Tin tức

Hollywood phương Đông: Lý do các hãng phim Mỹ hối hả tìm đối tác ở Trung Quốc

02/10/2012

Biểu tượng làm lại theo kiểu Trung Quốc của hãng DreamWorks Animation trông cứ như biểu tượng trào phúng. Điều dường như có phần mỉa mai là không có thay đổi gì ngoài việc thay bóng của chú bé bằng hình gấu trúc. Nhưng với Hollywood, đây không phải trò đùa.

Với thông báo hãng DreamWorks Animation của Steven Spielberg sẽ tiến đến Trung Quốc năm 2013 để thành lập Công ty công nghệ Điện ảnh và Truyền hình DreamWorks Phương Đông Thượng Hải, Hollywood ra hiệu rằng họ bắt đầu tiến xa hơn cái thời chỉ đơn giản đứng bên ngoài bán phim cho thị trường Trung Quốc. Một số hãng phim lớn nhất của Mỹ từng cung cấp phim cho phòng vé quốc tế, phần lớn doanh số là từ vé bán ở Trung Quốc, bằng việc thêm bớt những tình tiết và nội dung. Giờ thì nhiều hãng phim Mỹ cùng rời bỏ ý tưởng phòng vé “trong nước” bằng việc thành lập các công ty liên doanh dài hạn xuyên biên giới.

Về một số phương diện nào đó thì bước chuyển này là không thể tránh khỏi. Vì hầu như mọi ngành công nghiệp của Mỹ đã chuyển sang vai trò doanh nghiệp toàn cầu đa quốc gia, đã đến lúc ngành điện ảnh cũng tiếp bước. Tính từ thông báo hồi tháng 2 của DreamWorks, bốn công ty nữa ở Hollywood đã công khai việc phát triển liên doanh với Trung Quốc: Walt Disney và Marvel Studios sẽ cùng hãng DMG Entertainment trụ sở ớ Bắc Kinh sản xuất phim Iron Man phần tiếp theo; công ty công nghệ 3D Cameron Pace Group của James Cameron sẽ hợp tác với hai hãng Tianjn North Film Group và Tianjin Binhai Hi-Tech Development Group; hãng POW! Entertainment của huyền thoại truyện tranh Stan Lee đã ký hợp đồng sáng tạo thế hệ siêu anh hùng tiếp theo cùng National Film Capital của Bắc Kinh. Ngay cả News Corp. cũng tham gia ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Hồi tháng 5, công ty đã đồng ý góp vốn vào Bona Film Group của Bắc Kinh. Trong khi đó, hãng China Media Capital của nhà nước lại giữ vai trò chi phối với các phim truyền hình Trung Quốc của News Corp.

Mỗi một công ty Mỹ này đều đang hợp tác với ít nhất một hãng của Trung Quốc, và mỗi đối tác Trung Quốc này đều do nhà nước quản lý. Với Oriental DreamWorks, công ty mẹ tại California chỉ kiểm soát 45% cổ phần trong công ty liên doanh, trong khi ba công ty quốc doanh China Media Capital, Shanghai Media Group và Shanghai Alliance Investment sẽ kết hợp nắm giữ 55% còn lại.

Trung Quốc có cả một lịch sử dài trong việc kiểm duyệt và cấm các phim Mỹ: phim The Departed của Martin Scorsese bị cấm vì ám chỉ Bắc Kinh muốn mua phần cứng máy tính tiên tiến dùng cho quân đội, các đoạn trong phim Pirates of the Caribbean: At World’s End có mặt nam diễn viên Hồng Kông Châu Nhuận Phát đều bị cắt trong phiên bản tiếng Hoa và Brad Pitt được cho là bị cấm đến Trung Quốc do đóng phim Seven Years of Tibet.

Một số chủ đề cũng bị cấm đối với các phim Trung Quốc; tờ Hollywood Reporter hồi năm 2011 từng nhắc đến chuyện du hành vượt thời gian bị nghiêm cấm trong các phim và chương trình truyền hình Trung Quốc.

Kim lăng thập tam thoa - xuất phẩm hợp tác Mỹ-Trung thất bại trong việc thâm nhập thị trường thế giới

Không vì những dự án xuyên quốc gia như Oriental DreamWorks mà ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ teo tóp lại. Khi Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Mỹ hồi tháng 2, ông đã giúp phát triển bản đề xuất cho phép nhiều phim nước ngoài được chiếu ở các rạp Trung Quốc hơn – tăng hạn ngạch 20 phim một năm lên thêm 14 phim. Việc thâm nhập thị trường được gia tăng là tin tốt cho các hãng phim Mỹ: trong khi doanh thu phòng vé quốc tế và trong nước về cơ bản là bằng nhau vào năm 2003, thì nay lượng vé nước ngoài chiếm đến 58,4% doanh thu các phim, theo một báo cáo hồi tháng 4/2012 của công ty Information Handling Services Inc. Năm 2011, Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn thứ hai với 2 tỉ đôla doanh số, chỉ sau 2,3 tỉ đôla của Nhật.

Các công ty Mỹ không phải là những hãng duy nhất được lợi từ những thương vụ liên doanh với các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh tìm kiếm quyền lực ngầm trong kho báu vô chủ là bùng nổ có mặt trên thị trường điện ảnh quốc tế, và trước đây thì thi thoảng mới thành công (viết về chuyến thăm Hollywood của ông Tập Cận Bình, tờ báo mạng Christian Science Monitor xác định phim Kim lăng thập tam thoa (2011) của Christian Bale được Bắc Kinh ủng hộ là một thất bại rất đắt đỏ mà lại không thể thâm nhập thị trường quốc tế).

Khát vọng thành công trên trường quốc tế được Pimin Zhang, Phó cục trưởng Cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc (SARFT), khẳng định lại tại cuộc họp báo hồi tháng 8 khi thông báo việc phát triển trụ sở mới của hãng Oriental DreamWorks ở Thượng Hải. “Oriental DreamWorks là sự thăm dò việc trao đổi văn hóa nước ngoài và Trung Quốc đầy sáng tạo,” ông Zhang nói. “Giấc mơ chung của chúng tôi là tận dụng hết những nguồn văn hóa quý giá, phát triển đội ngũ sản xuất tầm cỡ thế giới, làm ra những bộ phim hoạt hình đẳng cấp thế giới, và nhờ đó góp phần trao đổi văn hóa Trung Hoa trên toàn thế giới.”

Dịch: © Minh Châu @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: Time


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi