Rôbô khổng lồ đại chiến với quái vật 'khủng'. Guillermo del Toro bán điều đó trong sử thi giả tưởng Pacific Rim (phát hành ở Việt Nam với tựa Siêu đại chiến) kể từ lần đầu tiên phim này được công bố, và chắc chắn là phải được làm 3D rồi.
Vì bạn phải trả tiền để xem những thứ to lớn dị thường này dần nhau, tại
sao lại không trả thêm cho chiều thứ ba? Nhưng đâu phải tất cả rôbô
khổng lồ đều được tạo ra giống nhau, và đâu phải phim nào cũng hoàn hảo ở
định dạng 3D. Vậy
Pacific Rim thì sao? Có đáng để bạn mua vé đắt hơn không?
Chúng tôi lại có mặt ở đây trong bài mới nhất của mục
3D hay không 3D, chúng tôi sẽ phân tích các hiệu ứng 3D của bộ phim thành từng phần riêng và giúp bạn quyết định chọn vé.
Tính phù hợp
Đủ thứ loại phim khác nhau sẽ đẹp mắt ở định dạng 3D, nhưng nói chung,
phim càng có nhiều hiệu ứng CGI thì trông càng đẹp. Và dù
Pacific Rim
là phim người đóng, ngôi sao thực sự của buổi diễn là các rôbô -- tức
jaeger -- và quái vật -- tức kaiju -- chúng đánh nhau trên đường phố ở
Hồng Kông và dưới biển. Chúng không phải 100% CGI, nhưng các jaeger và
kaiju được thao túng kỹ thuật số đủ để chúng có thể nổi được ở định dạng
3D. Thêm điều đó vào những cảnh hành động đã được quảng cáo mạnh trong
các trailer, bạn sẽ hiểu vì sao việc chọn làm 3D là có ý nghĩa -- không
ăn chắc bằng phim hoạt hình nhưng cũng hợp lý một cách hoàn hảo.
Điểm: 4/5Kế hoạch & Công sức
Guillermo del Toro chắc đã mất hàng nhiều năm trời thiết kế các sinh vật
cho bộ phim của ông và đặt tên cho chúng, nhưng ông kh6ng hề hình dung
chúng trong 3D. Khi Warner Bros. quyết định chuyển đổi phim sang 3D mùa
thu năm ngoái, vài tháng sau khi việc sản xuất phim hoàn tất, và thậm
chí sau khi chính del Toro đã nói rằng ông không muốn chuyển đổi bộ
phim. Quyết định chuyển đổi tròn 10 tháng trước khi phát hành đảm bảo họ
có đủ thời gian để làm tốt công việc chuyển đồi, nhưng vẫn là loại 3D
bạn không bao giờ thực sự muốn: không những nhà đạo diễn không có kế
hoạch này mà còn hoàn toàn không muốn.
Điểm: 2/5Trước màn ảnh
Khi bạn đã không có kế hoạch làm 3D mà phải làm bật ra được hiệu ứng
"trước màn ảnh" thì thật là nghiệt, vì để làm được thứ gì "xồ ra" trước
màn ảnh, bạn cần vị trí máy quay và sắp xếp tất cả hành động để điều đó
xảy ra. Có vài khoảnh khắc trong
Pacific Rim đạt được đôi chút
hiệu ứng này -- có rất nhiều mưa và tro bay về phía khán giả, và một
cảnh thanh kiếm của một trong những jaeger bay về phía khán giả. Tác giả
bài viết này đoán rằng những cảnh đó đã được làm sau khi công bố chuyển
đổi 3D. Nhưng phần lớn, yếu tố thú vị này của 3D mà bạn có thể hình
dung del Toro có kinh nghiệm, hiếm được thấy. Thật xấu hổ.
Điểm: 2/5Sâu trong màn ảnh
"Sâu trong màn ảnh" ý nói cảm nhận chiều sâu bạn có được khi xem phim 3D -- đây đúng là lý do chính để chịu phí phụ thu.
Pacific Rim
làm tốt hơn hầu hết phim hậu chuyển đổi mà tác giả đã xem trong việc
chuyển tải được độ sâu đó, nhất là trong những cảnh lướt dọc chiều dài
của các jaeger, cho bạn một ý niệm về những khối lớn cỡ tòa nhà chọc
trời này là như thế nào. Nhưng khi hành động bắt đầu diễn ra, độ sâu này
chỉ còn ở mức tối thiểu đáng thất vọng, phần lớn là vì tất cả những
cảnh đó diễn ra ban đêm và dưới nước. Bạn có thể hình dung ngay được
phim rôbô đại chiến quái vật sẽ phi thường đến độ nào khi được lên kế
hoạch làm 3D, không ngừng cho bạn cảm giác quy mô hoành tráng.
Pacific Rim không như vậy.
Điểm: 3/5
Độ sáng
Bạn phải nên cực kỳ cảnh giác khi đi xem
Pacific Rim và đeo
kính 3D lên, vì những phim như phim này -- với rất nhiều cảnh diễn ra
trong đêm và trong mưa -- nhạy cảm cao độ với hiệu ứng làm mờ ảo của 3D,
tức thị là đeo kính râm trong nhà. Pacific Rim tránh tất cả những bẫy
rập đó… đến một mức độ nào đó. Khi tác giả gỡ kính ra thì không nhận
thấy có gì khác biệt về độ sáng, và những khoảnh khắc có vẻ rất mờ để
thấy được hành động, thì rõ ràng là cố ý, 3D hay không có 3D cũng vậy.
Nhưng về mặt tâm lý, khi bạn đang xem một bộ phim đã tối tăm rồi, có cảm
giác cặp kính 3D cản trở tầm nhìn của bạn. Có thể chúng chẳng tạo ra
khác biệt lớn nào, nhưng tạo cảm giác như vậy thì cũng gần như tệ hại.
Điểm: 3/5
Thử bỏ kính
Thử bỏ kính là một cách để cho bạn biết bạn có được bao nhiêu hiệu ứng
3D. Không có kính thì nhòe hơn ư? Bạn sẽ có 3D nổi rõ khi đeo kính trở
lại. Nhìn chung cũng vậy thôi à? Bạn đang bị lừa rồi, bạn thân mến.
Pacific Rim
chuyển từ cảnh này sang cảnh khác với một mức độ nhòe, nhưng có một
lượng ấn tượng ở những cảnh có chiều sâu (mà ít ra bạn cũng nhìn thấu
qua bóng đêm). Hậu chuyển đổi khét tiếng là không qua được phép thử này,
nhưng
Pacific Rim thì OK -- thêm một bằng chứng cho thấy ít ra hãng phim có chăm chút trong việc hậu chuyển đổi.
Điểm: 4/5
Sức khỏe của khán giả
Những phim không được trù tính làm 3D mà hậu chuyển đổi gặp phải nguy cơ
nghiêm trọng trong việc khiến bạn buồn nôn trong những đại cảnh hành
động -- có lúc máy quay di chuyển quá nhanh khiến bộ não cảm nhận 3D của
bạn khó lòng theo kịp.
Pacific Rim không làm cho tác giả thất
vọng, nhưng 3D quả không hề giúp gì cho những cảnh hành động. Không đến
nỗi là thảm họa, nhưng có thể là giọt nước tràn ly trong việc khiến bạn
phải gỡ phứt cặp kính ra mà xem màn hình phẳng cho rồi.
Điểm: 4/5
BẢNG ĐIỂM
|
Tính phù hợp
|
4
|
Kế hoạch và công sức
|
2 |
Trước màn ảnh
|
2 |
Sâu trong màn ảnh
|
3 |
Độ sáng
|
3 |
Thử bỏ kính
|
4 |
Sức khỏe của khán giả
|
4 |
Tổng điểm
|
22 (trên tối đa 35 điểm)
|
Kết luận: 3D của
Pacific Rim hoàn toàn xoàng xĩnh --
không đủ hay để bạn phải trầm trồ, không đủ tệ để bạn phải bực tức. Tác
giả bài viết xem phim này miễn phí. Còn nếu bạn phải lựa chọn móc ra
thêm vài đồng để trải nghiệm 3D mà chẳng hề có đâu, tốt nhất bạn nên xem
vào ngày giảm giá, hoặc xem cái gì khác hay hơn. Những rôbô khổng lồ và
quái vật 'khủng' sẽ vẫn bự sư và ấn tượng y như vậy mà không cần chiều
thứ ba.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi