Phần 2 này sẽ ra rạp ở Việt Nam ngày 28/4, ba năm sau
Guardians of the Galaxy
— một màn trình diễn vui vẻ trong vũ trụ với dàn diễn viên toàn nhân
vật lạ — trở thành một thành công bất ngờ lớn nhất của Marvel Studios.
Đúng vậy, câu chuyện có hơi rời rạc, và những kẻ xấu trong phim không hề
thuyết phục (một vấn đề thường xuyên của Marvel). Nhưng cảm giác hài
hước mỉa mai, nhờ đạo diễn và đồng biên kịch James Gunn, thì lại dư sức
thành công.
Guardians 2 thực ra không trở lại với cái sự cổ quái của phim
Guardians đầu
— mà thật sự hay hơn, những nhà sáng tạo bộ phim rõ ràng đã nghiên
cứu xem phim đầu sai chuyện gì và điều chỉnh chỗ này chỗ kia. Cho Gunn
một cơ hội tung hoành. Và tiếp tục với dàn diễn viên tuyệt vời của phần
đầu. (Cần phải tính chuyện này: tác giả bài viết không phải là ‘fan
khủng’ của phim
Guardians đầu đâu đấy, vậy hãy thay đổi kỳ vọng của bạn theo tương ứng.)
Đây
là một phim hoàn hảo? Không. Nhưng không chừng sự hoàn hảo lại cản trở
cái duyên thiếu hoàn thiện của chuỗi phim này. Chưa hoàn thiện là một
phần của cuộc vui. Trước khi có bài bình luận phim, đôi điều cần biết về
bộ phim này như sau.
1. James Gunn mặc sức tung hoành
Đạo diễn James Gunn tại sự kiện ra mắt thế giới Guardians of the Galaxy Vol. 2 hồi đầu năm 2017
|
Không phải lúc nào Marvel cũng thuê đạo diễn có sự nhạy cảm phi thường. Những nhà làm phim như Joss Whedon của
The Avengers và anh em nhà Russo của
Captain America
— mà, tác giả nên nói là, những đạo diễn tự thân đã cự phách — đến từ
lĩnh vực truyền hình và, vì thế, biết cách pha trộn một phim riêng lẻ
vào một câu chuyện lớn hơn rất nhiều.
Rồi đến cái việc là quá
nhiều phim ngày nay được xây dựng bằng hiệu ứng vi tính tinh vi, tức
chúng được dựng và tạo hình theo cách gọi là “pre-visualization”,* trước
cả khi bản thân bộ phim được quay rất lâu. Đó là lý do nhiều phim, nhất
là phim siêu anh hùng, cứ quay lại những yếu tố câu chuyện như nhau hết
lần này đến lần khác và là lý do tại sao các cảnh hành động của chúng
có cảm giác na ná.
Phim
Guardians đầu như thể 75% Gunn,
người khoái phim cháy nổ, bạo lực bùng phát, và châm chích biếm nhẽ tỏa
sáng mọi phim anh làm. Đúng, anh xa lạ với thế giới Marvel và có sự tự
do sáng tạo nhiều hơn Whedon, chẳng hạn, đôi chút. Nhưng trong chừng mực
nào đó anh cũng buộc phải chơi trong giới hạn của hãng phim.
Với
Guardians 2, Gunn đã hiểu rõ cách để nhấn mạnh hơn sự nhạy
cảm của anh trong lúc đi qua bộ lọc công ty lớn của Marvel lẫn cái quy
trình 'pre-visualization', kết quả là một bộ phim có những cảnh bùng nổ
đến mức độ Gunn thi thố một cách tuyệt đối. Ví dụ, cảnh hành động mở đầu
phim, diễn ra bên dưới những dòng ‘credit’ và tập trung vào thứ có vẻ
là cảnh độc diễn của Bé Groot nhảy múa trong ca khúc
Mr. Blue Sky
của nhóm nhạc rock ELO. “Trong khi Groot nhảy và lắc lư, các bạn của
cậu chiến đấu với sinh vật không gian, bên ngoài tiêu điểm, ở cảnh nền.
Cảnh phim này gói gọn những gì Gunn muốn đạt được: Cái gì vui nhộn thì
cái đó quan trọng. Ai quan tâm chuyện gì khác chứ?
Cảm hứng đó
chuyển hóa vào gần như mọi cảnh khác trong phim. Những khoảnh khắc cao
trào cảm xúc thực sự lượn theo cùng những màn cười dữ dội, và mọi cảnh
hành động đều có sáng tạo thị giác nào đó để tách biệt.
Guardians 2 đem lại cảm giác một phim thực sự của Gunn, như ‘credit’ ghi.
2. Bộ phim này có nhân vật phản diện hay hơnNgay cả ‘fan’ lớn của phim
Guardians đầu
cũng nhất trí là bối cảnh của các nhân vật phản diện khá là yếu, với
những mục tiêu không thỏa đáng và chẳng có cá tính. Phim đầu đã lãng phí
những diễn viên đáng mến như Lee Pace và Karen Gillan vào những màn độc
thoại đều đều về việc đánh chiếm dải ngân hà và những thứ linh tinh.
Người viết sẽ không nói đến danh phận của (các) nhân vật phản diện trong
phim mới, vì rốt cuộc cũng dẫn tới phải tiết lộ cốt truyện (nhưng nếu
bạn có từng xem phim, bạn sẽ biết ai tốt ai xấu trong vòng 15 phút).
Điều then chốt là Gunn đã làm tốt hơn rất nhiều việc đưa họ hội nhập vào
câu chuyện và cho họ động cơ ít nhiều có lý. Những động cơ ấy khó truy
nguyên ở mức thuần cảm xúc, nhưng ít ra là có.
Không phải mọi thứ
về những nhân vật phản diện đều hiệu quả. Có lẽ hơi quá nhiều những màn
độc thoại giải thích trong nửa sau của bộ phim, và có những thắt nút kỳ
cục và vai diễn liên quan đến bản thân của một trong các vệ binh. Nhưng
phần lớn, các nhân vật phản diện và mối quan hệ giữa họ với với các vệ
binh thuyết phục hơn một cách toàn diện.
3. Phim thực sự thú vịQuay phim Henry Braham đã tắm
Guardians 2
trong ánh sáng ấm áp, lệch tâm khiến cho mọi cảnh phim như đang diễn ra
dưới bình minh. Cụ thể, cuộc rượt đuổi đầu phim băng qua khu vực tiểu
hành tinh, hưởng lợi từ cách xử lý này, bao bọc các nhân vật trong một
kiểu ánh sáng rực rỡ như thôi miên.
Bố cục dễ thương đó cũng mở rộng đến phục trang và bối cảnh phim nữa.
Nếu phim đầu có kiểu cáu bẩn cũ rích — trái ngược với thế giới của các
vệ binh ở những vùng không gian văn minh hơn mà họ đã bị tống cổ — thì
Guardians 2 đã nghĩ lại cách thể hiện sự cáu bẩn đó. Mọi thứ ở phim này trông như hình ảnh từ truyện tranh.
Kết
quả là ngay cả chất lượng tương đối dễ điều chỉnh của hiệu ứng tạo hình
vi tính cũng không quan trọng. Những sinh vật VFX này trông như những
đồ chơi xâm lược không gian của con người, như thể một đứa trẻ đang
nghiền nát các nhân vật đồ chơi Funko, nhưng điều đó khớp với thẩm mỹ
chung của bộ phim. Khó tin là tất cả đều hiệu quả, nhờ tạo hình nhân vật
ngốc nghếch và ánh sáng ấm của Braham. Tính phi thực hóa ra lại là thẩm
mỹ thiết kế, cho phim có lợi.
4. Có lẽ là có quá nhiều tuyến truyệnCó rất nhiều chuyện xảy ra trong
Guardians 2,
phân hóa nhân vật chính khá sớm, trong khi cũng trình diễn đủ loại hoạt
động của kẻ xấu và các nhân vật khác. Kết quả là có cảm giác phim hơi
quá nhồi nhét.
Gamora (Zoe Saldana, phải) và người chị Nebula (Gillan)
|
Tuy nhiên, chuyện là vầy: người viết cho rằng tất cả người nào xem phim
này cũng sẽ nghĩ một tuyến truyện khác là thừa thãi. Theo người viết,
đây là bài kiểm tra mối quan hệ giữa Guardian Gamora (Zoe Saldana) và
người chị Nebula (Gillan). Tách riêng ra, những cảnh này khá hay, cho
Gamora ý nghĩa và mục tiêu. Nhưng nói tới tổng thể câu chuyện chung thì
Nebula lại ngoài rìa đến độ khó mà nghĩ, “Ồ, đúng rồi, chuyện xảy ra là
vậy” mỗi khi phim cắt cảnh trở lại hai người họ.
Tuy nhiên, tất cả tuyến truyện của
Guardians 2
gắn kết với nhau tốt hơn phim đầu với những tuyến truyện vụng về kết
nối cảm xúc giữa những cảnh hành động. Dù có tuyến truyện nào trong
Guardians 2 không hiệu quả với người viết bài này đi chăng nữa, cũng rõ là Gunn đang thử điều gì, và thế thì cũng đáng cảm kích rồi.
5. Các nhân vật mới (chính là ẩn ý của Marvel) thú vịCụ
thể, người viết thích nhân vật Ego của Kurt Russell, cha của
Star-Lord-Chris Pratt (và, đúng, tên ông là manh mối cho biết tính cách
của ông) và Mantis của Pom Klementieff, một người ngoài hành tinh có
ăng-ten hiểu được cảm xúc của người khác.
Một người ít được chú ý đó là Sylvester Stallone, bạn cũ của Yondu
(Michael Rooker), sếp cũ và là cha nuôi (ít nhiều là thế) của Star-Lord.
Stallone xuất hiện rất ít trong phim, nhưng ông hướng tới một trong
những nốt nhạc vui nhộn nhất của bộ phim:
Guardians 2 đầy ắp
trứng Phục sinh của Marvel, một vài trong số đó dễ dàng được ‘fan’ thông
thường nhận ra và một vài chỉ dành cho ‘fan gộc’.
Gunn sử dụng
những quả trứng Phục sinh này đúng như nên thế: Nháy mắt và bạn sẽ nhớ.
Nhưng chúng biểu thị cho cảm giác yêu mến nói chung đối với nhân vật lẫn
thế giới của bộ phim cũng như tất tần tật những thứ khác. Không có gì
về
Guardians 2 coi là quá nghiêm túc, và đó chính là điều khiến cho phim phởn phơ đến thế, hài hước mê mẩn đến thế.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vox
* Pre-Visualization: tạm dịch là phác thảo vào dựng hình.
Pre-Visualization (previs) cơ bản là quá trình chuyển đổi một kịch bản
đồ họa (storyboard) và kịch bản thành hình 3D, bản phác thảo chất lượng
thấp của mỗi cảnh hiệu ứng hình ảnh VFX. Dù điều này không phải lúc nào
cũng phản ánh chính xác kết quả cuối cùng thành công, nhưng nó cũng cho
phép đạo diễn hình dung được các cảnh sẽ trông như thế nào và từ đó
chuẩn bị tốt hơn cho phần quay chính.
Công nghệ previs đã trở nên
cực kỳ phức tạp, thậm chí chồng chéo vào giai đoạn sản xuất bằng cách
cho vào môi trường trực tiếp, kỹ thuật số có thể được tham chiếu trong
suốt quá trình quay. Có thể thấy, công nghệ này là một phần quan trọng
trong bộ phim gần đây của Jon Favreau,
The Jungle Book.