiều khả năng sẽ buộc tội nhà làm phim, cả da đen và da trắng, về những khuôn mẫu tiêu cực hơn là khán giả ở tầng lớp lao động. Cách nhìn “tích cực-tiêu cực” này chừa rất ít chỗ cho sự mơ hồ, nhưng vì điện ảnh Mỹ chính thống hiếm khi chấp nhận tính phức tạp của các nhân vật da đen, cách nhìn này bị mắc kẹt đâu đó, đặc biệt là trong số những người da đen có tuổi.

Trong thời đại của Obama, khi một người da đen là vai chính diện trong câu chuyện tầm cỡ quốc gia, liệu có phải những nhân vật hư cấu của Hollywood đã được cho cùng điều kiện trong câu chuyện về họ?

Như Spike Lee, anh em nhà Hughes, Julie Dash và John Singleton đã minh chứng trong suốt thời kỳ vang dội nhưng ngắn ngủi của dòng phim – da đen cuối thập kỷ 80 đầu thập niên 90, miêu tả những nhân vật da đen không phải là biểu tượng phân biệt chủng tộc mà là những con người đòi hỏiviệc sáng tạo những vai diễn cả nam và nữ có chiều sâu tâm lý và quan điểm phóng khoáng về đạo đức. Di sản của các bộ phim Do the Right Thing, Menace II Society, Daughters of the Dust và nhiều bộ phim khác chính là việc khán giả không thể tôn trọng bất kỳ bộ phim nào có ý đồ đào xới vấn đề chủng tộc bằng cách dựa vào những tính cách đặc trưng của chủng tộc đó.

Trong tất cả những bộ phim này mà ít nhất đã 20 năm tuổi, chúng lưu lại trong nền văn hóa điện ảnh của chúng ta thành những chuẩn mực cho các nhà làm phim. Đặc biệt đúng với các đạo diễn, biên kịch, và nhà sản xuất da trắng, những người mạo hiểm đi tiến vào khu vực đầy tranh cãi này. (Trong những vai không có dấu hiệu phân biệt chủng tộc – hãy nhớ đến Will Smith trong những bộ phim về tương lai của anh ta – điều kiện hành động không phải là vấn đề. Người ta thường dễ tha thứ cho động cơ của một diễn viên chiến đấu chống lại kẻ xâm lược không gian và lũ robot nổi loạn).

Cảnh đầu tiên trong phim Lincoln xác định rõ vai trò của những nhân vật da màu

Hãy xem Lincoln, tác phẩm được tán dương nhiệt liệt của Steven Spielberg. Không kể đến hai giờ rưỡi thời lượng phim, ngay từ cảnh đầu tiên đã xác định rõ vai trò của những nhân vật da màu. Ban đầu chúng ta thấy những người lính da màu chiến đấu chống lại phe Ly khai trong những điều kiện khắc nghiệt, trong bùn lầy. Cảnh phim chuyển đến một bờ thềm ga xe lửa với Tổng thống Lincoln ngồi trên một băng ghế, với dáng vẻ cao thượng như bức tượng của ông ở National Mall. Đứng phía dưới trước mặt ông, ngước nhìn lên, là hai người lính da màu, một sự sắp đặt cảnh quay xác định vị thế của những vai phụ người da màu trong một bộ phim cốt yếu nói về con đường của họ đến với tự do.

Người lính đầu tiên, binh nhì Harold Green (Colman Domingo), nói về lòng dũng cảm trên chiến trường của những người da màu, với một giọng tự hào thầm lặng, vẫn còn chưa đáng kể. Anh ta bị ngắt lời bởi Hạ sĩ Ira Clark (David Oyelowo), người đã ngợi ca những sĩ quan da màu một cách quả quyết. Khoảnh khắc căng thẳng ngắn ngủi này bị phá vỡ bởi hai người lính da trắng tôn sùng lãnh tụ và sự hài hước của Lincoln. Cảnh phim kết thúc với Clark bước đi thật chậm trong khi đọc địa chỉ ở Gettysburg, nhắc nhở ngài tổng thống về lời hứa ẩn chứa trong bài hùng biện của ông.

Đạo diễn Spielberg và biên kịch Tony Kushner, rõ ràng mong rằng đoạn giới thiệu này, cho thấy hành động của những người da màu và những đoạn đối thoại có nghĩa của họ, sẽ tạo khung cho cuộc tranh luận tại Quốc hội. Nhân vật Clark đầy tự tôn, một cách chủ đích, có vai trò thay thế cho những lời phát biểu nổi tiếng của giới bãi nô như Frederick Douglass, người dù vắng mặt trong Lincoln nhưng vẫn hiện lên trong tâm trí của rất nhiều khán giả da màu.

Không may rằng chủ đề đó đã bị che khuất bởi những cảnh phim dài dòng, thiếu sức sống của những tranh cãi chính trị. Ngoại trừ các diễn viên như Stephen McKinley Henderson, trong vai quản gia của Tổng thống Lincoln, William Slade, và Gloria Reuben, cũng như Mary Todd trong vai người bạn của ông, và cả người thợ may, Elizabeth Keckley, hầu hết mọi người là những chứng nhân câm lặng của những hành động lịch sử mà họ kề cận, thế nhưng có rất ít khả năng để gây ảnh hưởng đến.

Cảnh xác định vị thế của những vai phụ người da màu trong phim Lincoln

Một chủ đề nóng bỏng trong các cuộc tranh cãi về vấn đề da màu trên blog, là cảnh phim gần đoạn kết, mà Thaddeus Stevens (Tommy Lee Jones), người trung thành lâu dài với chủ nghĩa bãi nô của phe Cộng hòa, trở về nhà sau khi thông qua Tu chính án thứ 13 bãi bỏ chế độ nô lệ. Ông nằm một cách thoải mái trên giường với Lydia Hamilton Smith (S. Epatha Merkerson), người giữ nhà da màu của ông ta, thổ lộ rằng tình yêu đã dẫn đường cho trách nhiệm của ông trong việc kết thúc chế độ nô lệ. Nếu mối quan hệ 23 năm của Stevens và Smith là ngọn lửa đốt lên mong muốn bãi nô ấy, nó xứng đáng có nhiều thời gian trên màn ảnh hơn chỉ là một tiết lộ ở màn ba.

Trong khi Lincoln mô tả những nhân vật da màu như những người quan sát bất lực, Django Unchained dùng những hư cấu giật gân để kể về một gã nô lệ trở thành kẻ săn tiền thưởng (Jamie Foxx). Là bộ phim cao bồi Viễn tây kiểu mì Ý, kiểu đánh đấm kung fu hay thậm chí có là Star Wars đi nữa, hành trình của người anh hùng vẫn là yếu tố chính. Đạo diễn Quentin Tarantino dùng hình mẫu này để khai thác quá trình Django trở thành một vũ khí báo thù chết chóc.

Bỏ qua biệt danh đặc trưng chủng tộc nổi bật và có phần cuồng loạn đó, một vấn đề cơ bản hơn đối với rất nhiều người da màu là mối quan hệ học trò – sư phụ của Django với Dr. King Schultz (Christoph Waltz), một nha sĩ đã đổi nghề thành thợ săn tiền thưởng, người đã huấn luyện hắn trở thành một thứ nghệ thuật kinh khủng, như Django thừa nhận, “giết người da trắng và được trả tiền cho việc đó”.

Một nhóm các nhà phê bình lớn tiếng xem mối quan hệ Django – Schultz là một dấu hiệu khác về sự phục tùng của người da màu đối với uy quyền của người da trắng, mặc dù những “cựu” nô lệ đã có một màn trả thù đẫm máu dành cho những kẻ áp bức và buôn bán họ.

Nhiều nhà phê bình xem mối quan hệ học trò – sư phụ của Django (Jamie Foxx, phải) với Dr. King Schultz
(Christoph Waltz) là sự phục tùng của người da màu đối với uy quyền của người da trắng

Nhân vật Django của Foxx không hề nao núng hay nguôi ngoai trong cuộc tìm kiếm người vợ mất tích của hắn. Nhưng hắn không phải là một con người thật sự. Như hầu hết người hùng phim hành động, hắn là nhân vật lý tưởng thì đúng hơn. Rõ ràng Tarantino, đạo diễn của những bộ phim hay nhất tập trung vào con người với ranh giới đạo đức mơ hồ, đầu tư nhiều hơn vào những cuộc tàn sát, những nhân vật phụ hài hước do Samuel L. Jackson, Leonardo DiCaprio và Waltz thể hiện.

Trong phim Flight của đạo diễn Robert Zemecki, nhân vật của Washington, với cả tầm vóc và kỹ năng đã khiến anh trở thành một Sidney Poitier mới và nóng lòng phá vỡ những khuôn mẫu cũ kỹ, một lần nữa khám phá mặt tối trong con người. Trong vai Whip Whitaker, một kẻ nghiện rượu, hít ma túy, một cơ trưởng dối trá nhưng tài năng, Washington đã thêm vào bộ sưu tập một nhân vật đáng khiển trách nhưng vẫn có thể cứu vãn, giống như vai một thiên tài bóng rổ bị tống giam trong phim He Got Game (1998).

