Tin tức

Liệu Snowdrop của Jung Hae In và Jisoo có 'qua truông' phản ứng của cộng đồng mạng

11/12/2021

Snowdrop của đài JTBC chắc chắn là một trong những phim bộ truyền hình được nhắc đến nhiều nhất trong năm nay, không chỉ vì dàn diễn viên toàn sao mà còn vì những tranh cãi về “xuyên tạc lịch sử”.

Sau khi đài cáp JTBC công bố ngày lên sóng (18 tháng 12), bộ phim truyền hình dài 16 tập một lần nữa vấp phải phản ứng dữ dội trên mạng, với nhiều người khăng khăng rằng phim tôn vinh một điệp viên Bắc Triều Tiên và ngụ ý Bắc Triều Tiên có liên quan đến Cuộc nổi dậy Gwangju 1980 — điều mà tổng thống Hàn Quốc khi đó là Chun Doo Hwan đã tuyên bố để biện minh cho việc chính phủ của ông đàn áp chết người phong trào này.

Có sự tham gia của Jisoo của nhóm nhạc nữ Kpop BLACKPINK và nam diễn viên Jung Hae In, lần đầu tiên bộ phim bị cáo buộc xuyên tạc lịch sử hồi tháng 4, khi một phần tóm tắt và miêu tả nhân vật rò rỉ trên mạng. Theo nội dung tóm tắt, Snowdrop là câu chuyện tình lãng mạn giữa điệp viên Bắc Triều Tiên Im Soo Ho (Jung Hae In) và sinh viên đại học Hàn Quốc Eun Young Ro (Jisoo). Phim lấy bối cảnh năm 1987, khi Hàn Quốc dưới thời Chun Doo Hwan, lên nắm quyền sau khi tổ chức đảo chính quân sự vào năm 1979.

Snowdrop là câu chuyện tình lãng mạn giữa điệp viên Bắc Triều Tiên Im Soo Ho (Jung Hae In, phải) và sinh viên đại học Hàn Quốc Eun Young Ro (Jisoo)

Nhiều người nhướng mày trước loạt bài về việc “lãng mạn hóa” điệp viên Bắc Triều Tiên, và tuyên bố nhạy cảm về mặt chính trị của Chun Doo Hwan rằng Bắc Triều Tiên đứng sau Cuộc nổi dậy Gwangju là đúng. Theo đó, hơn 222.000 người đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi cấm bộ phim truyền hình này.

“Lịch sử thực tế cho chúng tôi biết rằng nhiều sinh viên tham gia phong trào ủng hộ dân chủ của Hàn Quốc đã bị tra tấn và bị giết, sau khi bị vu tội làm gián điệp cho Bắc Triều Tiên,” một trong số họ nhận xét. “Tạo ra một nhân vật như Soo Ho giống như một sự bóp méo khó chịu lịch sử bi thảm của chúng ta.”

Một người khác viết, “Không thể giải thích những năm 1980 mà không đề cập đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. Tại sao Snowdrop lại gièm pha phong trào lịch sử của chúng ta bằng cách giới thiệu một nhân vật gián điệp như vậy?”

Hơn 222.000 người đã ký vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi cấm bộ phim truyền hình này. Họ viết, “Không thể giải thích những năm 1980 mà không đề cập đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. Tại sao Snowdrop lại gièm pha phong trào lịch sử của chúng ta bằng cách giới thiệu một nhân vật gián điệp như vậy?”

Dự án này còn gây xôn xao vì “miêu tả tích cực” một nhân vật nam khác tên là Lee Kang Moo, một quan chức tại Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia (ANSP), cơ quan tình báo làm việc cho Chun Doo Hwan. JTBC miêu tả anh là một người “ngay thẳng”, khiến nhiều người chỉ trích đài cáp này đã “làm đẹp cho một nhân vật thuộc tổ chức chịu trách nhiệm làm tổn hại nền dân chủ của Hàn Quốc.”

Để làm dịu sự chỉ trích, JTBC đã đưa ra hai tuyên bố.

JTBC cho biết: “Soo Ho và Young Ro sẽ không lãnh đạo cũng như không tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ,” và nói thêm rằng bộ phim của họ sẽ không đề cập đến các vấn đề nhạy cảm liên quan đến các cuộc biểu tình. “Chúng tôi thực sự đang lên kế hoạch để giới thiệu một nhân vật bị chính quyền quân sự áp bức sau khi bị tố cáo là gián điệp. Và chúng tôi đã miêu tả Kang Moo là một người ngay thẳng vì anh ta sẽ quay lưng lại với tổ chức thối nát mà anh ta thuộc về.”

Các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để kết luận Snowdrop đã bóp méo lịch sử Hàn Quốc.

Lee Kang Moo, một quan chức tại Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia, do Jang Seung Jo đóng, là nhân vật nam thứ hai của bộ phim mà nhiều người chỉ trích đài cáp này đã “làm đẹp cho một nhân vật thuộc tổ chức chịu trách nhiệm làm tổn hại nền dân chủ của Hàn Quốc”

“Đây là một vấn đề nhạy cảm, nhưng hiện tại, chúng ta có quá ít thông tin để đánh giá bộ phim, thậm chí còn chưa phát sóng tập đầu tiên,” nhà phê bình phim truyền hình Yun Suk Jin, đồng thời là giáo sư Ngôn ngữ và Văn chương tại Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc, nói với Korea Times. “Hiển nhiên là các biên kịch và đạo diễn nên cẩn thận hơn và có trách nhiệm hơn khi đề cập đến một sự kiện lịch sử trong tác phẩm của họ. Nhưng quyền tự do nghệ thuật cũng phải được đảm bảo.”

Trên thực tế, nhiều người tin rằng việc hủy bỏ phim bộ truyền hình Joseon Exorcist của đài SBS đã có tác động lan tỏa đến Snowdrop. Vào tháng 3, phim bộ truyền hình lịch sử-siêu nhiên này đã bị chấm dứt sau khi mới phát sóng được hai tập, do người xem tẩy chay vì “bóp méo lịch sử với việc sử dụng món ăn Trung Quốc không cần thiết và miêu tả tiêu cực về Taejong (1367-1422), vị vua thứ ba của Joseon.”

Nhưng nhà phê bình Yun đã vạch ra ranh giới giữa Joseon ExorcistSnowdrop, nói rằng “Phim thứ nhất gây xôn xao sau khi phát sóng tập đầu tiên và mọi người nêu ra vấn đề với những cảnh cụ thể. Điều này thì hiểu được. Nhưng trong trường hợp của Snowdrop, chúng ta còn chưa xem kia mà.”

Các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để kết luận Snowdrop đã bóp méo lịch sử Hàn Quốc

Trong một diễn đàn gần đây, Jung Hyun Min, biên kịch của phim lịch sử Jeong Dojeon (2014), nói: “Các biên kịch không thể phát huy hết khả năng sáng tạo nếu họ gặp nhiều hạn chế hơn vào lúc này. Nhưng tôi tin rằng những người trong ngành công nghiệp cần cẩn trọng hơn khi tiếp xúc với các sự kiện lịch sử.”

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times