Tin tức

Cineworld phá sản cho biết gì về xã hội hiện đại và những thói quen đang thay đổi của chúng ta

09/09/2022

Cho đến gần đây, văn hóa đại chúng còn rẻ. Vào những năm 1940 và những năm 1950, người ta có thể ghé quán bar địa phương và thưởng thức một bản nhạc jazz điêu luyện với mức giá bằng giá của bất cứ thức uống nào họ đang tợp một ngụm.

Và vào năm 1946, khoảng 60% dân số Mỹ đến rạp chiếu phim mỗi tuần một lần và các khu vực phát triển khác cũng ở mức tương tự.

Covid-19 có thể là một nhân tố chính về kinh tế khi đề cập đến các vấn đề của Cineworld, nhưng xét đường cong xu hướng, đơn thuần là lao dốc

Vào thời điểm đó, không cách gì xem được phim ở nhà, nhưng thế giới âm nhạc thì kinh doanh ghi âm bắt đầu tăng vọt. Tuy nhiên, âm thanh đơn của thời kỳ đầu nghe không chuẩn lắm.

Sau đó, năm 1961, Enoch Light tung ra âm thanh nổi. Bây giờ, máy nghe băng đĩa của bạn có thể tái tạo âm thanh ồn ào của quầy bar. Với đột phá này, cuộc cách mạng ‘tận hưởng cảm giác thoải mái trong ngôi nhà của chính bạn’ bắt đầu, vô tình giáng một đòn mạnh vào nền văn minh trong quá trình đó.

Các khổng lồ phát trực tuyến và đủ thứ yếu tố khác đã dẫn đến sự phá sản của Cineworld là một gợn sóng trong sóng ánh sáng. Giờ đây, ai nấy đều quá vui vẻ xem những bộ phim bom tấn mới nhất với mức phí thuê bao không đáng kể với thời gian chờ, tạm nghỉ tùy ý, và không cần phải tắt điện thoại.

Khi bạn xét thống kê thú vị rằng 60% dân số đến rạp chiếu phim mỗi tuần một lần trong năm hòa bình đầu tiên sau Thế chiến hai, bạn đâu nghĩ đến việc mọi người ngồi vào chỗ và tự nhủ, ‘Cảm ơn Chúa, một phút yên bình và tĩnh lặng’

Việc tất cả các số liệu đều chỉ ra Cineworld phải chính thức tuyên bố phá sản là dấu hiệu cho thấy thói quen xem phim của hầu hết mọi người. Thuở ban sơ của giải trí tại nhà chỉ dành cho một số ít đặc quyền trong khi toàn thể quần chúng vô sản còn lại đến rạp mà xem hoặc chen chúc trong khán phòng hòa nhạc. Bây giờ, dường như chính là ngược lại.

Covid-19 có thể là một nhân tố chính về kinh tế khi đề cập đến các vấn đề của Cineworld, nhưng xét đường cong xu hướng, đơn thuần là lao dốc. Nói đơn giản, ngày càng ít người đến rạp chiếu phim, vì vô số lý do, và đó là một bi kịch nhỏ. Nhưng lại là một bi kịch đầy sắc thái.

Người viết đã hỏi chuyện một người bạn đi xem phim vào mỗi thứ năm hằng tuần xem điều gì quyến rũ anh ấy. “Chà, hiển nhiên là tôi yêu điện ảnh,” anh mở đầu. “Nhưng đối với tôi, đây cũng chính là cơ hội tuyệt vời để rốt cuộc được tắt điện thoại, quên đi công việc và ngồi yên bình ở đó một lúc. Ý tôi là thậm chí thực tình thì không có nhiều phim tôi thích được chiếu.” Đó là một ý niệm mà nhiều người trong chúng ta có thể liên hệ cho mình. Nhưng thành thật mà nói, cũng là một ý niệm đáng buồn.

Cary Grant và Aubrey Hepburn trong phim Charade năm 1963

Khi bạn xét thống kê thú vị rằng 60% dân số đến rạp chiếu phim mỗi tuần một lần trong năm hòa bình đầu tiên sau Thế chiến hai, bạn đâu nghĩ đến việc mọi người ngồi vào chỗ và tự nhủ, ‘Cảm ơn Chúa, một phút yên bình và tĩnh lặng.’ Bạn nghĩ đến người ta tung mũ lên không trung khi nhân vật chính trốn thoát, đôi bạn trẻ có nụ hôn đầu tiên vụng trộm khi Cary Grant hôn vội Aubrey Hepburn và thở gấp khi Alfred Hitchcock chào màn kinh dị gây sốc mới nhất.

Tuy nhiên, có thể hiểu được rằng hiện giờ sự phô trương như vậy không còn tồn tại. Một lần nữa, có hàng triệu lý do, nhưng hai trong số những lý do nổi bật nhất là thứ nhất chúng ta đã quen với những phim như vậy. Thứ hai, cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, như thể chúng ta vĩnh viễn phải gắn với công việc và trách nhiệm thông qua một thiết bị mà ta dán dính chặt vào lòng bàn tay mình, nên khó lòng thoát khỏi vòng kiềm tỏa để mà thực sự thoát ly hiện thực được kiểu như vậy.

Vấn đề đối với Cineworld dường như là họ thấy mình lọt giữa hai lựa chọn thay thế có khả năng khắc phục chuyện này. Sự yên bình của rạp chiếu phim thì bảnh rồi, nhưng sofa cũng bồng bềnh không kém. Giữa thời bão giá, giá vé xem phim cũng tăng chóng mặt. Do đó, nếu hai tiếng đồng hồ chán ngắt, thì nhiều người hài lòng ở nhà hơn bao giờ hết.

Cảnh phim Vertigo (1958) của Alfred Hitchcock

Tuy nhiên, nếu là một tối đi chơi đầy phấn khích và bạn trả cả đống tiền mua vé và mấy món ăn vặt cắt cổ, thì tại sao không thôi làm vậy và uống cocktail cùng vài món nhắm ưa thích trong khán phòng riêng tư sang trọng? Đây là kiểu mẫu cho cách ta sống hiện nay. Đã qua rồi cái thời bạn treo áo khoác đi làm lên và bất chợt vù đi xem phim. Chúng ta hầu như không có thời gian cho niềm vui phù phiếm như vậy. Chúng ta thà lãng phí thời gian rảnh rỗi ở nhà và mỗi tháng một lần dốc túi cho thứ gì đó hoành tráng và đang được mạng xã hội bàn tán rầm rầm.

Ngoài mấy vụ khủng đó, giải trí thông thường mà chúng ta khao khát hiện nay là phim liệt não, ai đó thì thầm với chúng ta trong cơn cực khoái để xoa dịu bộ não người lớn mỏi mệt của chúng ta trở về trạng thái như trẻ con trong lớp học buồn chán. Và sau đó chúng ta nói về những chuyện kỳ quặc trên mạng khi gặp nhau. ‘Hôm trước cậu có thấy cái “trend” như-vầy-như-vầy không?’ Hoặc ‘Cậu có thấy anh chàng ném điện thoại xuống biển và nghĩ đó là cá không?’ — mấy câu nghe quen thuộc chết tiệt đi được. Tuy nhiên, những khoảnh khắc nói chuyện phiếm trong cuộc sống hiện đại giờ là vậy đấy.

Elizabeth Taylor và James Dean trong Giant năm 1956

Trước đây, khi hơn một nửa số người bạn quen đã xem cùng một bộ phim với bạn trong tuần đó, cuộc trò chuyện sẽ tập trung vào khoảnh khắc Humphrey Bogart bắn gã kia. Những khoảnh khắc này là phù du. Phim chỉ chiếu trong một thời gian ngắn, và sau đó chúng sẽ biến mất vĩnh viễn. Đây là thực tế trong suy nghĩ của những người không có tivi. Họ chỉ có thể mơ có ngày một bộ phim dài ba tiếng như Giant được chiếu ở nhà! Điều này tạo ra cảm giác phải xem ngay lập tức, và mọi người túm tụm xung quanh những thứ được bàn tán xôn xao này. Mọi người muốn trở thành một phần của cùng một câu chuyện, không phải do làm theo bầy đàn mà là đoàn kết cao độ.

Bây giờ, chúng ta vui vẻ đi theo hướng ngược lại và tránh xa tất cả những cái gọi là phải-xem để dành chút thời gian tĩnh lặng cho riêng mình. Một buổi tối với cái chăn êm ái dành cho người lớn của phim bộ bạn đã xem cả nghìn lần. Đơn giản là một triệu chứng của xã hội hiện đại. Chúng ta có mọi thứ chỉ bằng một nút bấm, và giải pháp thay thế tốt hơn một chút cũng là quá hời sau một ca làm việc mệt mỏi.

Thế mới thật khủng khiếp khi bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại vẫn là Avatar, một bộ phim hầu như không được giới phê bình khen ngợi nhưng đã mang đến cái gì đó mới toanh. Cái mới toanh này là khoảnh khắc phiếm bàn của điện ảnh hiện đại. Vâng, ngay cả Avatar cũng đến từ một thời đại đã qua so với xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nó đã tạo ra tiếng vang khi khiến tầng lớp vô sản cũng phải bàn luận, lôi kéo chúng ta ùn ùn đi xem.

Bây giờ, chúng ta vui vẻ đi theo hướng ngược lại và tránh xa tất cả những cái gọi là phải-xem để dành chút thời gian tĩnh lặng cho riêng mình

Thực sự đó chính là chỗ dẫn đến bi kịch phá sản của Cineworld. Trong những tháng tới đây doanh nghiệp này hoặc sẽ được bảo lãnh phá sản hoặc được mua lại, nhưng điềm gở cho điện ảnh sẽ vẫn còn. Chúa biết, chúng ta thường tôn vinh quá khứ, và chỉ cần nhìn vài tháng trước thời kỳ hoàng kim người xem phim vào năm 1946 mới biết vấn đề hóc búa đến nhường nào. Tuy nhiên, siêu năng đưa mọi người đến với nhau để tán dương ích lợi xác quyết đời sống của văn hóa là một chiến thắng của nhân loại và là sẽ luôn thật đáng tiếc khi mất đi.

Dịch: © Hải đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Far Out Magazine