Washington bắt đầu sự nghiệp bằng các vai diễn mang hình ảnh tích cực, sau đó đổi hướng một cách tài tình sang nhiều vai diễn đa dạng, trong đó vấn để chủng tộc không được giải quyết trong cốt truyện. Khán giả bị cuốn theo chiến thuật này, và Washington vẫn là một trong số hiếm hoi những ngôi sao phim dành cho khán giả trưởng thành mà người ta vẫn tin cậy trả tiền để xem. Năm 2012, những ông chủ nhà hát Quigley Poll bầu chọn anh là ngôi sao hút khách phòng vé Số 1 trong năm, dựa trên bộ phim ly kỳ về gián điệp Safe HouseFlight, nhờ phim này anh đã nhận được một đề cử Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

Denzel Washington (giữa) thể hiện vai Whip Whitaker, một kẻ nghiện rượu,
hít ma túy, một cơ trưởng dối trá nhưng tài năng trong
Flight

Cuộc đấu tranh nội tâm của Whip với con quỉ trong anh là động cơ chính của Flight, anh là tác nhân chính trong số phận đau đớn của chính mình. Nhưng phải nói rằng những sự lựa chọn diễn viên thông minh thêm vào một tầng nữa cho câu chuyện. Với Don Cheadle trong vai Hugh Lang, kẻ hay dọa nạt, một kẻ ủy quyền kiêu ngạo đóng vai trò như con quỉ ác tâm linh đấu tranh với phần lương thiện của Whip, mang đến niềm vui thích được xem một cuộc đấu tay đôi giữa hai kẻ da màu. Sự khinh thường của họ dành cho nhau chắc chắn sẽ được thể hiện rất khác biệt, với một góc nhìn sắc tộc, nếu như Lang được thay thế bởi, thử nói xem, Aaron Eckhart hoặc David Duchovny.

Whip, dù được thể hiện tuyệt vời bởi Washington, vẫn không phải là nhân vật da màu với vấn đề đạo đức phức tạp nhất mà những người bầu chọn Oscar phải để ý. Trong khi Quvenzhané Wallis, chỉ mới 9 tuổi, được đề cử giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai Hushpuppy trong phim Beast of the Southern Wild, bạn nhảy của em trong bộ phim đó, Dwight Henry, vào vai người cha bị tổn thương sâu sắc, buồn bã và dễ phẫn nộ, tên là Wink.

Chết dần chết mòn vì một căn bệnh không rõ (có lẽ vì thiếu bảo hiểm y tế?) Wink thay đổi giữa thái độ cứng rắn, che chắn và thơ ơ con gái ông ta, trong khi đang chuẩn bị để con bé đối mặt với cái chết không thể tránh được của mình. Xem một người đàn ông rõ ràng phù hợp để nuôi một đứa con trai hơn là bé gái, bị giằng xé bởi trách nhiệm này là một trong những điều thu hút nhất của phim. Cũng thật đáng lo khi chứng kiến một góc nhìn gai góc về tình phụ tử.

Trung tâm của bộ phim siêu thực và mơ mộng này, sự pha trộn những yếu tố tưởng tượng với nhân vật Wink đầy hiện thực, chính là điều kết nối chúng ta với thế giới tàn bạo bên ngoài ngôi nhà đổ nát của họ trong một cộng đồng đầm lầy được gọi là Bathtub. Ông ta được thừa nhận là người lãnh đạo trong một cộng đồng không thể thích nghi được với bên ngoài này. Còn trên mặt đất, Wink chỉ là một người đàn ông da màu nghèo khổ với vấn đề về cơn nóng giận. Đạo diễn Benh Zeitlin, và và Lucy Alibar, đồng biên kịch với Zeitlin, đã tạo ra một sân khấu cho màn trình diễn không hề dễ chịu về con người, không hề ủy mị và không dễ cảm thông.

Dwight Henry (phải) khắc họa một một người đàn ông giai cấp lao động
rất ít khi xuất hiện trên màn ảnh trong
Beast of the Southern Wild

Nếu phán xét một cách qua loa tích cực hay tiêu cực, hành xử của Wink sẽ bị dán nhãn “tiêu cực”, dựa trên những tình huống cụ thể. Điều này sẽ thật ngớ ngẩn. Nam diễn viên Henry đã khắc họa chân dung một người lính bị thương, một người nuôi dưỡng yêu thương-khắc nghiệt, và một người đàn ông giai cấp lao động rất ít khi xuất hiện trên màn ảnh, cùng với sự tỏa sáng của Hushpuppy, chúng ta vừa vặn nhìn thấy được nhân tính của ông.

Đừng chờ đợi được nhìn thấy kiểu nhân vật vật cứng cỏi, đen tối nhưng lại đầy yêu thương như Wink sớm xuất hiện trở lại. Viết nên và thể hiện sự dũng cảm này là rất hiếm hoi, một điều kỳ diệu. Chúng ta chỉ có thể hy vọng sẽ có thêm nữa trong tương lai.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi